Chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề thực trạng và giải pháp

Tổng quan về phát triển nông thôn;

2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông thôn;

3. Phân loại và thu gom chất thải rắn nông thôn;

4. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông thôn;

5. Tái sử dụng, tái chế chất thải nông thôn thông thường

pdf17 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP.HCM, tháng 7/2011 CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GS.TS. Đặng Kim Chi Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Nội dung 1. Tổng quan về phát triển nông thôn; 2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông thôn; 3. Phân loại và thu gom chất thải rắn nông thôn; 4. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông thôn; 5. Tái sử dụng, tái chế chất thải nông thôn thông thường 4.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  Nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; an ninh lương thực được bảo đảm.  Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành nghề tăng lên rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân.  Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, trên 2 nghìn làng nghề; số hộ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ năm 2008 là 3,46 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.  Nông thôn Việt Nam vẫn còn hạn chế: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao. 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN a. CHẤT THẢI SINH HOẠT  Mỗi năm khu vực nông thôn thải ra khoảng 6,35 triệu tấn rác sinh hoạt, tương đương trung bình mỗi người tạo ra 0,3 kg/người/ngày.  Vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Cửu Long có lượng rác phát sinh lớn nhất. 23% 15% 25% 6% 9% 22% Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng Bằng sông Cửu Long Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các vùng nông thôn Việt Nam năm 2007 b. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ CHĂN NUÔI  Bao bì hóa chất BVTV, phân bón: tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không có kiểm soát ► phát sinh chất thải vô cơ có tính nguy hại như chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phun hóa chất  Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm ► Lượng bao bì thải ra môi trường khoảng 240.000 tấn/năm bao bì các loại. 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN b. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ CHĂN NUÔI  Phụ phẩm nông nghiệp (Rơm, rạ, trấu...): Với khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn/năm.  Tại các vùng đồng bằng, lượng chất thải nông nghiệp từ trồng trọt lớn, thành phần chất thải rất khác so với những vùng trung du miền núi.  Tại ĐBSCL, sản xuất lúa thải ra khoảng 17,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải, 0,70 triệu tấn trấu/năm. Trong trồng mía, ngọn lá mía phế thải khoảng 2,47triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm. Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN  Chất thải rắn chăn nuôi: tổng khối lượng chất thải tương đối ổn định do số lượng các loài vật nuôi ít biến động.  Khoảng 40 – 70% chất thải rắn được xử lý, số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch... TT Loài vật nuôi Tổng số đầu con (triệu con) Chất thải rắn bình quân kg/con/ngày) Tổng chất thải rắn/năm (triệu tấn) 2007 2008 2007 2008 1 Bò 6,72 6,33 10 24,528 23,13 2 Trâu 2,99 2,89 15 16,370 15,86 3 Lợn 26,56 26,7 2 19,389 19,49 4 Gia cầm 226,02 247,32 0,2 16,500 18,05 5 Dê 1,77 1,34 1,5 0,969 0,73 6 Cừu - 0,08 1,5 - 0,04 6 Ngựa 0,1 0,12 4 0,146 0,17 7 Hươu,nai 0,03 0,04 2,5 0,024 0,03 8 Chó - 8,07 1 - 2,95 Tổng cộng 77,926 80,45 b. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ CHĂN NUÔI 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN c. CHẤT THẢI RẮN LÀNG NGHỀ  Làng nghề phân bố ở 58 tỉnh thành, tập trung ở khu vực ĐBSH (Hà Tây cũ, Thái Bình, Bắc Ninh) với tổng số 472 làng nghề các loại.  Các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%).  CTR làng nghề gồm nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh, mang đặc tính của loại hình sản xuất.  CTR làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, gồm thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại. 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN  Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: chủ yếu từ nông sản sau khi thu hoạch, bị loại bỏ trong quá trình chế biến. phế phụ phẩm bị ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã dong, đao, bã đậu; xỉ than, phân gia súc trong chăn nuôi.  Nhóm làng nghề tái chế phế liệu: gồm 2 loại chính: các phế liệu không thể tái chế và các chất thải phát sinh trong quá trình tái chế.  từ ngành tái chế giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinh ghim, nilon, giấy phế liệu.  từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế liệu không đủ tiêu chuẩn tái chế, các tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, nilon, bùn cặn), tro xỉ than.  Từ các làng nghề sản xuất và tái chế kim loại như: các tạp chất phi kim loại (nilon, nhưa, cao su...) bị loại bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ than từ lò nấu.  Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: phát sinh các CTR như gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải, hộp đựng các dung môi (hộp đựng sơn, hộp đựng vecni). Tuy nhiên, lượng thải không lớn, khoảng 20-30 kg/cơ sở/tháng.  Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: Vấn đề nổi cộm là nước thải, CTR chưa trở nên bức xúc. CTR gồm xỉ than từ lò hơi, vỏ chai lọ, thùng đựng hóa chất tẩy, hóa chất chất nhuộm, các loại xơ vải, vải vụn  Nhóm làng nghề khác: (thuộc da, sản xuất chổi lông gà, sản xuất VLXD, gốm sứ, chỉ sơ dừa) phát sinh: da thừa, hồ keo, lông gà, lông vịt, các mảnh gốm sứ vỡ, chai lọ đựng chất làm nền, hoa văn, chỉ sơ dừa, mụn sơ dừa (điển hình như tại Bến Tre). c. CHẤT THẢI RẮN LÀNG NGHỀ 4.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR NÔNG THÔN 4.3. PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CTR NÔNG THÔN a. CTR SINH HOẠT  Khoảng 30 % rác thải sinh hoạt nông thôn được thu gom, việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến, chuyên chở về những nơi tập trung rác.  Nhiều xã không quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không có người và phương tiện chuyên chở rác ► Hộ gia đình phải tự xử lý rác thải ►Xuất hiện bãi rác tự phát.  Đối với các huyện, xã có quy hoạch bãi rác: các hộ chưa có ý thức đổ rác theo quy định. Chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý rác, chủ yếu để phân huỷ tự nhiên. b. CTR TỪ SX NÔNG NGHIỆP, CHĂN NUÔI  Bao bì hóa chất BVTV, phân bón hóa học: việc phân loại, thu gom gặp nhiều khó khăn. Chưa có mô hình phù hợp với đặc thù sản xuất nhỏ, phân tán như ở Việt Nam. Chỉ có 38,28% dân địa phương được trang bị thùng chứa bao bì thuốc BVTV.  Phụ phẩm nông nghiệp: (Rơm rạ, trấu...) phần lớn được đốt ngay tại ruộng, phổ biến ở các vùng Bắc Bộ (Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình), ĐBSCL. Hoặc được xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ...  Chất thải rắn chăn nuôi: khoảng 19% chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Thực trạng xây dựng và lắp đặt các thùng chứa bao bì thuốc BVTV ở các địa phương trên địa bàn Hà Nội 4.3. PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CTR NÔNG THÔN c. CTR LÀNG NGHỀ  Hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để.  Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan.  Công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết yêu cầu. 4.3. PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CTR NÔNG THÔN 4.4. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CTR NÔNG THÔN  Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên: chỉ có 12 tỉnh/TP có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật; hầu hết là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên.  Chất thải rắn nông nghiệp, chăn nuôi: các địa phương đều chưa có công nghệ xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thường đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cư.  Phụ phẩm nông nghiệp (Rơm, rạ, trấu...) chủ yếu là đốt bỏ rồi dùng tro bón ruộng ► gây lãng phí, gây ô nhiễm môi trường do khói bụi và các nguy cơ cháy nổ.  Chất thải rắn chăn nuôi: chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas. Sau đó, phân được bón cho cây trồng hoặc dùng làm thức ăn cho cá.  Trên cả nước có khoảng 150.000 công trình khí sinh học đã được xây dựng  Chất thải rắn làng nghề: hầu hết chưa được xử lý triệt để, thành phần có nhiều chất nguy hại ► cần phân loại để CTR thông thường được xử lý cùng rác thải sinh hoạt, CTNH được thuê xử lý. Tỷ lệ xử lý chất thải rắn chăn nuôi 4.4. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CTR NÔNG THÔN 4.5. TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CTR NÔNG THÔN THÔNG THƯỜNG  a. Phân compost (phân hữu cơ):  Chưa được áp dụng phổ biến tại khu vực nông thôn.  Được thực hiện ở các nhà máy quản lý CTR quy mô lớn, gần các đô thị, để cung cấp nguyên liệu là các loại chất thải hữu cơ.  Chưa có nhà máy nào được xây dựng để phục vụ xử lý rác thải nông thôn.  b.Khí sinh học (Biogas):  Phát triển ở quy mô nhỏ, do công nghệ còn chưa ổn định, giá thành cao.  Toàn quốc có khoảng 100.000 công trình biogas các loại được xây dựng để xử lý chất thải chăn nuôi ► cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường và sinh kế cho người dân  C. Phục vụ chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản:  Nuôi giun quế làm thức ăn nuôi trồng thủy sản.  Làm thức ăn nuôi trồng thủy sản: phân gà ủ với chế phẩm men sinh học để thay thế một phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.  D. Sản xuất nhiên liệu:  Sản xuất nhiên liệu từ trấu: than trấu, củi trấu là lựa chọn tối ưu để thay thế nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt ở nước SX nông nghiệp như Việt Nam.  Làm nguyên liệu sản xuất than tổ ong: thành phần có 60% chất thải hữu cơ từ làng nghề và 40% than cám thông thường. Than hữu cơ đã cháy hết có thể tái tạo sử dụng làm phân bón. 4.5. TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CTR NÔNG THÔN THÔNG THƯỜNG TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_thai_ran_nong_thon_7416.pdf