Chất hữu cơ trong đất và phân bón hữu cơ - Bài 1: Chất hữu cơ trong đất

I Chất hữu cơ trong đất

 Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc đất do thực vật và động vật chứa chủ yếu là C, H, O. Chất hữu cơ phân hóa dưới tác dụng của vi sinh vật đất, dần dần biến thành mùn.

1.1 Thành phần các chất hữu cơ trong đất

Chất hữu cơ có 3 thành phần chính

Hydrate carbon

Các chất này dưới tác dụng của vi sinh vật trong đất phân hủy thành những chất đơn giản hơn để cuối cùng cho ra H2O, CO2, CH4, . . .

 Hợp chất lignin

 Khi cây bắt đầu sinh trưởng, màng tế bào làm bằng cellulose, hemicellulose. Khi cây lớn, màng tế bào hình thành chất lignin làm cho cây cứng chắc hơn, rất khó bị phân hóa.

 Hợp chất chứa N

 Các vi sinh vật, các amino acid, các hợp chất protein từ thực vật và động vật phân hủy.

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chất hữu cơ trong đất và phân bón hữu cơ - Bài 1: Chất hữu cơ trong đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng dinh dưỡng: 3,65 % N – 0,49 % P2O5 – 2,03 % K2O 4.1.2 Cây Cúc đắng = Quì dại = Sơn quì = Hướng dương Tithonia diversifolia (họ cúc – Asteracea) Cây bụi cao 1 – 2m, thân và lá có lông sát, tùy loại lá có 3 hay 5 thùy, bìa lá có răng nằm, hoa đầu ở ngọn, lá hoa 2 hàng lá hoa màu vàng tươi. Cúc đắng mọc được trên nhiều loại đất khác nhau, nhất là trên vùng đất đỏ bazalt vùng Bảo lộc – Lâm đồng. Cúc đắng có thể sống được trên đất chua nhưng phát triển chậm hơn, có khả năng chịu mặn, đất có một lớp muối trên mặt nó vẫn phát triển được. Cúc đắng chịu hạn khá nhưng chịu úng kém, trên đất ngập 2 – 3 ngày cây rụng lá do thối rễ và chết. Cúc đắng phát triển tốt vào mùa mưa, cuối mùa mưa cây ra hoa, kết trái và tàn lụi, lá vàng, rụng dần. Cúc đắng dễ trồng, trồng bằng hạt hay dâm cành ở T0 > 200C có đủ ẩm phát triển tốt thu 13 – 15 tấn / ha. Cúc đắng khi tỉa ngọn sẽ cho nhiều cành, khả năng tái sinh mạnh, sau 1 – 1,5 tháng có thể cắt lứa chất xanh khác. Với cây mới trồng sau 4 – 5 tháng có thể cắt lứa chất xanh đầu tiên. Cúc đắng có tác dụng phủ đất cải tạo đất tốt. Hàm lượng dinh dưỡng :2,9 %N - 2,3 % P2O5 - 3,2 % K2O 4.1.3 Cây Lá hen = Bong bòng = Tì bà diệp = Bòng tím = Calotropis procera Br và Calotropis gigentea Br (họ thiên lý - Asclepiadaceae) Cây bụi cao 2 – 3m, lá có nhiều lông và mịn như gòn trắng, cuống ngắn, đáy hình tim. Hoa chùm tụ tán màu trắng, trục nhụy đực màu tim tím, hột dẹp, ít. Cây lá hen mọc hoang dại trên đất cát ven biển, sống quanh năm, phát triển mạng vào mùa mưa từ tháng 5 – tháng 9, chịu hạn nhưng phát triển tốt ở nơi có lượng mưa cao. Cây lá hen không đòi hỏi đất nghiêm khắc, chịu chua, chịu mặn khá, cần nhiều ánh sáng. Cây lá hen trồng bằng cành, khi mới trồng cần bón lót phân chuồng và sau mỗi lần thu chất xanh phải bón thúc phân P, K. Cây cao 20 – 30cm có thể cắt làm phân xanh, sau 2 – 3 tháng có thể thu lần II. Năng suất chất xanh 10 – 15 tấn/ ha. Hàm lượng dinh dưỡng: 2,6 % N – 0,86 % P2O5 - 1,7 % K2O Cây Keo dậu = Bình linh = Keo ta = Leucaena glauca Benth (họ Mimosaceae) Keo dậu vừa là cây bụi cao 5m – 7m vừa là cây gỗ cao 10 –15m. Lá kép lông chim 2 lần, có 4 –8 cặp lá kép cấp I, có tuyến phồng lên ở cuống lá, có 12 – 18 cặp lá kép cấp II, có lông ở bìa lá. Hoa hình đầu trạng, tròn, trắng, cuống dài 4 –6 cm ở nách lá. Ra hoa kết trái quanh năm nhưng hoa nở rộ vào tháng 9, 10. Keo dậu rất dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, có khả năng chịu khô hạn, có sức tái sinh mạnh, phát triển nhanh ít bị sâu bệnh phá hoại, nốt sần to, cố định được nhiều N. Keo dậu thân gỗ thường được trồng làm đai chắn gió, làm hàng rào, trên vùng đồi núi trồng theo đường đồng mức chống xói mòn rửa trôi, cải tạo đất, ngoài ra vì hàm lượng dinh dưỡng khá cao keo dậu còn dùng làm thức ăn gia súc. Năng suất chất xanh = 20 – 25 tấn / vụ. Hàm lượng dinh dưỡng: 5,3 % N – 0,1 % P2O5- 8,3 % K2O 4.2 Cây phân xanh gieo trồng Đa số cây phân xanh gieo trồng thuộc họ đậu – Papilionaceae 4.2.1 Cây điền thanh Có 4 giống hiện nay được chọn làm phân xanh Điền thanh thân tía – Sesbania aegyptica cao từ 2 –3 m Điền thanh hoa vàng – Sesbania cannabina cao từ 1 – 1,5 m Điền thanh Ấn độ – Sesbania rostrata cao từ 2 – 3 m Điền thanh hạt tròn – Sesbaniapaludosa cao từ 3 – 4 m Điền thanh là cây hàng năm, lá kép lông chim chẵn, lá chét hình thuôn hẹp dài 12 – 15 mm, rộng 2 – 4 mm. Hoa tự ở nách lá dài 4 – 10 cm mang 2 – 10 hoa; quả thẳng, dài 15 – 20 cm, rộng 5 mm; hạt hình trụ hay tròn màu xanh đen. Rễ điền thanh ăn rất sâu và lan rộng nhất là đất bùn sâu, nốt sần nhiều và to; khi bị ngập nước rễ và nốt sần phát triển thành 1 lớp bấc trắng xốp. Điền thanh gieo tháng 2, 3, nếu đất ẩm sền sệt thì trong vòng 1 tuần cây sẽ phát triển. Hạt gieo xong nếu bị ngập nước không chịu đựng quá 3 ngày, nhưng khi cây cao quá 20 cm thì chịu đựng ngập úng. Điền thanh dễ trồng có thể nhân giống bằng cách dâm cành, thích nghi được trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp nhất là đất phù sa nhẹ, không chua; chịu hạn chịu úng, chịu chua mặn nhưng chịu rét kém; thích hợp với phân P và phân chuồng. Đặc biệt điền thanh Ấn độ, trên thân, cành và rễ có sự cộng sinh mạnh nên phát triển khá tốt trong điều kiện dinh dưỡng thấp. Điền thanh có tác dụng cải tạo đất, đặc biệt ở đất mặn ven biển nếu có trồng điền thanh sẽ giảm lượng muối trong đất. Điền thanh có thể trồng thuần nơi ruộng hoang hay trồng xen, gối vụ, trồng trên mô đất xen vào ruộng lúa, đến khi thu hoạch lúa thì cày vùi. Điền thanh khi trồng để lấy hạt giống thường bị sâu đục quả, cần có biện pháp phòng trừ. Năng suất chất xanh : ĐT hoa vàng, ĐT thân tía, ĐT hạt tròn đạt 10 –15 tấn / vụ. ĐT Ấn độ đạt 20 – 25 tấn / vụ. Hàm lượng dinh dưỡng: 2,6 %N – 0,27 % P2O5 - 1,7 % K2O 4.2.2 Cây đậu mèo = Mucuna cochinchinensis (họ đậu Papilionaceae) Cây có nguồn gốc từ Châu Phi. Khả năng sinh trưởng trong mùa khô kém, thời gian đầu sau khi gieo tốc độ sinh trưởng rất mạnh, độ che phủ nhanh có thể lấn át cỏ dại, năng suất chất xanh rất cao. Không có khả năng tái sinh vô tính, thân bò lan rộng, rễ trên thân chính là chủ yếu, cây phủ đất tốt và thân lá có thể làm thức ăn gia súc. Lá kép có 3 lá chét, lá rất lớn, mặt dưới có phủ một lớp lông mỏng, thường bị sâu rầy phá hoại nhiều. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, có màu tím hoa cà, vào giữa tháng 10 hoa nở rộ và có trái non, mỗi chùm có trung bình hơn 10 hoa, khả năng đậu trái cao 80%, năng suất hạt trung bình 200 kg/ha. Quả giáp, hình mác, đầu nhọn tự khai khi chín, có từ 4 – 6 hạt/ quả. Cộng sinh với vi khuẩn nốt sần, nốt sần ít nhưng rất to, có màu trắng phấn, có dạng hình sao nhiều gốc cạnh. Hàm lượng dinh dưỡng : 2,82 % N – 0,23 % P2O5 – 1,36 % K2O 4.2.3 Cỏ Kudzu – Puelaria phaseoloides (họ đậu Papilionaceae) Cây có nguồn gốc ở Malaysia, hiện đang trồng các nước Châu Á, Phi và Mỹ, thích nghi với khí hậu từ ẩm đến khô, có lượng mưa hàng năm từ 635 – 2000 mm, mọc mạnh ở nhiệt độ trung bình 210C . Loại cây thân leo hoặc bò trên mặt đất, thân có nhánh, có rất nhiều rễ phụ, trên thân có lông vàng mọc ngược ở dây, cây cỏ Kudzu là cây lưu niên có khả năng tái sinh mạnh. Lá có 3 lá chét, to, dầy, chịu hạn tốt, có đầy đủ đặc tính của cây ưa sáng. Hoa có màu tím, hoa mọc thành chùm ở nách lá,trung bình một chùm có hơn 7 trái. Trái hình trụ hơi dẹp, cho năng suất hạt từ 80 – 200 kg / ha. Rễ phụ bám đầy trên mặt đất, nốt sần có thể tạo ra ở rễ chính và rễ phụ rất nhiều. Hàm lượng dinh dưỡng: 3,3 % N – 0, 25 % P2O5 – 1,42 % K2O 4.2.4 Cây Đồ sơn = Điền ma mỹ Aeschynomene americana (họ đậu Papilionaceae) Cây bụi cao 1 - 1,5 m. Thân cành có lông đứng. Lá kép lông chim chẵn, dài 4 – 5cm, mang 22 – 25 cặp lá chét dài 8 – 9 mm, mỗi lá chét mang 3 – 5 gân từ đáy lá. Chùm bông ở nách lá mang 5 – 7 lá mà hồng. Trái cong không lông dài 2 – 3cm có khuyết ăn sâu vào giữa các hạt. Đồ sơn là cây vùng nhiệt đới, ưa ánh sáng, sinh trưởng mạnh trên đất tốt; đất nghèo thiếu nước phát triển chậm; thích hợp trên đất cát pha, thoát nước, có mùn. Đồ sơn sau khi trồng 15 ngày chịu đựng được ngập úng, rễ ăn sâu vào đất, có thể chống hạn, rễ có nhiều nốt sần. Đồ sơn phát triển tốt vào mùa mưa, sang mùa nắng cây bắt đầu ra hoa kết trái sau đó tàn lụi. Năng suất chất xanh: 8 -10 tấn /vụ Hàm lượng dinh dưỡng: 3,1 % N – 0,82 % P2O5 - 0,5 % K2O 4.2.5 Cây Cốt khí = Đoãn kiếm Có 2 giống được chọn làm cây phân xanh: Cốt khí cao = Đoãn kiếm trắng = Tephrosia candida. Cốt khí lùn = Đoãn kiếm đỏ = Tephrosia purpurea. Cốt khí có rễ ăn rất sâu từ 1 – 1,5m, cành có cạnh, nhiều lông màu nâu; lá kép lông chim lẻ; hoa màu trắng và đỏ. Cốt khí là cây chịu hạn khá cao, cho nhiều chất xanh; có giá trị dinh dưỡng khá, có rễ ăn khá sâu. Cốt khí là cây có giá trị lớn trong việc giữ đất, giữ màu, chống xói mòn, cải tạo bảo vệ đất đồi núi. Cốt khí có thể phát triển tốt trên đất chua pH = 4,0 – 4,5 cây vẫn phát triển tốt. Năng suất chất xanh: 8 – 10 tấn/ha Hàm lượng dinh dưỡng: 3,3 % N – 0,24 % P2O5- 0,87 % K2O 4.2.6 Cây Đậu kiếm ( Đậu rựa) - Canavalia gladiata Cây cao 0,5 – 1,0m, lá kép có 3 lá chét hình trứng, phiến lá không thẳng, dài 5 – 8 cm, rộng 4 – 6 cm màu xanh đậm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 20 – 30 cm có bông to màu trắng. Trái to dài 15 – 25cm, rộng 2 – 3cm, hạt màu trắng dài 1 – 1,5cm, rộng 0,8 – 1cm. Đậu kiếm thích nghi rộng với các loại đất từ rộng tới nhẹ, nhưng tốt nhất là sét pha hay cát pha, chịu úng thủy và chịu mặn kém. Trong hạt đậu kiếm có chất concanavalin A làm kết tủa một số virus và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua ruột non; có thể hủy tác dụng độc bằng rang hay sấy 15 phút sau đó xay nhuyễn cho gia súc ăn. Năng suất chất xanh: 7 – 8 tấn /ha Hàm lượng dinh dưỡng: 2,8 % N – 0,82 % P2O5- 1,05 % K2O 4.2.7 Cây đậu Nho nhe – Phaseolus calcaratus Cây hàng năm, thân thảo, dây leo. Lá kép có 3 lá chét mỏng mềm có nhiều lông. Chùm hoa ở nách lá màu vàng xếp thành 2 hàng rất sát. Quả hình trụ cong, hình kiếm dài 6 – 8cm, rộng 5 – 6mm, hạt hình trụ. Đậu nho nhe có một hệ thống rễ khá phát triển, hệ rễ có 1 rễ cái đâm thẳng xuống đất và nhiều rễ phụ ăn ngang là là mặt đất, mang nhiều nốt sần. Đậu nho nhe vừa bò lan vừa leo, phát triển nhanh có khả năng tái sinh mạnh, không kén đất ưa đất nhẹ tơi xốp, có khả năng chịu khô hạn, chịu úng kém. Đậu nho nhe phát triển mạnh từ tháng 3 đến tháng 6, sau trồng 3 tháng thu lứa đầu tiên, năng suất chất xanh 40 – 45 tấn /ha, sau 45 – 50 ngày thu lứa khác. Hàm lượng dinh dưỡng: 3,7 %N – 0,85 % P2O5 - 2,9 % K2O 4.2.8 Cây Muồng còn gọi là lục lạc hay sục sạc Muồng lá tròn – Crotalaria striata. cao 1,0 – 1,5 m Muồng lá dài – Crotalaria usaramoensis. cao 1,0 – 1,5 m Muồng sợi – Crotalaria juncea cao 0,5 – 2,0 m Muồng là cây bụi cao, lá có 3 lá chét hình trứng hay hình thuôn dài (Muồng sợi có lá đơn). Hoa màu vàng có những vạch đỏ. Quả hình trụ, hơi cong về phía lõm. Hạt hình thận màu vàng da cam. Cây phân nhiều cành, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu và lan rộng làm đất tơi xốp. Muồng có khả năng chịu được đất sâu, bạc màu, chua, ưa đất nhẹ tơi xốp, thoát nước, không chịu được úng. Muồng sinh trưởng nhanh, sau khi gieo 3 – 4 tháng có thể cắt chất xanh. 4.2.9 Stylo ( cỏ Tiga = mục túc Brazin) Stylosanthes gracilis Cỏ Stylo thân thảo, ngắn, có từ 400 – 500 nhánh / cây; nhiều nhánh cấp 1, 2, 3 bò lan mặt đất tạo thành thảm dày từ 1,0 – 1,5m; rộng có thể đến 3m. Các nhánh tiếp xúc với đất có rễ bám chặt. Thân, nhánh phủ lông trắng, cứng. Lá có 3 lá chét gần bằng nhau, thon mũi mác. Hoa màu vàng xếp chặt nhau. Trái nhỏ, hạt màu vàng đất. Bộ rễ phát triển rộng và ăn sâu trong đất đến 70cm mang nhiều rễ phụ nên có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Cỏ Stylo sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, chịu hạn tốt, ưa ánh sáng, không chịu được bóng râm, có khả năng phát triển trên đất chua pH = 4,5, trên đất ít chua có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhyzobium, năng suất chất xanh 9– 10 tấn/ha (2 – 3 lứa/ năm). Hàm lượng dinh dưỡng: 2,5%N – 0,23 % P2O5 - 1,9 %K2O 4.2.10 Đậu Lông - Calopogonium mucunoides - Calo M - Calopogonium caeruleum – Calo C Đậu lông có thân bò, một năm có thể mọc dài 3m. Rễ phụ xuất hiện trên thân khi đốt thân chạm đất. Lá có 3 lá chét tròn, nhiều lông nâu ở 2 mặt. Chùm lông ở nách lá, bông màu tím. Cuống chùm bằng 2 chiều dài trái. Trái nhỏ, thẳng, dẹp, có lông, rễ mang nhiều nốt sần. Đậu lông ưa ẩm, ưa đất có mùn, chịu được bóng râm, không chịu hạn, dùng làm cây phủ đất, sau khi mọc 3, 4 tháng cây phủ thành một thảm dày dây lá. Mùa khô thiếu nước cây tàn lụi và để lại 1 lớp lá dày, hạn chế việc bốc thoát hơi nước vào mùa khô, giữ được nước cho cây trồng chính. Tùy sự ẩm ướt của nơi trồng, đậu lông có thể sinh trưởng mạnh hay yếu, có thể thu hoạch sau 3,5 tháng gieo trồng đạt 15 – 20 tấn/ha và tiếp tục cắt sau 1,5 – 2,0 tháng , sau đó để ra bông và thu hạt. Năng suất chất xanh 120 tấn/ha/năm. Hàm lượng dinh dưỡng: 2,7 % N – 0,46 % P2O5 - 1,6 % K2O 4.2.11 Đậu ma (đậu bướm) Centrocema pubescens Đậu bướm là loại dây leo sống lâu năm bò lan trên mặt đất, không có lông. Bò đến đâu thì đâm rễ phụ và bám đất ở đó. Lá có 3 lá chét hình thuôn dài, màu xanh đậm. Chùm hoa ở nách lá mang ít bông màu tím. Trái dài có gân nổi ở hai bên bìa ; rễ có nhiều nốt sần. Đậu bướm còn mang nhiều tính chất hoang dại nên có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất nặng đến đất nhẹ, đất nghèo dinh dưỡng, chịu được đất khô, ẩm; có khả năng đề kháng với sâu bệnh; chống được cạnh tranh của cỏ dại. Năng suất chất xanh 20 – 60 tấn/ha. Hàm lượng dinh dưỡng: 3,7 %N – 0,98 % P2O5 - 0,75 % K2O 4.2.12 Cây chàm bò – Indigofera endecaphylla Cây cỏ cao khoảng 1 m, nhánh có lông, lá kép lông chim lẻ, mọc đối, có lông, hoa màu hồng, gié hoa ngắn 1 – 2 cm, trái cong có 6 – 8 hạt vuông, ra hoa vào tháng 8, 9 và kết trái vào tháng 10, 11. Chàm bò mọc nhiều ở vùng đồng bằng, vùng đồi núi, chịu hạn tốt. Năng suất chất xanh: 10 – 15 tấn / ha. Hàm lượng dinh dưỡng: 3,1 % N – 0,3 % P2O5 - 10,45 % K2O 4.2.13 Trinh nữ không gai- Mimosa invisa var inermis – Họ Trinh nữ – Mimosaceae. Trinh nữ là cây bụi thấp, phân nhiều cành, cành không gai, mang nhiều lông mềm. Lá kép 2 lần, lá kép cấp II là lá kép lông chim chẵn có từ 10 – 25 cặp. Hoa tự hình đầu trạng, cuống ngắn, hoa màu tím cà. Quả thẳng, có 2 – 4 đốt, nhiều lông mềm. Hạt hình trái xoan nhỏ. Tring nữ sống nhiều năm, chịu hạn, phát triển nhanh, dày, phủ đất tốt vùng đồi núi; ra hoa vào tháng 8, 9. Trinh nữ thụ phấn chéo và tự thụ nên dễ chuyển thành có gai (hóa gỗ sớm). Trinh nữ không gai phát triển tốt trên đất đồi, trung du, miền núi, thời kỳ đầu cây mọc chậm nhưng đến khi lớn, gặp mưa phát triển rất nhanh, nếu đất bị ngập nước sẽ vàng lụi, rụng lá. Trinh nữ có tác dụng phủ đất chống xói mòn lấn át cỏ dại, làm phân xanh rất tốt. Sau khi gieo 3 tháng có thể thu chất xanh đợt I với năng suất 15 – 20 tấn/ha. Hàm lượng dinh dưỡng: 2,8 % N – 0,32 % P2O5 - 1,3 % K2O 4.2.14 Cây Đậu triều – Đậu săng – Cajanus indicus - Họ Papilionaceae Cây cao 2 – 3m, có lông mịn, lá kép có 3 lá chét nhọn, lông mịn, mặt dưới lá xanh nhạt hơn. Ra hoa vào tháng 10, 11. Chùm hoa ở nách lá có cọng dài 2 – 3cm, mang 5 – 7 hoa màu vàng có rãnh lõm vào giữa các hạt; trái có từ 5 – 7 hạt màu vàng cam, có thể dùng làm thức ăn gia súc. Đậu triều ưa đất tơi xốp, khô ráo dễ thoát nước, chịu khô hạn. Đậu triều sinh trưởng tốt với mật độ 2500 cây/ ha, sau 6 tháng phủ kín đất. Hàm lượng dinh dưỡng: 4,7 % N – 0,45 % P2O5 - 0,88 % K2O 4.3 Cây phân xanh sống nổi trên mặt nước 4.3.1 Bèo hoa dâu – Azolla pinnata – Họ Bèo Azollaceae Vị trí của bèo hoa dâu trong sản xuất nông nghiệp Bèo hoa dâu là cây phân xanh sống nổi trên mặt nước có tác dụng: - Cung cấp một khối lượng phân lớn trong thời gian ngắn 2 – 2,5 kg N/ha/ngày. - Điều hòa nhiệt độ trong ruộng lúa có thả bèo. - Giảm cỏ dại. - Cày vùi, bèo mau phân hủy, cung cấp 1 lượng lớn chất hữu cơ, làm đất tơi xốp, dễ cày bừa. - Dùng làm thức ăn gia súc vì dinh dưỡng cao: . N protein thô 13,15 %; Glucid 45,10 %; Lipid thô 2,04 % Đặc điểm thực vật học của bèo hoa dâu - Cành lá bèo hoa dâu phân bố đều trên mặt phẳng, hình tam giác gọi là khuôn bèo. Lá bèo có 2 thùy: thùy lưng chứa diệp lục tố màu xanh và thùy bụng màu trắng hay phớt hồng, không chứa diệp lục tố, tiếp xúc với mặt nước. - Rễ bèo sinh ra từ điểm phân nhanh của thân gồm: . Rễ kim là rễ non mới hình thành, màu trắng, có bao rễ bao bọc mô phân sinh ở đầu rễ. . Rễ bún là rễ trưởng thành, rụng bao rễ, màu trắng có nhiều lông hút. . Rễ già là rễ với lông hút rụng dần, chuyển từ trắng sang nâu. Sinh sản Bèo hoa dâu sinh sản theo 2 cách: Hữu tính: Tháng 11,12 thường là thời kỳ sinh sản hữu tính của bèo hoa dâu, mặt dưới lá xuất hiện các chùm quả, mỗi quả có 2 bào quả màu phớt hồng hay trắng xanh, trong bào quả trung bình có 70 – 80 bào nang, trong mỗi bào nang có 6 – 8 bào tử. Khi bào quả rụng ra khỏi bèo thì nổi trên mặt nước 5 – 7 ngày, vỏ thối thì bào quả chìm và tung bào nang ra lại nổi trên mặt nước, vỡ ra và tung bào tử 0+ và 0ära, chúng sẽ kết hợp thành cây bèo hoa dâu con. Vô tính (từ cành gãy): Khi bèo đầy khuôn cành con gãy lìa cành mẹ, thành cây bèo hoa dâu mới. Đặc điểm dinh dưỡng của bèo hoa dâu: Trong 3 nguyên tố N, P, K đối với bèo hoa dâu, thì P, K có tác dụng rõ nhất, thiếu N bèo phát triển bình thường, thiếu P, thiếu K bèo phát triển kém hẳn. Bèo hoa dâu phát triển không cần N vì dưới cánh bèo có tảo lam Azolla anabeana cộng sinh có khả năng sử dụng N của khí trời. Bèo hoa dâu sinh trưởng tốt trong điều kiện: pH = 5,5 – 6,5 Độ mặn < 1g / l. T0 =18 -220C. Ẩm độ = 95 – 97 % - Phân bón cho bèo hoa dâu: 1 – 2 tấn phân chuồng 100 – 200 kg super P 100 – 200 kg KCl 300 – 500 kg vôi nếu đất chua. - Phòng trừ sâu hại bèo: Vào các tháng 4, 5, 8, 9 dễ bị sâu phá hại: - Sâu chỉ hồng = Bọ trĩ đào 4 Tác dụng của phân xanh trong sản xuất nông nghiệp Tác dụng cải tạo đất: Nâng cao hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất: Nhờ có lớp che phủ mặt đất, giảm cường độ ánh sáng trực tiếp nên quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ kìm hãm, chất hữu cơ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ. Thâm canh tốt cây phân xanh sẽ cung cấp một khối lượng chất xanh khá lớn. Quá trình vùi phân xanh, tăng chất hữu cơ, cung cấp một lượng lớn N, P, K, cải thiện thành phần hóa học của đất. Tác dụng tích lũy dinh dưỡng của cây phân xanh: đa số cây phân xanh họ đậu có sự cộng sinh giữa vi khuẩn Rhyzobium nên có khả năng sử dụng N của khí trời (1/3 sử dụng N trong đất, 2/3 nhờ cố định N trong không khí). Vì vậy khi cung cấp đầy đủ P, K cây sẽ phát triển mạnh, tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng cộng sinh nên cây phân xanh là cây có khả năng biến P thành N. Bón phân xanh làm tăng chất hữu cơ trong đất, qua tác động của vi sinh vật sẽ phân giải chất hữu cơ thành chất mùn, cung cấp acid humic kết dính các hạt đất lại làm cho đất có cấu tượng tốt hơn. Ngoài ra, khi trồng cây phân xanh, nhờ có bộ rễ ăn sâu trong đất, sau khi thu hoạch chất xanh, chất hữu cơ trong rễ sẽ bị phân giải thành 1 hệ thống mao quản trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước, dẫn chất dinh dưỡng ở dưới lớp đất sâu làm thức ăn cho cây. - Che phủ đất, giữ nhiệt độ, ẩm độ và diệt cỏ dại, chống xói mòn: Đối với vùng đồi núi trồng cây công nghiệp, đất đai phần lớn trên đồi dốc, trước đây có rừng cây bao phủ, sau khi khai hoang, rừng cây thiên nhiên bị chặt nên cân bằng sinh thái trong thiên nhiên bị phá vỡ, đất bị phơi ra nắng mưa, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, chất hữu cơ trong đất bị phân giải nhanh, cây trồng chưa tận dụng hết chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi. Ở những vùng này cần có kế hoạch trồng phân xanh vì cây phân xanh có sức sống mạnh, chịu hạn, chịu chua, sinh trưởng được trên đất xấu, có nhiều cành lá, bò lan phủ đất, tránh được rửa trôi và bốc nước, chống được cỏ dại. - Che bóng và chắn gió cho cây trồng chính: gieo loại phân xanh thân đứng thành hàng hay rải rác trong cây lâu năm có tác dụng chắn gió và tạo môi trường mát thích hợp. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: Bất cứ vùng nào,đồi núi trung du, đồng bằng, ven biển, vùng khô hay ngập nước đều có những loại phân xanh thích hợp sinh trưởng, phát triển quanh năm và có hàm lượng dinh dưỡng cao đều có thể dùng làm thức ăn gia súc. 4.1 Những tồn tại trong việc sử dụng phân xanh - Nông dân chưa nhận thức đầy đủ tác dụng và vị trí của cây phân xanh, chưa vận dụng hết tác dụng của cây phân xanh, chưa được chú ý phát triển, chưa có tổ chức nào chuyên trách sản xuất, thu mua, phân phối hạt giống, giống tốt bị mai một dần. - Những kinh nghiệm gieo trồng cây phân xanh tốt, thích hợp trong điều kiện tự nhiên, yêu cầu sinh thái môi trường của cây trồng chính không được phát huy. Có trường hợp trồng cây phân xanh không hợp với cây trồng chính đã không có tác dụng còn ảnh hưởng đến cây trồng chính. 4.2 Cách sử dụng phân xanh làm phân bón - Cày vùi phân xanh tại ruộng có tác dụng tăng nhanh độ phì của đất, vùi phân xanh 10 – 15 ngày trước khi trồng, lúc đất còn đủ ẩm, tạo điều kiện chất hữu cơ phân giải. Mức độ phân giải phụ thuộc vào mức độ non hay già của cây phân xanh, nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. - Trồng phân xanh phải thu 3-4 lần/năm. - Trồng xen vào cây công nghiệp ngắn ngày (cần để ý về cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng). 5 Các loại phân hữu cơ khác 5.1 Phân compost Phân do ủ mục các dư thừa thực vật. Khi chăn nuôi ít để có đủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, người ta thường làm những loại phân có đặc tính cung cấp chất mùn như phân chuồng một cách nhân tạo từ rơm rạ, từ các dư thừa thực vật dựa trên nguyên tắc là tạo ra từ một sự lên men để biến các chất hữu cơ thành chất mùn. Khi ủ dư thừa thực vật sẽ: Tăng tỷ lệ mùn, tỷ lệ N, giảm mùi hôi, giảm tỷ số C/N. 5.2 Phân rác Là loại phân chế biến từ những nguyên liệu như rác thành phố, các chất phế của công nghiệp (vỏ cây, lá đay, vỏ trái dứa, cỏ dại, . . .) - Thành phần phân rác: trước khi ủ rác ngưới ta phải loại riêng thành phần không phân giải được (ve chai, lon thiếc). Sau khi đã loại những chất không phân giải, rác được chặt nhỏ, xay nhuyễn, nếu không thêm một dưỡng liệu nào khác rác sẽ bao gồm những chất hữu cơ khó phân giải, tỷ lệ chất dinh dưỡng kém. - Cách ủ phân rác: Nguyên liệu: . 1 tấn rác, 20 kg apatid, 30 kg SA, 200 kg phân chuồng Điều kiện ủ: . Thoáng khí, pH trung tính hay hơi kiềm, ẩm độ 50 – 70% tương đương tỷ lệ rác /nước = 2/2,5 . Nhiệt độ: trong thời gian mục hóa, sau 2 ngày t0= 600C, sau 3 ngày t0= 650C và sau 6 ngày đạt cực đại 750C và duy trì ở t0 này khoảng 5-6 ngày nữa. Từ 12 ngày t0 bắt đầu giảm dần đến 50 - 600C chứng tỏ sự hoai mục tốt. Cách ủ: Sau khi rác loại những vật không phân giải sẽ được nghiền nhỏ và rãi thành từng lớp dày 20 – 30 cm, sau đó cho phân chuồng, apatid, vôi nếu nguyên liệu ít dinh dưỡng có thể thêm 1 % N. Tiếp tục xếp thành những lớp cao 1,5 – 2 m, phải giữ ẩm. 5.3 Phân vi sinh Là loại phân bón có chứa các vi sinh vật với mục đích bón cho đất những loài vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh trong đất và chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong đất theo hướng có lợi cho sự hấp thu của rễ cây trồng. Hiện nay, các loại phân vi sinh chủ yếu chứa vi sinh vật cố định N, vi sinh vật phân giải P, . . . Bốn loại phân vi sinh tương đối quan trọng và có hiệu lực rõ rệt: Phân Nitrazin: Là loại phân có chứa những giống vi sinh vất nốt sần cây họ Đậu, những loại vi sinh vật này có tính chuyên biệt cho từng cây họ đậu. Nitrazin hiện này sản xuất thành chai 500g đủ bón cho 1 ha (thường trộn vào 4 – 5 tạ đất để bón cho 1 ha). Chế phẩm này cần giữ ở t0 = 0 - 100, nóng quá không để lâu được. Phân Azotobacterin: Là loại phân chứa vi khuẩn hút N của không khí. Những loại phân này có khả năng tăng cường việc hút N trong thiên nhiên làm giàu cho đất. Tuy nhiên, hiệu lực của phân này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đất đai phải không chua, phải có đủ phân P dễ tiêu, phải có lượng khá lớn chất hữu cơ. Phân Phosphobacterin: là loại phân chuyển hóa P, chủ yếu là ở dạng P hữu cơ sang P vô cơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaigiangphanbovadophichuong_8_8079.doc
Tài liệu liên quan