Choáng (shock): tình trạng HA thấp (tâm thu < 90
mm Hg) + giảm tưới máu nặng các cơquan (biểu
hiện là rối loạn tri giác, thiểu niệu, đầu chi lạnh).
Choáng tim (cardiogenic shock): choáng do rối loạn
nặng chức năng bơm của tim.
43 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chẩn đoán và điều trị choáng tim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CHOÁNG TIM
ThS BS Hồ Huỳnh Quang Trí
Trưởng Khoa Hồi sức Viện Tim
ĐỊNH NGHĨA CHOÁNG TIM
Choáng (shock) : tình trạng HA thấp (tâm thu < 90
mm Hg) + giảm tưới máu nặng các cơ quan (biểu
hiện là rối loạn tri giác, thiểu niệu, đầu chi lạnh).
Choáng tim (cardiogenic shock) : choáng do rối loạn
nặng chức năng bơm của tim.
CHẨN ĐOÁN CHOÁNG TIM
Một số tác giả chẩn đoán choáng tim dựa và các tiêu chuẩn
huyết động : chỉ số tim < 2,2 l/phút/m2 và áp lực động mạch
phổi bít > 18 mm Hg.
Chẩn đoán choáng tim dựa vào các tiêu chuẩn huyết động đòi
hỏi phải có ca-tê-te Swan-Ganz và máy đo cung lượng tim.
Đo cung lượng tim bằng ca-tê-te Swan-Ganz cho kết quả
không đúng khi cung lượng tim < 2,5 l/phút và khi có thủng
vách liên thất.
Đo cung lượng tim bằng ca-tê-te Swan-Ganz là một phương
pháp khảo sát xâm nhập, hiện không được chuộng bằng siêu
âm tim.
Chẩn đoán choáng tim trong các nghiên cứu
đa trung tâm lớn
Gọi là choáng tim khi HA tâm thu < 90 mm Hg trong ít nhất 1
giờ và :
Không đáp ứng với truyền dịch đơn thuần
Là hậu quả của rối loạn chức năng tim, hoặc
Có kết hợp với những dấu hiệu giảm tưới máu cơ quan hoặc
chỉ số tim 18 mm Hg.
Những BN sau đây cũng được xác định là có choáng tim :
BN có HA tâm thu tăng lên > 90 mm Hg trong vòng 1 giờ sau
khi truyền thuốc tăng co bóp, và
BN tử vong trong vòng 1 giờ sau khi bị tụt HA nhưng thỏa
những tiêu chuẩn chẩn đoán choáng tim khác.
Trong thực hành
Phải nghĩ đến chẩn đoán choáng tim khi thấy bệnh nhân :
có HA thấp (tâm thu < 90 mm Hg) kèm dấu hiệu giảm tưới
máu các cơ quan (rối loạn tri giác, thiểu niệu, đầu chi lạnh)
một bệnh tim có thể gây choáng tim (ví dụ NMCT cấp)
và không có biểu hiện thiếu thể tích tuần hoàn (hoặc có biểu
hiện quá tải tuần hoàn).
Trong thực hành
Khi đã nghĩ đến choáng tim, ngoài việc theo dõi các sinh hiệu thường qui
(mạch, huyết áp, nhịp thở), cần phải :
Theo dõi tiền tải của BN : đặt ca-tê-te Swan-Ganz nếu có điều kiện, tối
thiểu phải đặt ca-tê-te TMTT
Đặt thông tiểu theo dõi cân bằng xuất nhập (mỗi 6-12 giờ)
Theo dõi SpO2
Đặt ca-tê-te trong động mạch (để theo dõi huyết áp liên tục và lấy khí máu
động mạch) nếu có điều kiện
X-quang tại giường : đánh giá mức độ sung huyết phổi
Siêu âm tim tại giường : đánh giá co bóp của các tâm thất, vận động vùng
thất trái, phát hiện và đánh giá độ nặng hở van tim cấp, phát hiện thủng
vách liên thất, chèn ép tim cấp.
NGUYÊN NHÂN CHOÁNG TIM
Hội chứng mạch vành cấp
Bệnh cơ tim giai đoạn cuối
Viêm cơ tim
Chấn thương (giập) tim
Sau mổ tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể
Choáng nhiễm trùng kèm ức chế nặng chức năng cơ tim
Tắc nghẽn buồng tống thất trái (hẹp van ĐMC, bệnh cơ tim phì đại tắc
nghẽn)
Tắc nghẽn đổ đầy thất trái (hẹp van 2 lá, u nhày nhĩ trái)
Hở van 2 lá cấp (đứt dây chằng), hở van ĐMC cấp
(Hollenberg SM, Kavinsky CJ. Ann Intern Med 1999;131:47-59)
Phân loại hội chứng mạch vành cấp
Nguyên nhân choáng tim trong hội chứng
mạch vành cấp
Suy chức năng thất trái : chiếm tỉ lệ 80%, thường tương ứng với hoại tử +
TMCB nặng > 40% khối lượng thất trái.
Suy chức năng thất phải (do nhồi máu thất phải) : chiếm tỉ lệ 2,8%. Dấu
hiệu : áp lực TMTT kèm phế trường sáng, không có sung huyết phổi,
thành tự do thất phải vô động trên siêu âm tim.
Hở van 2 lá cấp : chiếm tỉ lệ 6,9%, có thể do rối loạn chức năng hoặc đứt
cơ trụ. Tử vong cao.
Thủng vách liên thất : chiếm tỉ lệ 3,9%. Tử vong rất cao : Ở những BN
được điều trị nội khoa tử vong là 24% sau 24 giờ, 46% sau 1 tuần và 67-
82% sau 2 tháng.
(J Am Coll Cardiol 2000;36:1063-1070)
(N Engl J Med 2002;347:1426-1432)
Dịch tễ học choáng tim trong hội chứng mạch
vành cấp
Choáng tim có thể gặp trong tất cả các dạng của hội chứng
mạch vành cấp, tần suất cao nhất là trong NMCT cấp với ST
chênh lên (4,2 – 7,2%), kế đó là trong NMCT cấp không có ST
chênh lên (2,1 – 2,9%).
Trong NMCT cấp với ST chênh lên biến chứng choáng tim
thường xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu.
Trong NMCT cấp không có ST chênh lên biến chứng choáng
tim thường xuất hiện trễ (> 3 ngày).
(Lancet 2000;356:749-756)
(Circulation 1999;100:2067-2073)
Tần suất choáng tim trong NMCT cấp : khảo sát
9076 BN ở Worcester (Massachusetts) 1975-1997
Goldberg RJ, et al. N Engl J Med 1999;340:1162-1168
Tử vong trong NMCT cấp – có / không có biến chứng
choáng tim – 1975-1997
Goldberg RJ, et al. N Engl J Med 1999;340:1162-1168
Dự báo choáng tim trong hội chứng
mạch vành cấp
Dự báo choáng tim giúp nhận diện những bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp có nguy cơ cao bị biến chứng choáng
tim.
Những bệnh nhân này cần được ưu tiên tái lưu thông ĐMV
bằng biện pháp can thiệp qua da (nong, đặt stent ĐMV) và nếu
bệnh viện tiếp nhận ban đầu không có phương tiện để thông
tim và can thiệp ĐMV thì nên chuyển bệnh nhân sớm đến
bệnh viện tuyến trên.
Dự báo choáng tim trong hội chứng
mạch vành cấp có ST
Tuổi : Ứng với một mức tăng 10 tuổi nguy cơ bị choáng tim
tăng 47%.
Huyết áp tâm thu khi nhập viện : Huyết áp tâm thu khi nhập
viện càng thấp nguy cơ bị choáng tim càng cao.
Tần số tim khi nhập viện : Nguy cơ thấp nhất khi tần số tim =
60/phút, tần số tim càng cao nguy cơ càng cao và khi tần số
tim chậm ở mức 40/phút nguy cơ cũng tăng.
Độ Killip : III > II > I.
(Phân tích số liệu của hơn 40.000 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu GUSTO I. J Am Coll Cardiol 2000;35:136-143)
Dự báo choáng tim trong hội chứng
mạch vành cấp không có ST
Có NMCT (enzym ) hay không ?
Còn đau thắt ngực hay không ?
Có ST chênh xuống hay không ?
Có ran ở phổi hay không ?
Huyết áp tâm thu khi nhập viện : Huyết áp tâm thu khi nhập viện càng cao
nguy cơ bị choáng tim càng thấp.
Tần số tim khi nhập viện : Tần số tim khi nhập viện càng cao nguy cơ bị
choáng tim càng cao.
Tuổi : Tuổi càng lớn nguy cơ bị choáng tim càng cao.
Chiều cao : Bệnh nhân càng cao nguy cơ bị choáng tim càng thấp.
(Phân tích số liệu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu PURSUIT. Lancet
2000;356:749-756)
Phòng ngừa choáng tim trong hội chứng mạch
vành cấp
1) Tái lưu thông ĐMV bị tắc :
Nhiều bệnh nhân NMCT cấp bị choáng tim xuất hiện trễ sau khi nhập viện.
Tái lưu thông ĐMV sớm ở những người này có thể ngừa được choáng tim.
Can thiệp ĐMV qua da (nong, đặt stent ĐMV) có hiệu quả cao hơn dùng
thuốc tiêu huyết khối trong việc ngừa biến chứng choáng tim, nhất là ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối thất bại, can thiệp
ĐMV qua da cứu vãn cũng góp phần giảm nguy cơ bị choáng tim.
2) Điều trị tích cực các rối loạn nhịp và dẫn truyền có ảnh hưởng xấu đến
huyết động (rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh
thất kéo dài, bloc nhĩ thất hoàn toàn) góp phần quan trọng vào phòng ngừa
choáng.
Phòng ngừa choáng tim trong hội chứng mạch
vành cấp
3) Nhận biết những bệnh nhân trong tình trạng tiền choáng để có xử trí thích
hợp :
Những bệnh nhân tiền choáng chưa có HA thấp nhưng có các dấu hiệu
giảm tưới máu cơ quan (đầu chi lạnh, thiểu niệu, lơ mơ), mạch nhanh, HA
kẹp và có thể có biểu hiện sung huyết phổi.
Nếu dùng thuốc chẹn cho bệnh nhân tiền choáng Bệnh nhân có thể rơi
vào tình trạng choáng rõ.
Ở bệnh nhân tiền choáng tránh tụt HA vì tụt HA gây giảm tưới máu ĐMV :
Thận trọng khi dùng các thuốc dãn mạch như thuốc ức chế men chuyển
(dùng thuốc ức chế men chuyển khởi đầu liều thấp và tăng dần, không
dùng nếu bệnh nhân đang có thiếu thể tích tuần hoàn hoặc HA tâm thu <
100 mm Hg), thuốc nhóm nitrate và morphin tiêm TM.
ĐIỀU TRỊ CHOÁNG TIM
1) Điều trị nâng đỡ
2) Thuốc tiêu huyết khối trong NMCT cấp với ST
3) Bóng bơm đối xung trong động mạch chủ
4) Tái thông ĐMV bị tắc trong hội chứng mạch vành cấp
5) Điều trị suy thất phải
6) Điều trị các biến chứng cơ học của NMCT cấp (hở van 2 lá
cấp, thủng vách liên thất)
Điều trị nâng đỡ choáng tim
Truyền thuốc vận mạch, tăng co bóp : Dùng dopamine 5-15 mcg/kg/phút
(nếu HA tâm thu = 70 – 100 mm Hg) hoặc noradrenaline 0,5-30
cmg/kg/phút (nếu HA tâm thu < 70 mm Hg). Có thể phối hợp dopamine
với dobutamine 2-20 mcg/kg/phút.
Làm nghiệm pháp truyền dịch nếu bệnh nhân không có biểu hiện sung
huyết phổi, áp lực đổ đầy không cao : Truyền dịch để nâng áp lực ĐMP bít
lên 15-16 mm Hg hoặc áp lực TMTT lên 10-12 mm Hg. Ngược lại, nếu
bệnh nhân có sung huyết phổi hoặc áp lực ĐMP bít > 18 mm Hg, dùng lợi
tiểu furosemide.
Cho bệnh nhân thở oxy qua sonde mũi hoặc qua mặt nạ. Nếu bệnh nhân bị
giảm SpO2 nặng không đáp ứng với oxy lưu lượng cao qua mặt nạ hoặc bị
toan hô hấp nặng Đặt nội khí quản cho thở máy.
Thuốc tiêu huyết khối trong NMCT cấp với ST
Trong nghiên cứu GISSI-I đánh giá hiệu quả của thuốc tiêu
huyết khối streptokinase ở bệnh nhân NMCT cấp có 280 người
tham gia bị choáng tim. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày của nhóm
dùng streptokinase là 69,9% và của nhóm chứng là 70,1%
(khác biệt không có ý nghĩa thống kê) (Lancet 1986;ii:397-
401).
Trong choáng tim áp lực tưới máu mạch vành giảm Hiện
tượng tiêu huyết khối trong mạch vành bị ức chế Hiệu quả
của thuốc tiêu huyết khối giảm.
Bóng bơm đối xung trong động mạch chủ
Bóng bơm đối xung trong động mạch chủ
Nguyên tắc hỗ trợ tuần hoàn
bằng bóng bơm đối xung trong ĐMC
Bóng BĐXTĐMC trong NMCT cấp
biến chứng choáng tim
Thời kỳ trước khi thuốc tiêu huyết khối được dùng để điều trị
NMCT cấp : Các TNLS phân nhóm ngẫu nhiên của O’Rourke
(1981) và Flaherty (1985) cho thấy bóng BĐXTĐMC không
giảm tử vong của BN NMCT cấp biến chứng choáng tim.
Kể từ khi thuốc tiêu huyết khối được dùng, đã có nhiều nghiên
cứu chứng tỏ lợi ích của bóng BĐXTĐMC đối với bệnh nhân
NMCT cấp biến chứng choáng tim.
Bóng BĐXTĐMC phối hợp thuốc tiêu huyết khối :
Nghiên cứu của Kovack (JACC 1997; 29: 1454-8)
Hồi cứu hồ sơ của 335 BN NMCT cấp biến chứng choáng tim
nhập 2 BV cộng đồng ở Michigan.
Trong số này 46 BN được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối
trong vòng 12 giờ đầu : 27 được hỗ trợ tuần hoàn bằng bóng
BĐXTĐMC và 19 người không được dùng phương pháp này.
Tỉ lệ còn sống sau 1 năm : 67% ở nhóm được hỗ trợ tuần hoàn
bằng bóng BĐXTĐMC và 32% ở nhóm không được dùng
phương pháp này (p = 0,019).
Nghiên cứu của Kovack & CS : Khi các BV cộng đồng dùng
bóng BĐXTĐMC phối hợp thuốc tiêu huyết khối để điều trị
BN NMCT cấp biến chứng choáng tim, tỉ lệ sống sót của BN
tăng và việc chuyển lên tuyến trên để tái tưới máu sẽ thuận lợi
hơn.
Bóng BĐXTĐMC phối hợp thuốc tiêu huyết khối :
Nghiên cứu GUSTO-I (JACC 1997; 30: 708-715)
Hồi cứu hồ sơ của BN tham gia GUSTO-I (nghiên cứu đánh
giá lợi ích của 4 chế độ thuốc tiêu huyết khối khác nhau ở BN
NMCT cấp).
310 BN có biến chứng choáng tim, trong đó 20% được dùng
bóng bơm ĐXTĐMC và 80% không dùng phương pháp này.
Tỉ lệ sống sót trong 30 ngày đầu của BN được dùng bóng
BĐXTĐMC và BN không dùng phương pháp này
Tỉ lệ sống sót sau 1 năm của BN được dùng bóng BĐXTĐMC
và BN không dùng phương pháp này (p = 0,04)
Bóng BĐXTĐMC phối hợp thuốc tiêu huyết khối :
Nghiên cứu SHOCK registry (JACC 2000; 36: 1123-9)
Phân tích số liệu của 856 BN NMCT cấp biến chứng choáng
tim được tuyển vào nghiên cứu sổ bộ SHOCK.
Đánh giá tỉ lệ tử vong trong BV của BN tùy theo việc có dùng
thuốc tiêu huyết khối hay không và có dùng bóng bơm
ĐXTĐMC hay không.
Tử vong trong BV – nghiên cứu SHOCK registry
Liên quan giữa mức độ thường xuyên dùng bóng và
tử vong trong bệnh viện
Chen & CS hồi cứu số liệu của 12.730 BN NMCT cấp nhập
vào 750 BV của Hoa Kỳ từ 1994 đến 1998 (National Registry
of Myocardial Infarction 2).
Các BV nhận bệnh được xếp vào 1 trong 3 nhóm tùy theo số
ca dùng bóng BĐXTĐMC mỗi năm :
- Nhóm BV ít dùng bóng (low-IABP volume hospitals) : số ca
trung vị/năm = 3,4
- Nhóm BV có mức độ dùng bóng trung gian (intermediate-
IABP volume hospitals) : số ca trung vị/năm = 12,7
- Nhóm BV thường dùng bóng (high-IABP volume hospitals) :
số ca trung vị/năm = 37,4
(Circulation 2003; 108: 951-957)
Tử vong trong BV tùy theo mức độ thường xuyên
dùng bóng BĐXTĐMC
Chỉ định đặt bóng BĐXTĐMC trong NMCT cấp
biến chứng choáng tim (Heart 2002;88:531-537)
Hỗ trợ huyết động cho bệnh nhân choáng tim trong khi chờ can thiệp ĐMV
qua da hay mổ bắc cầu nối ĐMV ( sửa/thay van 2 lá, đóng lỗ thủng vách
liên thất).
Hỗ trợ huyết động cho bệnh nhân sau khi can thiệp ĐMV qua da hoặc mổ
bắc cầu nối ĐMV ( sửa/thay van 2 lá, đóng lỗ thủng vách liên thất).
Dùng phối hợp với thuốc tiêu huyết khối nếu bệnh viện tiếp nhận không có
phương tiện thông tim can thiệp và cũng không có điều kiện chuyển bệnh
nhân đến một bệnh viện tuyến trên.
Tái thông ĐMV bị tắc
SHOCK (Should We Emergently Revascularize Occluded Coronaries for
Cardiogenic Shock) là một TNLS phân nhóm ngẫu nhiên thực hiện trên
302 bệnh nhân NMCT cấp biến chứng choáng tim.
Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm tái thông ĐMV khẩn (n = 152)
hoặc nhóm ổn định tình trạng ban đầu bằng điều trị nội khoa (n = 150).
Trong nhóm tái thông ĐMV khẩn nong ĐMV qua da hoặc mổ bắc cầu nối
ĐMV được thực hiện trong vòng 6 giờ sau khi phân nhóm, còn trong nhóm
điều trị nội khoa bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực (thuốc tiêu
huyết khối và bóng BĐXTĐMC được khuyến khích dùng) và có thể được
tái thông ĐMV trễ (≥ 54 giờ sau khi phân nhóm) tùy diễn tiến lâm sàng sau
đó.
TCĐG chính : Tử vong trong 30 ngày. TCĐG phụ : Tử vong sau 6 tháng.
(N Engl J Med 1999;341:625-634)
Kết quả nghiên cứu SHOCK : Tử vong trong 30 ngày của
nhóm tái thông ĐMV khẩn = 46,7% và của nhóm chứng =
56% (p = 0,11)
Kết quả dài hạn nghiên cứu SHOCK : Tử vong sau 6 tháng
của nhóm tái thông ĐMV khẩn = 50,3% và của nhóm chứng
= 63,1% (p = 0,027)
Tái thông ĐMV bị tắc – Hướng dẫn
ACC/AHA 2004
Tái thông ĐMV sớm bằng can thiệp qua da hoặc mổ bắc cầu
được khuyến cáo cho những BN dưới 75 tuổi bị NMCT cấp
với ST (hoặc bloc nhánh trái) bị choáng tim xuất hiện trong
vòng 36 giờ đầu, nếu BN thích hợp cho việc tái thông ĐMV
thực hiện được trong vòng 18 giờ sau khi choáng, trừ khi BN
không muốn hoặc có chống chỉ định / không thích hợp cho
điều trị xâm nhập (class I).
Tái thông ĐMV sớm bằng can thiệp qua da hoặc mổ bắc cầu là
hợp lý đối với một số BN chọn lọc ≥ 75 tuổi bị NMCT cấp với
ST (hoặc bloc nhánh trái) bị choáng tim xuất hiện trong
vòng 36 giờ đầu, nếu BN thích hợp cho việc tái thông ĐMV
thực hiện được trong vòng 18 giờ sau khi choáng. Những BN
có tình trạng chức năng tốt trước NMCT và đồng ý điều trị
xâm nhập có thể được chọn (class IIa).
Điều trị các biến chứng cơ học
Hở van 2 lá cấp và thủng vách liên thất thường xảy ra trong tuần đầu sau
NMCT. Choáng tim do các biến chứng cơ học này thường xảy ra trễ hơn so
với choáng tim do suy thất trái.
Chẩn đoán : Siêu âm tim.
Điều trị : Bóng BĐXTĐMC + Thuốc tăng co bóp Thuốc dãn mạch để
giảm hậu tải (nitroprusside truyền TM).
Điều trị hở van 2 lá cấp : Nếu hở van 2 lá cấp do đứt cơ trụ, nên mổ khẩn
để sửa hoặc thay van 2 lá, đồng thời làm cầu nối ĐMV. Tử vong phẫu thuật
của những BN này cao (khoảng 20%) nhưng vẫn thấp hơn so với tử vong
khi điều trị nội khoa đơn thuần.
Điều trị thủng vách liên thất : BN NMCT cấp biến chứng thủng vách liên
thất cần được phẫu thuật sớm để đóng lỗ thủng + làm cầu nối ĐMV. Tử
vong phẫu thuật của những BN này rất cao nhưng vẫn thấp hơn so với tử
vong khi điều trị nội khoa (Trong nghiên cứu GUSTO-I, tử vong phẫu
thuật là 47% và tử vong khi điều trị nội khoa là 94%).
Xử trí choáng tim trong NMCT cấp với ST
(Hướng dẫn ACC/AHA 2004)
Điều trị suy thất phải
Các biện pháp chung : Tái thông ĐMV, dùng thuốc vận mạch-
tăng co bóp và bóng BĐXTĐMC.
Tối ưu hóa tiền tải : Cung lượng tim BN nhồi máu thất phải
phụ thuộc nhiều vào tiền tải thất phải. Bất cứ yếu tố nào gây
giảm tiền tải cũng có hại Tránh dùng thuốc lợi tiểu và dãn
mạch (trừ khi có dấu hiệu quá tải tuần hoàn). Nếu CVP của
BN < 12 mm Hg Thử làm nghiệm pháp truyền dịch.
Duy trì nhịp sinh lý và đồng bộ nhĩ thất : Nếu BN bị nhịp
chậm có triệu chứng, dùng atropin hoặc đặt máy tạo nhịp tạm
thời để tăng tần số tim. Đối với BN bloc nhĩ thất hoàn toàn, tạo
nhịp 2 buồng nhĩ-thất tốt hơn tạo nhịp 1 buồng VVI.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_va_dieu_tri_choang_tim_baigiangyhoc_blogspot_com_2918.pdf