Streptococcus suis, còn gọi là liên cầu lợn là tác
nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và đôi khi gây
bệnh trên người
• Bệnh ở lợn
–viêm màng não,
–nhiễm khuẩn huyết,
–viêm phổi,
–viêm nội tâm mạc
–viêm khớp
• Ở người có hai bệnh cảnh chính
43 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH DO LIÊN CẦU LỢN
Ở NGƯỜI
Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới
Quốc gia
Đại cương
• Streptococcus suis, còn gọi là liên cầu lợn là tác
nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và đôi khi gây
bệnh trên người
• Bệnh ở lợn
– viêm màng não,
– nhiễm khuẩn huyết,
– viêm phổi,
– viêm nội tâm mạc
– viêm khớp
• Ở người có hai bệnh cảnh chính
– Viêm màng não
– Nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn
Đại cương
• Bệnh do S. suis ở người
– xuất hiện tản phát
– có khi bùng phát
• liên quan đến các vụ bùng phát ở lợn
– hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS, bệnh lợn tai
xanh)
• Người bị nhiễm vi khuẩn thường do
– tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, chết
– ăn thịt lợn ốm, chết chưa nấu chín
Lâm sàng
• Thời gian ủ bệnh thường trong vòng một
tuần
• Bệnh khởi phát thường cấp tính
– sốt cao, rét run,
– đau đầu, buồn nôn và nôn, chóng mặt.
– đau mỏi các bắp thịt
– tăng cảm giác đau ngoài da
– đôi khi có đau bụng và tiêu chảy
Lâm sàng
• Viêm màng não đơn thuần
– Hội chứng màng não rõ
– Rối loạn ý thức
• Sảng, kích thích
• Lơ mơ
• Hôn mê
– Giảm thính lực, thậm chí điếc nặng hai tai, thất điều, rối
loạn điều hợp tư thế-động tác, run đầu chi, liệt thần kinh
sọ
– Có thể kèm theo
• Suy thận nhẹ
• Phát ban kèm theo xuất huyết
– Diễn biến thường kéo dài
– Có thể có di chứng giảm thính lực và giảm vận động
Lâm sàng
• Nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn
– Ủ bệnh thường ngắn
– Khởi phát nhanh chóng vào sốc
– Dễ nhận thấy: tử ban
– Suy thận
– Rối loạn đông máu
– ARDS
Tử ban giai đoạn sớm
Tử ban giai đoạn sớm
Tử ban giai đoạn sớm
Tử ban ở mặt
Hoại thư và tử ban
Xét nghiệm
• Công thức máu:
– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là
bạch cầu đa nhân trung tính.
– Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.
• Xét nghiệm đông máu:
– Tỷ lệ prothrombin giảm.
– Fibrinogen giảm.
– APTT kéo dài.
– Tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIC):
• Tăng FDP hoặc D-dimer,
• Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3,
• Fibrinogen < 1 g/lít.
Xét nghiệm
• Sinh hoá máu:
– Tăng ure, tăng creatinin.
– Tăng men gan (AST, ALT), CK.
– Tăng bilirubin.
– Giảm albumin.
– Toan chuyển hoá (pH giảm, HCO3
- giảm),
tăng lactat
Xét nghiệm
• Xét nghiệm dịch não tuỷ
– Sinh hoá:
• Protein tăng, thường trên 1g/lít,
• Glucose giảm,
• Phản ứng Pandy dương tính.
– Tế bào:
• Tăng cao,
• Thường trên 500 tế bào/mm3,
• Chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.
Xác định vi khuẩn
• Kinh điển: soi – cấy – định danh
– Rất dễ nhầm với các liên cầu viridans
• Aerococcus viridans
• PCR
– Nhanh, nhạy và đặc hiệu
– Dựa trên các vùng ARN ribosome 16S
– Các gen cps2A, mrp, gapdh, sly, ef
• Phản ứng huyết thanh
– Định typ
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Các yếu tố dịch tễ học: Khai thác tiền sử có
phơi nhiễm trong vòng 10 ngày trước khi
bệnh khởi phát:
• Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết hoặc lợn không rõ
nguồn gốc: chăn nuôi, vận chuyển buôn bán, giết mổ, chế
biến thịt sống
HOẶC
• Ăn thịt lợn ốm hoặc chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc
chưa nấu chín: tiết canh, thịt thủ luộc tái, lòng lợn và nội tạng
trần, nem chạo, nem chua...
HOẶC
• Sống trong khu vực có dịch bệnh ở lợn và gia súc
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Lâm sàng
• Khởi phát cấp tính với các triệu chứng:
– Sốt cao có thể kèm theo rét run.
– Mệt, đau mỏi người.
– Đau đầu, buồn nôn và nôn.
– Đau bụng, tiêu chảy.
– Có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê.
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Lâm sàng
• Hội chứng sốc nhiễm khuẩn:
– Huyết áp tụt hoặc kẹt kèm theo ít nhất 2 biểu
hiện sau đây:
» Suy thận cấp
» Rối loạn đông máu
» Suy gan
» Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
» Ban xuất huyết hoại tử
» Viêm mô tế bào, tắc mạch đầu chi.
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Lâm sàng
• Viêm màng não mủ:
– Hội chứng màng não: đau đầu, nôn, cứng gáy,
dấu hiệu Kernig dương tính.
– Chậm chạp, lú lẫn, hôn mê, hoặc kích động, co
giật.
– Dịch não tuỷ đục
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Xét nghiệm công thức máu:
• Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là
bạch cầu đa nhân trung tính.
• Những trường hợp nặng và ở giai đoạn sớm bạch
cầu máu ngoại vi có thể không tăng
Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Xét nghiệm vi khuẩn:
• Bệnh phẩm: máu, dịch não tuỷ và các bệnh phẩm
vô khuẩn khác.
• Sau khi nuôi cấy phân lập, xác định về mặt hình
thái học, phản ứng sinh vật hoá học và thử nghiệm
PCR là Streptococcus suis
Chẩn đoán
• Chẩn đoán sơ bộ
– Có các yếu tố sau:
• Yếu tố dịch tễ
VÀ
• Khởi phát cấp tính với sốt
VÀ
• Xét nghiệm máu tăng bạch cầu
Chẩn đoán
• Chẩn đoán lâm sàng
– Thể viêm màng não mủ:
• Yếu tố dịch tễ VÀ
• Biểu hiện viêm màng não mủ
– Thể sốc nhiễm khuẩn:
• Yếu tố dịch tễ VÀ
• Hội chứng sốc nhiễm khuẩn.
– Thể hỗn hợp:
• Yếu tố dịch tễ VÀ
• Hội chứng sốc nhiễm khuẩn VÀ
• Biểu hiện viêm màng não
Chẩn đoán
• Chẩn đoán xác định
– Xét nghiệm vi khuẩn có S. suis
• Nuôi cấy, phân lập và định danh
• Phản ứng PCR
• Phản ứng huyết thanh
Chẩn đoán phân biệt
• Nhiễm não mô cầu
– Đặc điểm tử ban
• Các căn nguyên gây viêm màng não mủ
– Phế cầu
– Các liên cầu khác
• Các căn nguyên gây sốc nhiễm khuẩn có rối loạn
đông máu
– Haemophilus influenza
– Escherichia coli
– Klebsiella pneumoniae
• Sốt mò nặng có biến chứng
Điều trị
• Nguyên tắc:
– Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng
sinh và điều trị hỗ trợ.
– Phát hiện sớm các biểu hiện nặng như sốc,
rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí
kịp thời.
– Cách ly bệnh nhân
Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Những trường hợp viêm màng não đơn
thuần:
• Ceftriaxon 2 g/12 giờ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
• Ampicillin 2 g/4 giờ tiêm tĩnh mạch
• Các thuốc dùng đơn độc hoặc phối hợp.
Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Những trường hợp NKH có sốc nhiễm khuẩn:
• Kết hợp Ceftriaxone 2 g/12 giờ và Ampicillin 2 g/4
giờ
• Có thể phối hợp thêm các kháng sinh phổ rộng
khác.
• Chú ý điều chỉnh liều kháng sinh theo mức lọc cầu
thận.
Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Sau khi phân lập được vi khuẩn cần làm kháng
sinh đồ để định hướng dùng kháng sinh trên lâm
sàng
– Sau 2 ngày điều trị không thấy tiến triển tốt cần
cân nhắc thay đổi thuốc kháng sinh.
– Chọc lại DNT sau 2-3 ngày
– Sau 3 ngày điều trị không thấy tiến triển tốt phải
thay đổi thuốc điều trị đặc hiệu.
– Dùng kháng sinh cho đủ thời gian ít nhất là 3
tuần
Điều trị
• Điều trị hỗ trợ
– Hỗ trợ hô hấp tích cực:
– Xử trí tình trạng sốc
– Xử trí suy thận
– Truyền chế phẩm máu
– Ổn định đường huyết
– Chống loét stress
– Hạ sốt
Điều trị
• Viêm màng não:
– Chống phù não
– Chống co giật
– Chống viêm: có thể dùng dexamethasone
tiêm tĩnh mạch 8-10 mg/6 giờ trong 48 giờ và
nên dùng ngay trước khi dùng kháng sinh.
Chăm sóc theo dõi
• Theo dõi
– Trường hợp nặng: theo dõi tại buồng cấp cứu
– Các dấu hiệu: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp
thở, SpO2, nước tiểu.
– Theo dõi tri giác bằng thang điểm Glasgow.
– Tình trạng xuất huyết niêm mạc và nội tạng.
– Các trường hợp viêm màng não: theo dõi các
dấu hiệu tăng áp lực nội sọ
• Đau đầu, nôn vọt,
• Tri giác xấu đi,
• Mạch chậm, huyết áp tăng,
• Đồng tử co giãn bất thường.
Chăm sóc theo dõi
• Chăm sóc
– Tư thế bệnh nhân:
– Viêm màng não: tư thế đầu cao 30o.
– Sốc: tư thế đầu bằng.
– Đảm bảo hô hấp:
– Cho bệnh nhân thở oxy nếu có chỉ định.
– Hút đờm dãi đảm bảo thông thoáng đường thở.
– Đảm bảo dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân không
ăn được cần chủ động cho ăn qua ống thông
dạ dày, đủ năng lượng và cân đối vi chất.
– Vệ sinh các hốc tự nhiên và thay đổi tư thế
nằm, vận động trị liệu, chống loét.
Điều trị
• Tiêu chuẩn ra viện:
– Không còn biểu hiện sốc, tình trạng nhiễm
trùng và viêm màng não.
– Hết sốt được 3 ngày.
– Các xét nghiệm thường quy máu ngoại vi trở
về bình thường.
Phòng bệnh
• Phối hợp với ngành thú y kiểm soát bệnh trên lợn,
kiểm soát chăn nuôi và giết mổ lợn.
• Người có vết thương ở chân tay không được tham gia
giết mổ lợn.
• Sau khi tham gia giết mổ lợn phải rửa sạch tay bằng
các loại dung dịch sát khuẩn.
• Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết.
– Khi xử lý lợn ốm hoặc chết phải sử dụng trang bị phòng
hộ: găng tay, ủng, khẩu trang...
– Không làm thịt và ăn thịt lợn ốm hoặc chết và lợn không rõ
nguồn gốc.
• Không ăn thịt lợn chưa nấu chín như thịt thủ luộc tái,
lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chua, nem
chạo...
• Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cho người. Không
có chỉ định dùng kháng sinh dự phòng
XIN TRÂN TRỌNG
CẢM ƠN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_va_dieu_tri_lien_cau_lon_baigiangyhoc_blogspot_com_8724.pdf