Gồm 2 động mạch
chính:
-Động mạch vành trái:
gồm 2 nhánh :
+ Đm trước
xuống trái
+ Đm mũ
44 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chẩn đoán bệnh mạch vành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH
( Coronay Artery Disease )
Phan Tấn Quang
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH
Gồm 2 động mạch
chính:
- Động mạch vành trái:
gồm 2 nhánh :
+ Đm trước
xuống trái
+ Đm mũ
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH
- Động mạch vành phải:Xuất
phát từ xoang vành, cho các
nhánh:
+ Nhánh xoang nhĩ
+ Nhánh sau bên
+ Nhánh sau dưới
Bệnh mạch vành (CAD)
- Tình trạng hẹp ĐM vành của Tim
- Phần lớn CAD là do xơ vữa động mạch
(atherosclerosis).
- Cơ tim không đủ Oxy vì tưới máu giảm do hẹp
các ĐM này (bệnh cơ tim thiếu máu) hoặc thiếu
toàn bộ sự cung cấp Oxy đến cơ tim (nhồi máu
cơ tim )
Quá trình diễn tiến xơ vữa động mạch
Foam
Cells
Fatty
Streak
Intermediate
Lesion Atheroma
Fibrous
Plaque
Complicated
Lesion/
Rupture
Adapted from Pepine CJ. Am J Cardiol. 1998;82(suppl 104).
Thập niên thứ nhất Thập niênthứ hai Từ thập niên thứ tư
Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu
Mảng Xơ Vữa Trong Động Mạch Vành
Những người nào dễ bị bệnh mạch
vành
- Nam giới > 45, nữ giới > 55 tuổi
- Huyết áp cao hoặc tiểu đường.
- Béo phì, hội chứng chuyển hóa.
- Hút thuốc lá.
- Gia đình có người bệnh mạch vành sớm hoặc đột
tử ( đàn ông < 55, đàn bà < 65 tuổi).
- Cholesterol máu cao (hight LDL, low HDL), CRP
máu cao, triglycerid máu cao.
- Chiếu xạ vùng ngực trong điều trị một số bệnh
ung thư .
Emedical.com (truy cập 5/10/2009)
Lâm Sàng
CƠN ĐAU THẮT NGỰC ĐIỂN HÌNH
• Vị trí và hướng lan: sau xương ức, lan xuống
mặt trong cánh tay trái, cũng có khi lan lên vai,
ra sau lưng, lên xương hàm, răng, cổ
• Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát sau gắng sức
hay lạnh
• Tính chất: đau mơ hồ như bị chẹn, bị đè ép ở
ngực
• Thời gian: ngắn, kéo dài không quá vài phút
• Giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn vành
Đánh giá mức độ ĐTN theo CCS
(Canadian Cardiovascular Society )
Circulation 1976; 54:522-523
Độ Đặc điểm Chú thích
I Những hoạt động thể lực bình
thường không gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi
hoạt động thể lực rất mạnh
II Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực
thông thường
Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao
>1 tầng gác thông thường bằng cầu
thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà
III Hạn chế đáng kể hoạt động thể
lực thông thường
Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2
dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác
IV Các hoạt động thể lực thông
thường đều gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ,
khi gắng sức nhẹ
Triệu Chứng Thực Thể
- Thường không đặc hiệu
- Có thể không triệu chứng
- Có thể tăng tần số tim và trị số huyết áp
- Có thể có tiếng thổi giữa và cuối tâm thu
do rối loạn chức năng cơ nhú vì thiếu
máu cục bộ.
CÁC THỂ LÂM SÀNG
1. Đau thắt ngực ổn định
Cơn đau xảy ra khi gắng sức hoặc lạnh
2. Đau thắt ngực không ổn định
Có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau ( Harisson 2005):
- Khởi phát cơn ĐTN nặng <2 tháng và hoặc ≥ 3 cơn /
ngày
- Đau khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ nhàng
- Gần đây hay xảy ra hơn, kéo dài hơn, với gắng sức nhẹ
hơn
3. Cơn đau thắt ngực Prinzmetal
- Do co thắt vành
- Có thể xảy ra trên mạch vành bình thường
- Xảy ra khi nghỉ ngơi
- Lâm sàng giống cơn ĐTN điển hình nhưng
trầm trọng hơn
- ST chênh lên rất cao trên ECG
CÁC THỂ LÂM SÀNG
CÁC THỂ LÂM SÀNG
4. Thiếu máu cục bộ cơ tim yên lặng
- Có bệnh mạch vành nhưng không triệu chứng
- Phát hiện bởi ECG Holter hay gắng sức với
biến đổi ST – T
CÁC THỂ LÂM SÀNG
5. Nhồi máu cơ tim
- Xảy ra khi tắc một hay nhiều nhánh của động mạch
vành
- Là sự hoại tử thiếu máu nặng và hệ thống cơ tim với
S ≥ 2 cm2
- Cơn ĐTN nặng hơn và kéo dài > 30 phút, ít giảm sau
nghỉ ngơi và dùng Nitroglycerin
+ Chẩn đoán xác định: có 2 trong 3 dấu hiệu sau:
(1)cơn ĐTN biến đổi, (2) thay đổi ECG theo tiến triển
bệnh và (3) sự gia tăng men tim.
0. Điện tâm đồ lúc nghỉ
- Là một thăm dò sàng lọc bệnh mạch vành
- Có > 60% bệnh nhân ĐTN ổn định có ECG bình thường
- Một số có sóng Q( NMCT cũ), ST chênh xuống, cứng, thẳng
đuỗn. Có thể phát hiện tổn thương khác Block nhánh, phì
đại thất, hội chứng tiền kích thích
- Trong cơn đau có thể thấy thay đổi T và ST ( ST chênh
xuống, T âm)
- ECG bình thường không loại trừ chẩn đoán bệnh mạch
vành
Cận Lâm Sàng
1. Điện Tâm Đồ Gắng Sức
Bệnh nhân đạp xe hay chạy trên thảm có điều chỉnh tốc độ
Chỉ định:
- Chẩn đoán cơn đau thắt ngực
- Bilan người trẻ có nhiều nguy cơ
- Đánh giá hiệu quả điều trị TMCT
- Đánh giá kết quả phẫu thuật mạch vành hay sau nong vành
- Đánh giá chức năng của suy tim còn bù
Nguy cơ cao bị bệnh mạch vành(chẩn đoán cơn đau thắt ngực):
- ST chênh xuống > 2mm
- ST chênh xuống > 3 phút sau khi đã ngừng gắng sức
- ST chênh xuống kiểu dốc xuống
-Thiếu máu cơ tim xuất hiện khi nhịp tim < 120 l/p
- Huyết áp không tăng hoặc giảm
- Trong vòng 3 phút đã dương tính
- Xuất hiện nhịp nhanh thất khi nhip tim < 120 l/p
(Khuyến cáo Hội tim mạch Việt Nam 2008)
1. Điện Tâm Đồ Gắng Sức(tt)
- Độ nhạy: 68%, độ đặc hiệu: 77%, dương tính giả cao ở phụ
nữ và âm tính giả cao ở người già
Nhược điểm:
- ECG gắng sức ít có giá trị khi có các bất thường như dày
thất trái, block nhánh trái, rối loạn dẫn truyền
- ECG gắng sức không dánh giá được mức độ hẹp cũng như
định vị chính xác vùng cơ tim thiếu máu
- Không thực hiện được khi bệnh nhân không thể gắng sức
2. Điện Tim Holter
- Chẩn đoán bệnh mạch vành yên lặng ( không có đau thắt ngực)
- Chẩn đoán và theo dõi cơn ĐTN Prinzmetal
4. Siêu âm tim
- Tìm những rối loạn vận động vùng nếu có: giảm co
bóp, không co bóp, rối loạn co bóp khu trú ...
- Đánh giá chức năng tim
- Các bệnh tim kèm theo (van tim, màng tim, cơ tim)
4. Siêu âm tim gắng sức
- Có thể làm với gắng sức thể lực (xe đạp nằm) hoặc
dùng thuốc ( Dobutamin, Arbutamin, Adenosin,
Dipyridamol)
- Có thể cho phép dự đoán vùng cơ tim thiếu máu và vị
trí động mạch vành bị tổn thương
- Siêu âm tim gắng sức có độ nhạy > 90% với hình
ảnh rối loạn vận động thành tim
3. Chụp Động Mạch Vành (Coronary Angiography)
Mục Đích:
- Xác định có hẹp
- Xác định vị trí hẹp
- Xác định mức độ hẹp
- Tình trạng tưới máu, phân bố
mạch máu, sự canxi hóa mạch
máu
- Có thể can thiệp
Bơm chất cản quang vào động
mạch vành thông qua một
catheter luồn vào Đm đùi lên Đm
chủ rôì hướng về phía Đm vành.
Có thể vào Đm cánh tay
Chỉ định chụp động mạch vành
- Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành:
. Đau thắt ngực(CSS 4 , kèm ĐTĐ, cao tuổi, rối loạn
chức năng thất trái EF < 35%, siêu âm stress có rối loạn
vận động nhiều vùng hay lan rộng, vùng giảm tưới máu
lớn trên xạ đồ ).
. Nhồi máu cơ tim cũ hoặc cấp tính.
. Nghi ngờ co thắt động mạch vành.
- Các bệnh nhân có bệnh van tim hoặc suy tim chưa rõ
nguyên nhân.
- Đau ngực chưa rõ nguyên nhân.
- Đánh giá kết quả nong, tạo hình động mạch vành hoặc
kết quả phẫu thuật động mạch vành tim.
Phương pháp chụp động mạch vành :
+ Phương pháp Judkin: ( kỹ thuật Seldinger)
- Thường đi từ động mạch đùi dưới cung đùi khoảng 2cm.
- Ống thông đi vào động mạch vành trái, rồi động mạch vành
phải và bơm thuốc cản quang để chụp động mạch vành (có
quay video để xem lại sau khi chụp).
- Đây là kỹ thuật thường được dùng trên lâm sàng, dễ làm.
* Nhược điểm :
+ Không làm được nếu động mạch đùi, động mạch chậu và
động mạch chủ bị vữa xơ hay ngoằn ngoèo
+ Phải dùng nhiều catheter (1 catheter cho động mạch vành
trái, 1 catheter cho động mạch vành phải và 1 catheter cho
chụp buồng thất) nên dễ gây thương tổn động mạch.
Phương pháp chụp động mạch vành
+ Phương pháp chụp động mạch vành đi từ
động mạch cánh tay hoặc động mạch quay:
- Nơi chọc kim là ở động mạch cánh tay hoặc động
mạch quay rồi chỉnh catheter lên động mạch vành phải,
động mạch vành trái và vào thất trái.
-Phương pháp này khó làm hơn phương pháp Judkin
nhưng được dùng khi động mạch đùi, động mạch chậu,
động mạch chủ bụng bị vữa xơ.
-Chỉ cần dùng một catheter nên rẻ tiền hơn, ít bị tổn
thương động mạch hơn.
Biến chứng chụp động mạch vành
- Tử vong, rung thất, blốc nhĩ-thất các mức độ khác nhau.
- Nhồi máu cơ tim.
- Sốc, cường phó giao cảm, co thắt động mạch vành.
- Tắc, phình vỡ động mạch ngoại vi.
- Phản ứng, dị ứng thuốc cản quang.
- Nhiễm khuẩn.
* Hạn Chế
- Là kĩ thuật xâm nhập
- Giá thành cao
- Không đánh giá được mức độ hạn chế dòng chảy về mặt sinh lý
- Không đánh giá được bản chất mảng xơ vữa (có bất ổn hay không)
Chụp Động mạch trong Cơn đau thắt ngực
Davies. Atlas of Coronary Artery Disease. Lippincott-Raven, Philadelphia, Pennsylvania: 1998:79
Hình ảnh tắc hoàn toàn 1 nhánh động
mạch vành (động mạch liên thất trước)
5. Chụp cắt lớp vi tính
- Hiện nay, máy chụp cắt lớp ví tính đa dãy đầu dò hiện đại , có
nhiều phần mềm cho phép tạo ảnh nhanh, rõ, đa dạng, cho
phép chẩn đoán một số bệnh lý đặc biệt mà các phương pháp
chụp cắt lớp trước đây hạn chế.
- Cho hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao giúp phát hiện và chẩn
đoán chính xác các thương tổn nhỏ trong cơ thể. Thời gian
chụp nhanh, độ bao phủ rộng, cho phép chụp tốt tất cả các
mạch máu trong cơ thể kể cả động mạch vành, là một động
mạch luôn luôn chuyển động theo nhịp đập của quả tim.
- Kèm theo máy chụp cắt lớp còn có một trạm xử lý ảnh
(workstation) đa năng, cho phép tái tạo hình trong không gian
3 chiều, nội soi ảo các bộ phận trong cơ thể và giả lập các bệnh
lý trong cơ thể.
- Chụp cắt lớp điện toán đa điện MSCT hay MDCT:
Đây là kỹ thuật với nhiều tiến bộ nhất trong những năm
qua. Với MSCT 64 lát cắt, những bệnh nhân đau ngực khi
nghi ngờ bệnh mạch vành có thể xác định bệnh nhanh
chóng trong vòng 1- 2 giờ với phương pháp chẩn đoán
này. MSCT 64 lát cắt cho hình ảnh rõ nét hệ thống động
mạch vành và có thể gợi ý bệnh nhân nào cần can thiệp
mạch vành.
MSCT 64 lát cắt có nhiều tính
năng nổi bật:
- Đánh giá gần như hoàn chỉnh về hệ
thống động mạch vành, phát hiện vôi hóa
và hẹp động mạch vành để có chương
trình can thiệp phù hợp.
- Khảo sát tình trạng cầu nối động mạch
vành sau phẫu thuật một thời gian.
- Kiểm tra Stent sau khi đặt một thời
gian.
- Khảo sát động mạch chủ, động mạch
cảnh, động mạch não, động mạch thận,
các mạch máu quan trọng khác
- Phát hiện dị dạng bẩm sinh về mạch
máu.
Động mạch vành tạo
hình từ MSCT 64
Cầu nối mạch vành
MSCT 64: Hình ảnh tái tạo 3 chiều ghi nhận mảng
xơ vữa mềm tại đoạn gần nhánh liên thất trước
động mạch vành trái, gây hẹp đáng kể 70% lòng
mạch. Bệnh nhân được chuyển chụp động mạch
vành qua ống thông và điều trị nội mạch.
MSCT 64 cho hình ảnh không kém gì so với chụp mạch vành
MSCT 64 với lượng thuốc cản quang không đáng kể là một phương
pháp không xâm lấn nhưng mang lại những hình ảnh chất lượng
không kém gì chụp mạch vành, đồng thời còn đánh giá mức độ vôi
hóa của hệ động mạch vành với điểm số cụ thể và chi tiết ở mỗi
nhánh động mạch vành
Hình ảnh tái tạo 3 chiều
của tim và động mạch
vành bằng kỹ thuật
Electron Beam CT
cho thấy tắc nghẽn đoạn
gần của động mạch
mũ trái(mũi tên)
Hình ảnh tái tạo 3
chiều của tim và động
mạch vành bằng kỹ
thuật MSCT
6. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Trong thực hành lâm sàng
thường qui, DE-MRI(MRI tăng
bắt thuốc nhuộm) và MRTMGS
(MRI tưới máu gắng sức) bằng
adenosine là kỹ thuật thường
được sử dụng nhất để đánh giá
thiếu máu cơ tim.
Khảo sát MRI tim đã mang lại
độ nhạy là 89%, độ đặc hiệu 87%
và độ chính xác chẩn đoán là
88% trong việc phát hiện bệnh
mạch vành.
Hình ảnh tái tạo 3 chiều
của tim và động mạch
vành bằng kỹ thuật MRI
- MRTMGS hiện nay là một phương pháp nổi bật, chính xác để phát
hiện thiếu máu cơ tim. So với các kỹ thuật y học hạt nhân (SPECT
và PET) MRTMGS có các ưu điểm:
+ Sự cải thiện đáng kể về độ phân giải không gian,
+ Cho phép phát hiện thiếu máu dưới nội mạc,
+ Bệnh nhân không phải chịu bức xạ ion,
+ Thời gian khảo sát ngắn hơn.
- Test sử dụng gắng sức bằng thuốc adenosine hoặc dipyridamole để
tạo hình ảnh tưới máu khác nhau giữa vùng cơ tim bình thường và
vùng thiếu máu do hẹp mạch. Adenosine thường được dùng hơn vì
có thời gian bán hủy cực ngắn (~10giây).
- Nghiên cứu so sánh giữa SPECT và MRTMGS, kết quả độ nhạy
của MRI là 94% so với SPECT là 82% và MRI có ưu thế hơn trong
chẩn đoán thiếu máu ở các bệnh nhân không có nhồi máu trước đó.
- Các bệnh nhân có MRTMGS dương tính sẽ có nguy cơ biến cố tim
mạch tiếp theo cao hơn, ngược lại nếu MRTMGS bình thường thì tỉ
lệ biến cố tim mạch rất thấp trong vòng 2-3 năm.
Kỹ thuật DE-MRI với độ phân giải không gian cao, có khả năng
định lượng chính xác vùng cơ tim còn sống và vùng bị nhồi máu .
Do có độ phân giải không gian cao, DE-MRI phát hiện được
những vùng nhồi máu không thấy được trên phương pháp PET và
SPECT, DE-MRI có thể phát hiện 55% số nhồi máu dưới nội mạc
nhất là ở một số vùng dễ nghi ngờ có tổn thương mà bị bỏ sót trên
SPECT như là thành sau hoặc thành dưới thất trái, như vậy sẽ tốt
hơn khi dùng DE-MRI để đánh giá
MSCT EBCT MRI
8. Chụp phóng xạ hạt nhân
- Xạ hình SPECT (chụp cắt lớp
bằng bức xạ đơn nguyên tử:
Single Photon Emission
Computed Tomography)
- Xạ hình PET (Chụp cắt lớp
bằng bức xạ positron: Positrron
Emision Tomography)
Xạ hình SPECT
Xạ hình hiện đại gồm
các kĩ thuật sau
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trong
chẩn đoán bệnh động mạch vành là 96,4% và 66,6%.
- Trong 3 nhánh chính động mạch vành, động mạch liên thất trước
được phát hiện với độ nhạy cao nhất (90%) và độ đặc hiệu cao nhất
(74%).
- Độ nhạy, đặc hiệu của điện tim gắng sức trong chẩn đoán bệnh
động mạch vành thấp hơn so với xạ hình SPECT tưới máu cơ tim
(75% so với 96,4% và 62, 8% so với 66,6%).
- Có sự khác biệt rõ rệt về độ nhạy, đặc hiệu của điện tim gắng sức
và xạ hình SPECT tưới máu cơ tim trong chẩn đoán bệnh động
mạch vành.
- Xạ hình SPECT tưới máu cơ tim với Tc99m là phương pháp chẩn
đoán không xâm nhập có độ nhạy, đặc hiệu cao hơn siêu âm gắng
sức.
So sánh giá trị của xạ hình SPECT tưới máu cơ tim
Tc99m với điện tim gắng sức trong chẩn đoán bệnh
động mạch vành (374 bệnh nhân, BV Chợ Rẫy)
Máy chụp cắt lớp SPECT CT
- Đây là thiết bị chẩn đoán hình ảnh tối ưu, kết hợp giữa SPECT
(Single Photon Emission Computed Tomography) và thiết bị chụp cắt
lớp CT Scanner (Computed Tomography )
- Sự kết hợp giữa SPECT và CT để có được kết quả chẩn đoán sớm
và chính xác hơn bằng cách tích hợp chức năng nhạy cảm của hệ
thống camera gama SPECT và thông tin giải phẫu chi tiết từ hệ thống
chụp CT.
- SPECT hướng tới chức năng, trong khi CT lại hướng về cấu trúc.
Kết hợp kỹ thuật SPECT với chụp CT trong máy SPECT CT đã nâng
cao ưu điểm của cả hai kỹ thuật và mang lại kết quả chẩn đoán chính
xác.
- Sau khi chụp, hình ảnh chụp CT sẽ được lồng với hình ảnh của
SPECT cho phép phát hiện vị trí của bất thường, các tổn thương động
mạch vành với độ chính xác đến từng milimét.
Kỹ thuật Độ nhạy cảm Độ đặc hiệu
MRI 50-90% 82-97%
EBCT 74-92% 71-94%
MSCT 80-90% 80-90%
Độ nhạy cảm và độ đặc hiệu trong chẩn
đoán bệnh mạch vành của các kĩ thuật
không xâm nhập
(Theo tác giả Stephan Achenbach và cs)
Tóm Lại
- Hiện nay chụp động mạch vành bằng catheter động mạch vẫn là tiêu
chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch vành.
- Một trong những quan ngại trong chụp động mạch vành là biến
chứng. Ngoại trừ một số trường hợp cần can thiệp nong ,đặt stent và
phẩu thuật chụp động mạch vành qua catheter là cần thiết
- Trong một số trường hợp nghi ngờ hoặc triệu chứng không rõ ràng
nhằm loại trừ thật sự cần có kỹ thuật có thể chụp hình ảnh hệ thống
động mạch vành nhưng không cần xâm nhập.
- Kỹ thuật chụp cắt lớp có những tiến bộ đáng kể với độ ly giải cao
đồng thời nhận được hình ảnh động bộ với chu chuyển tim cho nên
các kỹ thuật MRI, Electron Beam CT(EBCT), và multislice
CT(MSCT) đã áp dụng thành công để có thể cho được hình ảnh rõ nét
động mạch vành.
Protein
Molecular
mass (kD)
First
detection
Duration of
detection
Sensit
ivity
Specif
icity
Myoglobin 16 1.5–2
hours
8–12 hours +++ +
CK-MB 83 2–3
hours
1–2 days +++ +++
Troponin I 33 3–4
hours
7–10 days ++++ ++++
Troponin T 38 3–4
hours
7–14 days ++++ ++++
CK 96 4–6
hours
2–3 days ++ ++
Các chỉ điểm sinh học trong NMCT
IMA (ischaemia) vài phút 6 giờ
Xét nghiệm nước tiểu
- Phân tích hệ protein, một phương pháp phát hiện bệnh với mẫu xét
nghiệm nước tiểu của một bệnh nhân, cho thấy hứa hẹn là một phương
pháp không xâm lấn và đáng tin cậy để chẩn đoán bệnh bệnh mạch vành
trong tương lai (nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Mỹ năm 2009 )
-Muehlen và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng có những phân mảnh
protein chỉ có thể được phát hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch
vành(đã phát hiện được 17 phân đoạn).
- Các nhà nghiên cứu đã so sánh những kết quả của việc phát hiện hệ
protein nước tiểu từ 67 bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh mạch
vành với kết quả chụp mạch vành của chính các bệnh nhânđó. Mức độ
chính xác của phân đoạn hệ protein nước tiểu để xác định bệnh mạch
vành là 84%”
Những nghiên cứu lớn hơn là cần thiết để đánh giá những phát hiện thu
được từ nghiên cứu này trước khi phân tích hệ protein được sử dụng như
một phương pháp đáng tin cậy cho các bệnh nhân
Chân Thành Cảm Ơn Sự
Quan Tâm Theo Dõi Của
Quí Thầy Cô Và Các Bạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_mach_vanh_cp_baigiangyhoc_blogspot_com_7701.pdf