Đối với trẻ nhiễm HIV, việc vệ sinh hàng ngày và một chế độ dinh dưỡng
đầy đủ đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển bình thường về thể chất
vàtinh thần mà còn giúp trẻ có đủ sức khoẻ chống lại bệnh tật và làm chậm quá
trình chuyển sang AIDS.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS
tại gia đình và cộng đồng
Bài 1: Vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm HIV
Đối với trẻ nhiễm HIV, việc vệ sinh hàng ngày và một chế độ dinh dưỡng
đầy đủ đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển bình thường về thể chất
và tinh thần mà còn giúp trẻ có đủ sức khoẻ chống lại bệnh tật và làm chậm quá
trình chuyển sang AIDS...
Vệ sinh đúng cách
Vệ sinh răng miệng
Đối với trẻ dưới 3 tuổi: dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch
răng, lợi và miệng sau khi ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng có thể đánh tưa bằng mật ong,
nước vò lá rau ngót (theo kinh nghiệm dân gian) hoặc dùng dung dịch tím gentian
chấm tại chỗ ngày 1-2 lần; hoặc dùng viên nystatin 0,5gam hoà tan trong 0,5ml
nước sạch, sau đó dùng vải mềm chấm vào dung dịch này rồi lau sạch các mảng
tưa trắng trong miệng mỗi ngày 2 lần. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1-2 tuần
cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh.
Đối với trẻ trên 3 tuổi: đánh răng buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Bàn chải răng, khăn mặt cần để ở nơi sạch, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời và sử
dụng riêng.
Vệ sinh hàng ngày
Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng (hoặc sữa tắm).
Sau khi tắm xong lau khô da bằng khăn sạch, xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để
tránh hăm loét. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Sau khi đi đại tiện cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Dùng chung nhà vệ
sinh với gia đình. Nếu là hố xí bệt cần vệ sinh hàng ngày bằng nước tẩy rửa.
Đối với nhà ở cần sạch và thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không
có khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà.
Chăm sóc trẻ có H tại Trung tâm 02, Hà Nội.
Và dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm
quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có mẹ bị nhiễm HIV: Có thể khẳng định rằng
sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên bà mẹ bị
nhiễm HIV cho con bú sẽ có thể lây HIV cho con qua sữa mẹ. Vì vậy bà mẹ nhiễm
HIV có thể lựa chọn
theo hai cách: cho ăn
sữa ngoài hoặc bú mẹ. Trẻ em có thể bị nhiễm HIV qua ba con đường:
Nếu bà mẹ có đủ
điều kiện cho trẻ ăn các
loại sữa khác không
phải sữa mẹ (tốt nhất là
cho trẻ ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Với cách này có ưu điểm:
trẻ sẽ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng có nhược điểm: không phải là
thức ăn tốt nhất cho trẻ, dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ
sinh, đắt tiền.
Nếu bà mẹ không có đủ điều kiện để cho trẻ ăn sữa khác thì cho trẻ bú mẹ.
Với cách này có ưu điểm, đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có các yếu tố chống
nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn và không mất tiền
nhưng có nhược điểm là có thể lây HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ cần cho bú mẹ hoàn toàn mà không được
cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo
chỉ định của bác sĩ). Cho bú đúng cách (miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen
của vú), tránh viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Phát hiện và điều trị sớm viêm loét,
tưa miệng ở trẻ. Có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ (bằng tay hoặc dùng bơm),
đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh, cho ăn bằng
cốc/ly, thìa/ muỗng. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì
thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao.
Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa khác có thể gây tiêu chảy, tổn
từ mẹ bị nhiễm HIV lây truyền cho con, qua đường
máu và quan hệ tình dục không an toàn. Khi trẻ bị
nhiễm HIV cần biết chăm sóc trẻ đúng cách, an toàn...
thương ruột làm HIV dễ xâm nhập vào có thể trẻ. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa
khác thay thế sữa mẹ.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Cho ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm). Sữa
(sữa hộp, sữa tươi, sữa đậu nành...) là một phần chế độ ăn của trẻ nhiễm HIV.
Thực phẩm cho trẻ đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có: thịt, cá, tôm, cua,
đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí
ngô. Thêm 1-2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV, nên
cần chú ý cho trẻ ăn hàng ngày.
Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3
bữa/ngày. Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như
nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn
thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.
Đối với trẻ trên 2 tuổi: trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát,
ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và
rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ: sữa, bánh, quả
chín. Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: chất bột
(gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và thịt gia cầm), đậu đỗ
(đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà,
vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Chế biến
thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày 6-8 cốc nước
(200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau, nước quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_soc_tre_nhiem_hiv_2334.pdf