Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư

"Khái niệm chăm sóc tâm lý" không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến

sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan

tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh vàphục

hồi sức khỏe sau điều trị.

Ngày nay bệnh nhân ung thư sống lâu hơn và được khỏe mạnh hơn so với

trước kia.

"khái niệm chăm sóc tâm lý" không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự

phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm

đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức

khỏe sau điều trị.

Nghiên cứu ở Hoa kỳ 1986 về tâm thần bệnh nhân Ung thư cho thấy 47%

có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư (Kỳ 1) "Khái niệm chăm sóc tâm lý" không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị. Ngày nay bệnh nhân ung thư sống lâu hơn và được khỏe mạnh hơn so với trước kia. "khái niệm chăm sóc tâm lý" không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị. Nghiên cứu ở Hoa kỳ 1986 về tâm thần bệnh nhân Ung thư cho thấy 47% có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh. CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ. 1- Giai đoạn đi thăm khám bệnh : Nhiều bệnh nhân chỉ nghĩ đến ung thư, nhắc đến ung thư đã hoảng hốt mất ăn, mất ngủ. Đọc sách báo tuyên truyền rồi vận vào những triệu chứng của mình thế là lo nghĩ luẩn quẩn. Nhưng nhiều người chủ quan, mặc dù bệnh đã lở loét, di căn hạch mới bỏ công việc đi khám bệnh thì đã quá muộn rồi. Trong những bối cảnh đó, thày thuốc phải hiệu chỉnh những phản ứng sai của bệnh nhân cho thích hợp. 1-1. Thái độ thích hợp : Bệnh nhân tin tưởng vào thầy thuốc, vào cơ sở điều trị đến viện với lòng tự tin. Cần an ủi bệnh nhân bằng niềm tin vào chuyên môn và nghề nghiệp : Có những xét nghiệm chính xác để phát hiện ung thư, và có những biện pháp điều trị đặc hiệu. 1-2. Những thái độ không phù hợp. 1-2-1. Quan trọng hóa vấn đề : bệnh nhân trình bày những rối loạn đơn giản nhưng gán ghép cho là ung thư. 1-2-2. Quá lo lắng : Các bệnh nhân cứ khăng khăng cho mình bị ung thư , mặc dù các khám nghiệm cho thấy không có gì đáng ngại. Nếu nỗi lo đó kéo dài thành hoang tưởng bị bệnh cần đi khám tâm thần. 1-2-3. Chối bỏ sự thật : bệnh nhân luôn chủ quan cho mình mạnh khỏe, nên ít đến bác sỹ thăm khám, làm chậm chẩn đoán. Cần động viên họ, và đảm bảo với họ rằng sẽ có được chăm sóc y tế tốt nhất, chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, điều trị có tiên lượng tốt. 2- Giai đoạn chẩn đoán bệnh . Khi chẩn đoán ung thư được xác lập, thầy thuốc phải thông báo cho bệnh nhân biết mình bị UT: Lý tưởng nhất là bác sỹ gia đình, hoặc những bác sỹ đã quen xử sự với những tình huống này. Việc thảo luận cần phải riêng tư, không vội vàng và nghiêm túc, ngõ hầu mang đến niềm hy vọng thực tế, và đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc sẵn sàng luôn luôn bên cạnh anh ta hoặc chị ta. Nếu có mặt người thân trong gia đình càng tốt, và thầy thuốc nên động viên họ. Thông tin cần được trình bày tùy theo hiểu biết của bệnh nhân , và nếu cần thông báo từ từ chia ra nhiều lần thăm hỏi, tiếp xúc. Hai lý do cần thông tin: 1) Quan hệ THầy thuốc – BN phải trên cơ sở thẳng thắn và trung thực. 2) BN biết được tính nghiêm trọng của vấn đề sẽ hợp tác chữa bệnh tốt hơn. Rất nên nhắc lại các thông tin vì mối lo lắng hay làm lệch lạc hiểu biết và méo mó các thông tin. 2-1. Các phản ứng hợp lý : 2-1-1. Choáng váng/ mất lòng tin . Phản ứng này đôi khi nặng nề tới mức không thể nói được gì thêm về kế hoạch điều trị. Thày thuốc lúc này phải có thái độ hỗ trợ và một buổi hẹn khác là cần thiết. 2-1-2. Chối bỏ sự thật : cũng là phản ứng bình thường không cần phải xác định thêm. 2-1-3. Tức giận. Bệnh nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thày thuốc, gia đình, bạn bè, tôn giáo. Thầy thuốc tuyệt đối không được biểu hiện tức giận như là cuộc khiêu khích cá nhân. 2-1-4. Lo lắng : sự hỗ trợ về tình cảm, những bảo đảm về chăm sóc sẽ làm nhẹ đi, tạo ra mối lo lắng có hiểu biết. 2-1-5. Thất vọng. Một nỗi thất vọng, đau buồn có thể xảy ra, nếu sự bi quan nặng nề cần được can thiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham_soc_tam_li_benh_nhan_ung_thu_1_0903.pdf
  • pdfcham_soc_tam_li_benh_nhan_ung_thu_2_5056.pdf
  • pdfcham_soc_tam_li_benh_nhan_ung_thu_3_0815.pdf
Tài liệu liên quan