Cần đảm bảo chế độ ăn đủchất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ
tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quảtươi. Kiêng sửdụng các chất béo và chất kích
thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chếdùng muối.
Với người bệnh vẫn phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạdày, chia đều lượng
thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ2 đến 3
giờtùy theo sốlượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng
bữa ăn, giảm tốc độkhi cho ăn.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc người bệnh sau tai
biến mạch máu não
ai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có
thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Sau giai đoạn
cấp cứu trở về nhà, bệnh nhân phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc
biệt nhằm hạn chế các di chứng và phòng tái phát.
1. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ
tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích
thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
Với người bệnh vẫn phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, chia đều lượng
thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3
giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng
bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn.
2. Sinh hoạt và tập luyện
Bệnh nhân cần được luyện tập để phục hồi các chức năng sau tai biến mạch
máu não. Quá trình tập luyện luôn đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng
dẫn.
Trong trường hợp bệnh nhân chưa tự vận động được, không nên để bệnh nhân
nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để
tránh loét da. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và
các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư
thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch
cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày và nên tuân thủ theo thời gian tập luyện đã
đề ra. Lúc đầu tập ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để bệnh nhân có thể thích
nghi (ví dụ thời gian đầu mỗi ngày dành 30 phút tập đi, dần dần có thể tăng lên 35, 40,
thậm trí 60 phút). Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc
giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nên duy trì việc tập luyện hàng ngày
này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
3. Điều trị
Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết
hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các
chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho
qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.
4. Phòng tai biến mạch máu não như thế nào?
Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Khi thời tiết
chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao và mùa hè, cần cẩn thận
giữ mình, không để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường.
Không nên tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
Cũng không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên tắm bằng nước
ấm.
Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng...
Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải điều độ. Nên ăn những đồ ăn giúp
người bệnh dễ ngủ (như cháo tâm sen). Ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất
kích thích.
Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa
động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
Không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
Hẹp động mạch cảnh gây tai
biến mạch máu não
Hệ động mạch cảnh là những mạch máu lớn tưới máu cho não bộ. Tình trạng
hẹp hoặc tắc mạch này sẽ khiến não không được cung cấp đủ máu, tế bào não bị tổn
thương, tai biến mạch máu não xuất hiện. Tại Mỹ, khoảng một nửa trường hợp tai biến
này do bệnh động mạch cảnh đoạn ngoài sọ gây nên.
Thủ phạm chính gây tắc hẹp động mạch cảnh là các mảng xơ vữa. Theo năm
tháng, dưới ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn
lipid máu, hút thuốc lá, béo phì..., chất cholesterol lắng đọng ở thành động mạch cảnh,
làm xuất hiện những mảng vữa xơ tại chỗ, gây hẹp dần lòng mạch hoặc tạo thành
những cục máu đông, gây tắc nghẽn dòng máu nuôi não.
Hẹp động mạch cảnh (HĐMC) là bệnh của người cao tuổi nhưng gần đây, nó
xuất hiện cả ở lứa tuổi trung niên. Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ HĐMC ở
người già mắc 1 hay nhiều bệnh lý ở trên là 40-50%; nghĩa là cứ 2 người cao tuổi lại
có 1 người bị HĐMC.
HĐMC có thể hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng nào. Người bệnh sống
hoàn toàn bình thường cho tới khi đi khám bệnh khác hoặc khám định kỳ và tình cờ
phát hiện ra; hoặc khi bệnh đã quá nặng, có biến chứng như liệt nửa người.
Triệu chứng thường gặp nhất của HĐMC là tai biến mạch máu não (TBMMN)
thoáng qua, chứng tỏ tình trạng thiếu máu nuôi não tạm thời đã tương đối nặng. Bệnh
nhân có thể bị mù mắt đột ngột một bên, rối loạn cảm giác hoặc tê nửa người, liệt nửa
người thoáng qua, rối loạn ngôn ngữ, cứng lưỡi, nói ngọng. Các triệu chứng này sẽ
mất đi hoàn toàn trước 24 giờ. Nhiều người có tình trạng này sẽ bị TBMMN thực sự
trong vòng 2 tuần sau đó.
Đến nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào khi TBMMN đã xảy ra. Vì
vậy, cách duy nhất để cứu sống và tránh tình trạng bại liệt cho người bệnh là phòng
ngừa tai biến này.
Một trong những cách phòng ngừa hữu hiệu là phát hiện sớm bệnh HĐMC
bằng phương pháp siêu âm Doppler.
Bạn nên đi siêu âm Doppler động mạch nếu thuộc một trong những trường hợp
sau:
- Tuổi từ 45 trở lên. Từ 60 tuổi trở lên, phương pháp xét nghiệm này là chỉ định
bắt buộc.
- Béo phì, hút thuốc lá.
- Bị một trong các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa
động mạch, đã bị TBMMN hay TBMMN thoáng qua, thiếu máu cơ tim, có bệnh động
mạch chi dưới, thiểu năng tuần hoàn não.
- Trong gia đình có người bị TBMMN hoặc nhồi máu cơ tim.
Hầu hết bệnh nhân HĐMC phải uống thuốc chống kết tụ tiểu cầu như aspirin
nhằm phòng ngừa và giảm biến chứng của mảng xơ vữa. Việc mổ lấy mảng vữa xơ
cho kết quả khả quan. Cách điều trị này cho kết quả rõ rệt ngay cả khi các mảng đóng
bám làm giảm 70% lưu lượng máu hoặc bệnh nhân đã trên 80 tuổi. Trường hợp có
nhiều khối tắc nghẽn thì việc mổ lấy chúng đi là bắt buộc. Ca mổ kéo dài khoảng một
giờ và bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau vài tuần lễ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_soc_nguoi_benh_sau_tai_bien_9994.pdf