Chăm sóc khách hàng trước khi bán hàng

Khi bạn quyết tâm lao vào làm một việc gì, nếu muốn chiến

thắng, bạn phải hoàn thành mọi công đoạn. Và công việc

bán hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thǎm dò và

lôi kéo khách hàng chỉ là sự khởi đầu cho một quá trình

nhưng bạn phải có những bước chǎm sóc khách hàng theo

cách truyền thống để hoàn thành quá trình bán hàng.

Những người bán hàng thường không muốn chǎm sóc

khách hàng, bởi lẽ đó chẳng phải là một công việc thú vị.

Nhấc điện thoại lên vào gọi cho một người mà bạn chưa

từng gặp mặt dường như là một việc làm khá táo bạo và không một chút cảm

hứng nào. Bên cạnh đó, việc chǎm sóc những khách hàng này, những người mà

bạn đã trò chuyện qua điện thoại nhưng họ chưa mua hàng của bạn hoặc đã rất

lâu rồi họ không mua, sẽ khiến cho cuộc trò chuyện khó diễn ra trôi chảy. Tuy

nhiên, điều quan trọng là chúng ta vẫn phải tỏ ra kiên nhẫn. Những cơ may luôn

luôn ẩn chứa trong việc theo đuổi vàchǎm sóc khách hàng.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chăm sóc khách hàng trước khi bán hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc khách hàng trước khi bán hàng Khi bạn quyết tâm lao vào làm một việc gì, nếu muốn chiến thắng, bạn phải hoàn thành mọi công đoạn. Và công việc bán hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thǎm dò và lôi kéo khách hàng chỉ là sự khởi đầu cho một quá trình nhưng bạn phải có những bước chǎm sóc khách hàng theo cách truyền thống để hoàn thành quá trình bán hàng. Những người bán hàng thường không muốn chǎm sóc khách hàng, bởi lẽ đó chẳng phải là một công việc thú vị. Nhấc điện thoại lên vào gọi cho một người mà bạn chưa từng gặp mặt dường như là một việc làm khá táo bạo và không một chút cảm hứng nào. Bên cạnh đó, việc chǎm sóc những khách hàng này, những người mà bạn đã trò chuyện qua điện thoại nhưng họ chưa mua hàng của bạn hoặc đã rất lâu rồi họ không mua, sẽ khiến cho cuộc trò chuyện khó diễn ra trôi chảy. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta vẫn phải tỏ ra kiên nhẫn. Những cơ may luôn luôn ẩn chứa trong việc theo đuổi và chǎm sóc khách hàng. Tất cả mọi người đều nhận biết về tầm quan trọng của ấn tượng lần đầu gặp gỡ. Nhưng không ai có thể xem nhẹ lần gặp gỡ thứ 2, thứ 5 và thậm chí là 25. Đó chính là thời điểm mối quan hệ giữa bạn và khách hàng dần đơm hoa kết trái và tiến triển thêm một bậc. Danh tiếng có được sau khi bạn thực hiện đúng các cam kết sẽ khiến cho doanh số bán hàng của bạn tǎng lên. Hãy nhìn vào một số ý tưởng về việc chǎm sóc khách hàng trước khi bán hàng mà các chuyên gia đã đúc kết thông qua chu kỳ của quá trình bán hàng. Hãy lắng nghe một người bán hàng chuyên nghiệp "Xin chào, tên tôi là....Tại mỗi nơi tôi có mặt, mục tiêu của tôi là gặp gỡ ít nhất 10 người mới. Trong vòng 24 giờ, tôi sẽ gửi tới người mới quen biết một thư điện tử hay một tấm thiệp nói rằng tôi đã rất thích cuộc nói chuyện giữa 2 bên và thông qua 1 hoặc 2 câu ngắn gọn nhắc họ nhớ đến những gì tôi có thể làm cho khách hàng của tôi. Tôi cũng có thể yêu cầu họ chỉ dẫn tôi đến một người nào đó có thể giúp cho doanh số bán hàng của tôi tǎng lên. Trong số 10 người này, tôi thường chọn chỉ 1 hoặc 2 người để đích thân gặp gỡ. Cuộc gặp thường diễn trong một giờ đồng hồ và thông qua đó tôi sẽ giới thiệu về dịch vụ tôi đang cung cấp hoặc trao đổi về việc giới thiệu tới người khác tại một quán cà phê nào đó". Một điều cơ bản cần ghi nhớ sau một ngày gọi điện hoặc gõ cửa để thiết lập mối quan hệ mới là phải duy trì chǎm sóc mối quan hệ này. Hãy gửi một bức thư ngắn hoặc một email tới mỗi người bạn đã trò chuyện để khẳng định, trong thời gian tới bạn sẽ tiếp tục gặp gỡ và trò chuyện với họ. Hãy để cho họ biết họ luôn là những vị khách hàng đáng được quan tâm. Đừng bao giờ quên nhắc đến những chủ đề cần lưu ý hoặc những số điện thoại hữu ích mà bạn đã hứa sẽ cung cấp. Tốt nhất là không cung cấp toàn bộ thông tin mà phía bên kia đang tìm kiếm trong cuộc gặp đầu tiên, khi ấy sẽ tạo cho đối tác một cảm giác luyến tiếc. Bạn hãy ra về với lời hứa rằng, vấn đề này bạn sẽ giải quyết sớm. Như vậy, không những bạn có cơ hội gặp lại họ lần sau mà còn tạo cho phía bên kia cảm giác tin cậy khi bạn thực hiện chính xác những lời hứa của mình. Bạn có chắc mình sẽ không quên bất cứ một người nào? Cách dễ dàng nhất để đảm bảo trong trường hợp trí nhớ của bạn không thể kiểm soát hết là hãy thiết lập một danh sách những người bạn đã gặp gỡ và ghi vào cạnh đó một vài dòng chú ý. Từ đó, sau mỗi lần bán hàng xong, bạn nên viết những điều cần lưu ý về việc chǎm sóc khách hàng trước khi kết thúc một ngày làm việc. Điều đó sẽ đem đến cho bạn một hiệu quả làm việc cao hơn Cho dù bạn gặp gỡ những khách hàng mới như thế nào thì cách tuyệt vời để tạo lập và thể hiện sự tin tưởng đối với khách hàng là lên một kế hoạch tiếp cận khách hàng và sau đó thực hiện đúng những gì đã ghi trong kế hoạch - thậm chí chỉ là một cuộc gọi lại cho khách hàng sau một khoảng thời gian nào đó. Bạn hãy nói một điều gì đó như "Ông X, chúng ta đã trao đổi với nhau vào ngày 8/3 và ông đã yêu cầu tôi hãy liên lạc lại với ông trong 1 tháng. Vâng, hôm nay là 8/4 vì vậy tôi đã có mặt ở đây". Nếu người đó nhận ra rằng, họ có thể tin cậy vào bạn trong những vấn đề nhỏ thì họ biết, họ cũng có thể đặt niềm tin vào bạn trong những vấn đề lớn. Hiếm có người nào trao những hợp đồng quan trọng cho một người bán hàng mà họ không thể tin tưởng trong những vấn đề dù là nhỏ nhất. Một người bán hàng khác cho biết "Lòng tin cần luôn được đặt lên hàng đầu. Một lần, tôi đã gặp một người và người đó đã hỏi tôi có thể đào tạo về bán hàng cho một khán giả đặc biệt không. Không suy nghĩ, tôi đã thốt lên "Chắn chắn được". Tuy nhiên về sau, khi suy nghĩ kỹ tôi thấy rằng tôi không thể tập trung cho công việc này được. Mặc dù tôi có thể dễ dàng để đề nghị này trôi qua nhưng tôi vẫn phải giải thích kỹ lưỡng với khách hàng vì sao tôi khước từ lời mời này. Tôi đã làm như vậy chủ yếu bởi vì tôi không muốn bất cứ ai nghĩ hoặc nói với người khác rằng tôi đã không chǎm sóc khách hàng cẩn thận". Sau khi bạn đã thuyết phục được khách hàng bằng sự ra mắt đầy ấn tượng của mình (và đó có thể là một sự thể hiện đầy xuất sắc), bạn cần chuẩn bị kỹ cho những lần tiếp theo. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời cho tất cả các câu hỏi mà bạn đã không thể thực hiện trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, cung cấp thêm những thông tin mà các khách hàng của bạn muốn, và tận dụng bất cứ thời gian rảnh rỗi nào, hãy tạo cho họ cảm giác thỏa mãn với những điều mà họ muốn. Nếu có thể, bạn cố gắng tiến gần hơn mục tiêu trong quá trình gặp gỡ. Nếu các khách hàng tương lai của bạn không đưa ra những câu khẳng định "có", thì ít ra bạn cũng phải có được danh sách của các mặt hàng sẽ mang lại cho bạn câu trả lời "có" một khi các khách hàng được thoả mãn. Đừng trì hoãn quá trình theo đuổi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì bạn đang làm, đó là: bán hàng. Có cần chǎm sóc khách hàng sau khi hợp đồng được ký kết ? Ký kết hợp đồng ư? Bất cứ ai cũng nghĩ rằng điều đó quá dễ. Nhưng ngay cả sau khi việc bán hàng đã được thực hiện, vẫn cần tới rất nhiều dịch vụ chǎm sóc khách hàng - từ việc có được một chữ ký hợp pháp cho tới việc tổ chức giao hàng và lựa chọn hình thức thanh toán. Bất cứ một người bán hàng có kinh nghiệm nào cũng có thể kể cho bạn hàng tá chuyện về các hợp đồng bị đổ vỡ chủ yếu vào thời điểm cuối cùng do 2 bên không chú ý tới một vài chi tiết đã thỏa thuận trước đây. Thời điểm tốt nhất để bạn cho khách hàng thấy sự cẩn thận và đáng tin cậy của mình không phải là giai đoạn đầu của mối quan hệ, mà nó xuyên suốt toàn bộ quá trình bán hàng - và đặc biệt là trong giai đoạn cuối. Chǎm sóc khách hàng trước bán không chỉ là khâu cuối cùng của quá trình - nó thúc đẩy cả quá trình bán hàng và thúc đẩy các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi khách hàng tỏ ra do dự và chần chừ thì sự kiên trì và nhẫn nại của bạn sẽ khiến họ phải mở hầu bao. Nói tóm lại, cho dù khách mua hàng của bạn ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên hay sau khi bạn đã gặp gỡ nhiều lần thì việc chǎm sóc khách hàng trước bán hàng luôn có ý nghĩa lớn lao và mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp bạn. Sáu “phương thuốc” để khách hàng hài lòng Theo những kết quả mới nhất về chỉ số hài lòng của khách hành đã chỉ ra sự suy giảm không ngừng niềm tin của họ đối với các loại hàng hóa/dịch vụ. Vậy đâu là giải pháp để nâng cao dịch vụ khách hàng cho hàng hóa/dịch vụ của công ty bạn? Nhưng thực ra chỉ với một chút ít quan tâm tới những tiểu tiết trong kinh doanh, bạn có thể biến những khách hàng cau có của mình thành những người vui vẻ. Những cạm bẫy trong giao tiếp Nghe và lắng nghe là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Tôi tin rằng hầu hết những người làm kinh doanh làm cho khách hàng của mình không hài lòng bởi họ không biết lắng nghe những gì khách hàng muốn. Ví dụ: Một khách hàng tìm đến một nhà tạo mẫu tóc và nói rằng: “Tôi muốn một kiểu tóc với một vài sợi cong, mềm, loăn xoăn”. Khi cô thợ tóc ấy kết thúc công việc, tóc của người khách thẳng như khúc gỗ, cô nói: “Đẹp rồi đấy, bạn có thể về”. Về ư? Liệu cô ấy có lắng nghe những gì khách hàng đã nói? Sự thiếu quan tâm của cô ấy tới những gì khách hàng đã nói khiến họ không muốn quay trở lại lần thứ hai. Khách hàng sẽ không hài lòng khi bạn không quan tâm và thực hiện tốt nhất trong khả năng có thể để thỏa mãn những yêu cầu của họ. Chia sẻ trách nhiệm Mỗi người cần có trách nhiệm để công việc được hoàn thành tốt. Hầu hết chúng ta đều mệt mỏi khi công việc kinh doanh không suôn sẻ. “Máy tính của tôi bị hỏng; Đó không phải là vấn đề của tôi; Tôi chỉ bắt đầu ở đó; Tôi không biết làm thế nào để làm việc đó”, đó là những điều bạn hay nghe được từ các nhân viên. Trách nhiệm của mọi công ty là phải đào tạo nhân viên thành thạo với các công cụ cũng như đáp ứng được những gì họ cần có để thỏa mãn khách hàng. Tức là bạn cần chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên bằng cách hỗ trợ để họ làm tốt nhiệm vụ của mình. Chú ý tới sự thể hiện của các nhân viên Mỗi nhân viên đều là một sứ giả đại diện cho công ty của bạn. Một công ty lớn với hàng ngàn nhân viên, tức là bạn có hàng ngàn đại diện, vấn đề bạn phải làm thế nào để họ tạo ra một hình ảnh nhất quán thể hiện được mục đích kinh doanh của bạn. Các khách hàng có thể không bao giờ gặp người đứng đầu công ty, nhưng họ luôn “cho điểm” hoặc “trừ điểm” công ty của bạn thông qua những người “đại diện” bất đắc dĩ này. Hãy sử dụng bộ não của mình Khách hàng luôn chỉ muốn nhận được những câu trả lời đơn giản cho những vấn đề họ gặp phải và họ cần bạn để giải quyết những vấn đề đó càng nhanh càng tốt. Khách hàng sẽ khó chịu khi nhân viên không phải là những người giải quyết vấn đề. Tử tế (Ân cần, tốt bụng) Bốn từ rất đơn giản giúp bạn kéo khách hàng quay trở lại với mình. Nếu được lựa chọn một từ để làm định hướng cho các hành động của nhân viên , thì nên chọn từ “tử tế”. Một nhân viên tử tế không đánh giá vội vàng hay làm bẽ mặt khách hàng của mình. Họ luôn làm hài lòng khách hàng và không bao giờ đối xử một cách tự cao tự đại. Họ không bao giờ lên cao giọng, họ luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, luôn nở nụ cười và họ biết làm thế nào để phát triển mối quan hệ bằng lòng tốt của mình. Khách hàng thực sự sẽ quay lưng lại với bạn nếu nhân viên phục vụ không tử tế. Mới mẻ Bạn có cập nhật thông tin thường xuyên về việc làm thế nào để điều hành công việc kinh doanh được tốt hơn? Một khách hàng thường có rất nhiều giả định về công viêc kinh doanh của bạn thông qua ấn tượng đầu tiên. Những ấn tượng đầu tiên của họ thường có qua các quảng cáo, trang web công ty, một bản tóm tắt của công ty và thậm chí qua hình thức và cách ăn mặc của các nhân viên trong công ty. Những giả định đó có thể đúng hoặc sai. Nếu các hoạt động kinh doanh không được phổ biến trên web, tại sao các khách hàng lại phải nghĩ rằng bạn đang cố gắng để làm ra những sản phẩm mới nhất và tiện lợi nhât? Mới hơn, tốt hơn, nhanh hơn là tất cả những gì khách hàng mong muốn. Khách hàng sẽ thất vọng nếu họ muốn có một phiên bản sản phẩm mới hơn nhưng bạn thì lại không có nó. Càng chạy đua với cuộc sống, chúng ta càng không đủ kiên nhẫn với từng khách hàng. Bạn đã làm những gì khiến khách hàng không hài lòng? Bạn cũng nhận thấy rằng,không bao giờ và không khi nào, bạn có thể điều hành công việc kinh doanh hoàn hảo 100%. Nếu bạn là một người may mắn, khách hàng sẽ nói thẳng với những gì bạn cần khắc phục để phát triển. Và nhưng lời nói này rẻ hơn rất nhiều so với chất Botox! (Botulinum toxin) - một loại độc dược mang lại nhiều phép màu kỳ diệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham-soc-pdf-44627.pdf