Chăm sóc đời sống người cao tuổi – Hỗ trợ hoạt động ăn uống

Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng. Tính đến thời điểm năm 2017, tỷ lệ

người cao tuổi được dự báo chiếm đến 10% dân số. Với tình hình hiện nay tại Việt Nam, người cao tuổi

phần đông chưa được quan tâm chăm sóc từng hoạt động từ cơ sở vật chất đến tinh thần. Nhiều người

cao tuổi phải sống trong cô đơn, tự sinh hoạt một mình. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm tác giả phát triển

sản phẩm hỗ trợ hoạt động ăn uống cho người cao tuổi giúp cải thiện chất lượng đời sống sinh hoạt hằng

ngày.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chăm sóc đời sống người cao tuổi – Hỗ trợ hoạt động ăn uống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
589 CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG NGƢỜI CAO TUỔI – HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĂN UỐNG Phạm Yến Nhi, Bùi Trần Quỳnh Hƣơng, Lƣu Kiến Định, Cao Nguyễn Minh Thy, Võ Thiện Trung GVHD: ThS. Nguyễn Thùy Dung Viện Công Nghệ Việt – Nhật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng. Tính đến thời điểm năm 2017, tỷ lệ người cao tuổi được dự báo chiếm đến 10% dân số. Với tình hình hiện nay tại Việt Nam, người cao tuổi phần đông chưa được quan tâm chăm sóc từng hoạt động từ cơ sở vật chất đến tinh thần. Nhiều người cao tuổi phải sống trong cô đơn, tự sinh hoạt một mình. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm tác giả phát triển sản phẩm hỗ trợ hoạt động ăn uống cho người cao tuổi giúp cải thiện chất lượng đời sống sinh hoạt hằng ngày. Từ khóa: Ăn uống, đũa ăn, người cao tuổi, run tay, thức ăn dạng sợi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010), tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm 10% tổng dân số vào năm 2017. Như vậy, theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP), dân số Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2017. Theo báo cáo tổng quan của ngành Y tế năm 2016, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) sống chung với bệnh tật trong một thời gian dài khá cao, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày của họ cũng như trong các hoạt động khác. Cụ thể, kết quả điều tra người cao tuổi năm 2011 cho thấy 71.6% NCT gặp ít nhất một khó khăn về vận động (phổ biến nhất là ngồi hoặc ngồi xổm, lên xuống cầu thang, đứng lên từ tư thế ngồi). Mức độ khó khăn tăng theo nhóm tuổi. Dự báo trong giai đoạn năm 2019-2049, tỷ lệ người cao tuổi cần chăm sóc do bị ảnh hưởng bởi ít nhất một chức năng thể chất hoặc tinh thần sẽ tăng đáng kể từ 2,5 triệu người lên tới hơn 10 triệu người. Từ những con số thống kê trên, nhóm nhận thấy được nhu cầu cần được chăm sóc, hỗ trợ NCT nói chung trong hiện tại cũng như tương lai ngày càng lớn. Đặc biệt với NCT bị chứng run tay, họ thực sự gặp khó khăn trong việc kiểm soát các động tác của mình một cách linh hoạt. Theo Công ty chăm sóc dinh dưỡng & sức khỏe Nutricare (2017), chứng run tay không gây ra thiệt hại về sức khỏe tinh thần hay vật chất, tuy nhiên chúng lại chính là tác nhân cản trở vận động và sinh hoạt của NCT. Trong bài báo này, nhóm tác giả đặc biệt quan tâm tới sự ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày của NCT, họ khó kiểm soát linh hoạt được các hoạt động của mình. Theo bài viết trên trang của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, người ta thấy có sự giảm diện tích hấp thu ở ruột, giảm khối lượng và chức năng chế tiết ở gan đối với NCT. Ðiều này khiến NCT giảm hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng mà họ sử dụng. Do đó, NCT cần ăn đủ về lượng và đa chất như bột đường (có nhiều trong mỳ, miến, phở, cháo), đạm và các vi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, để NCT dễ hấp thu và ngấm men tiêu hóa, thực phẩm cho NCT tốt nhất nên được nấu nhừ và cắt nhỏ. Xuất phát từ những nghiên cứu dinh dưỡng trên, nhóm tập trung nghiên cứu vào dạng thực phẩm được nhiều NCT sử dụng nhất là thức ăn dạng sợi. 590 2. KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY 2.1 Trong sinh hoạt nói chung Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2016, quá trình lão hoá gắn liền với sự suy giảm các chức năng của NCT. Điều đó khiến NCT bị mất dần các chức năng cơ bản như nghe, nhìn, giữ thăng bằng, tập trung hoặc ghi nhớ. Cụ thể, NCT gặp khó khăn lớn nhất là ngồi dậy khi nằm (30,8%), và khó khăn ít phổ biến nhất là tắm/rửa và mặc quần áo và cởi quần áo (12.9%). Biểu đồ 2.1. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày của NCT Việt Nam theo nhóm tuổi Nguồn: Báo cáo tổng quan Ngành Y Tế (2016): Các kết quả chủ yếu. 2.2 Trong hoạt động ăn uống, đặc biệt với thức ăn dạng sợi Nhận thấy được những khó khăn đó, nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về thực trạng hoạt động ăn uống của NCT và đặc biệt là với nhóm thức ăn khá phổ biến với họ - thức ăn dạng sợi, trơn trượt dễ rớt. Nhóm tiến hành khảo sát để làm rõ tình hình thực tế hiện tại thông qua việc khảo sát 113 người bao gồm cả NCT và người thân có NCT sống chung. Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ NCT gặp khó khăn khi ăn thức ăn dạng sợi Biểu đồ 2.2 thể hiện kết quả cho câu hỏi “Người cao tuổi gặp khó khăn khi ăn thức ăn dạng sơi”. Biểu đồ cho thấy tỷ lệ NCT gặp khó khăn chiếm 92,9%. Tỷ lệ người không gặp khó khăn chỉ chiếm 7,1%. Ngay cả đối với thế hệ trẻ khả năng kiểm soát hoạt động tốt, đôi khi ăn thức ăn dạng sợi cũng rất khó gắp và có thể bị rơi nhất là khi dùng đũa. Con số này cho thấy thực tế NCT trong khảo sát thực sự gặp vấn đề khi ăn thức ăn dạng sợi. 591 Biểu đồ 2.3. Thời gian NCT giữ được thức ăn trên dụng cụ ăn Để làm rõ khó khăn khi ăn thức ăn dạng sợi, nhóm tìm hiểu thời gian NCT có thể giữ cân bằng thức ăn trên dụng cụ ăn, hoặc giữ được cho đến khi đưa vào miệng. Cụ thể, NCT có thể giữ thức ăn trên đũa/nĩa từ 10 - 15s chiếm 59,3% và là tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ người có thể giữ trên 20s chiếm 21.2%, từ 3-5s chỉ chiếm 16.8%. Còn lại số ít chỉ có thể giữ dưới 3s, đây có thể là những NCT đang ở tình trạng bệnh run tay dạng nặng. Kết quả cho thấy NCT không thể giữ thức ăn trên đũa/nĩa quá lâu (phần lớn là từ 10 đến 15s), việc này sẽ dẫn đến thời gian để ăn khá lâu. Biểu đồ 2.4. Dạng sợi NCT ít gặp khó khăn Theo nghiên cứu, NCT ăn thức ăn dạng sợi tốt cho tiêu hóa, tuy nhiên quả thực họ gặp không ít khó khăn khi ăn dạng thức ăn này. Nguyên nhân chủ yếu là do độ trơn trượt và do thức ăn dạng sợi quá dài. Tuy nhiên, dạng sợi tròn hay dẹt sẽ có tác động khác nhau đến NCT. Họ ít gặp khó khăn khi ăn thức ăn dạng dẹt, 77% người tham gia khảo sát đồng ý với điều này. Vậy có thể thấy, NCT gặp khó khăn nhiều hơn đối với sợi tròn. Vì thế, nhóm cần nghiên cứu để hạn chế sự khó khăn của sợi tròn này. Biểu đồ 2.5. Dụng cụ NCT hay sử dụng khi ăn 592 Vậy khi ăn, NCT hay dùng dụng cụ nào mà dẫn đến sự khó khăn này? Kết quả khảo sát cho thấy đa số NCT đều sử dụng đũa, chiếm 78,8%, tỷ lệ người sử dụng nĩa chỉ chiếm gần 1/3 (33,6%) và số ít người sử dụng muỗng khi ăn, chỉ chiếm 11,5%. Kết quả này không quá lạ so với thói quen ăn uống của người Việt Nam, ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc, sử dụng đũa trong khi ăn. Nĩa là dụng cụ được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng đối với Việt Nam, nhất là nhóm NCT thì còn khá mới và không quen sử dụng. Chính do vậy, thức ăn dạng sợi có độ trơn trượt cao, dạng sợi dài thêm vào đó NCT có thói quen sử dụng đũa sẽ càng gặp khó khăn hơn. Biểu đồ 2.6. Thời gian NCT hoàn thành bữa ăn thức ăn dạng sợi Như kết quả của câu hỏi khảo sát biểu đồ 3.3, đa số NCT trong khảo sát chỉ giữ được đồ ăn trên dụng cụ ăn từ 10-15s, điều này khiến thời gian hoàn thành bữa ăn (như mỳ, miến, phở, hủ tiếu) của NCT, đặc biệt với những người bị bệnh run tay lâu hơn so với người bình thường. Tỷ lệ người mất từ 30 phút đến 1 tiếng chiếm khá cao (61.9%). Có đến 21,2% số người mất hơn 1 tiếng để hoàn thành bữa ăn, nhóm người này có thể bệnh run tay ở dạng nặng và không có người thân ở bên cạnh hỗ trợ. Tỷ lệ người có thể ăn xong dưới 30 phút chiếm ít nhất chỉ với 16,8%. Những câu hỏi khảo sát trên nhóm thực hiện với mục đích làm rõ sự khó khăn của NCT khi ăn thức ăn dạng sợi. Qua khảo sát cho thấy, nhóm NCT thực sự gặp khó khăn khi ăn thức ăn dạng sợi (cả tròn và dẹt), thể hiện qua khả năng giữ đồ ăn trên dụng cụ ăn và thời gian để họ hoàn thành 1 bữa ăn. 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Thực tế các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã được tiến hành nhằm mục đích hỗ trợ nhóm đối tượng này. Năm 2016, Liftware, một công ty con của Google chuyên sản xuất những chiếc thìa chạy điện được thiết kế để giúp người có vấn đề về tay ăn mà không làm rớt đồ chính thức ra đời sản phẩm Liftware Steady và Liftware Level. Sản phẩm được thiết kế có đầu dây nối có thể được gắn vào tay người dùng để tránh việc nó bị rơi. Phần thông minh nằm ở đầu bên có chiếc thìa tránh việc rơi rớt thức ăn bằng cách nhận ra chuyển động của bàn tay người dùng và sau đó liên tục cân bằng bằng cách chuyển động thân hình dẻo dai của chiếc thìa. Để làm được điều đó, chiếc thìa này được trang bị cảm biến chuyển động và một con chip được tích hợp sẵn. Cùng năm đó, tổ chức International Essential Tremor Foundation (IETF) cho ra mắt sản phẩm SteadyRest. Sản phẩm có thiết kế gọn nhẹ hoạt động với tất cả các loại dĩa và thìa, thậm chí là nhựa. SteadyRest có thể được sử dụng dễ dàng với dây đeo khóa dán có hai nút điều chỉnh để phù hợp với nhiều kích thước bàn tay khác nhau. Đặc biệt sản phẩm này còn có thể được sử dụng với bút và bút chì. Bằng cách điều chỉnh vị trí của thiết bị trên tay, người dùng có thể viết trơn tru và có kiểm soát được hoạt động tay khi ăn uống. Sản phẩm khá thích hợp với những người bị run vô căn ở tình trạng nhẹ và trung bình. 593 Chứng kiến các cụ già và bệnh nhân mắc bệnh Parkinson bị run tay, khó khăn trong việc ăn uống, nhóm sinh viên năm cuối ngành cơ điện tử trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã cùng nhau thiết kế, chế tạo máy hỗ trợ ăn uống với tên gọi Feedbot. Sản phẩm cánh tay robot của nhóm tác giả đã giành giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2017. Chiếc máy được thiết kế khá đơn giản, có ba khay đựng thức ăn có thể xoay tròn và có gắn một thiết bị giống như một cánh tay, đính kèm muỗng xúc thức ăn. Cánh tay robot này có thể được điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên máy tính cho NCT không có người thân bên cạnh. Sản phẩm này còn có thể phân tích hàm lượng dĩnh dưỡng hấp thụ, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Dựa trên những khảo sát và tìm hiểu ở trên, nhóm tác giả tiến hành đưa ra các giải pháp để hỗ trợ hoạt động ăn uống, đặc biệt với thức ăn dạng sợi. Sản phẩm cuối cùng được chọn với tên gọi “Đũa siêu dính” với cấu tạo và cách sử dụng như dưới đây. Hình 3.1. Cấu tạo đũa siêu dính Hình 3.2. Sản phẩm 3D Các chi tiết của đũa như trong hình mô tả bao gồm: Nút xoay, lõi xoay, khớp vặn, vỏ đũa, nút đóng lưỡi dao, lưỡi dao, khớp nối, miếng chắn và phần răng cưa trên đầu đũa Nguyên lý hoạt động của đũa: – Nút xoay sẽ được gắn cố định với phần lõi xoay. Phần này sẽ được gắn với phần thân trên A và sẽ được gắn trực tiếp với thân dưới B bởi một khớp vặn. Sản phẩm có thể tháo rời dễ dàng và vệ sinh. – Phần còn lại của lõi xoay thì nằm trong phần thân dưới B có thể xoay được. Khi xoay phần lõi được thiết kế hình răng cưa khớp với nhau sẽ cố định được phần dao đẩy ra ngoài. Khi xoay lại khớp không trùng nhau sẽ đưa dao quay về vị trí ban đầu. Dao được gắn với lõi xoay bởi một cái nút trên dao sẽ có một cái lỗ nhỏ gắn vào đó nên có thể thay lưỡi dao. – Đôi đũa sẽ rổng để có thể làm lõi xoay bên trong nên thức ăn có thể rơi vào nên ở phần đầu đũa sẽ được lắp một tấm chắn. Tấm chắn này được lắp cố định bởi một khớp nối. Khi đẩy lưỡi dao xuống dưới miếng chắn sẽ mở ra để lưỡi dao ra bên ngoài. Khi lưỡi dao thu vào nó sẽ tự động đóng lại. (tương tự nguyên lí của bảng lề cưa). – Phần răng cứ được cắt gọn trên đũa những phần răng sẽ được làm gần sát vào nhau và độ sâu của mỗi khe khoảng 0,1cm tạo độ nhám để giữ thức ăn sợi trơn không bị rơi. 594 4. KẾT LUẬN Đối với sản phẩm này, NCT có thể dễ dàng vệ sinh sản phẩm sau khi cắt thức ăn, có thể tự cắt nhỏ thức ăn kể cả đối với thức ăn không phải dạng sợi, cấu tạo của đũa thực hiện theo nguyên lý bút xoay cũng khá gần gũi và dễ sử dụng. Nếu được đưa vào thực tế sử dụng, có thể hạn chế tốt tình trạng rơi rớt thức ăn dạng sợi cho NCT. Sản phẩm nhằm mục đích hỗ trợ người cao tuổi trong ăn uống, được dùng để cắt nhỏ thức ăn khi ăn vào sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn, không chỉ sử dụng với thức ăn dạng sơi (như mỳ, miến, phở) mà với nhiều loại thức ăn khác (thịt, rau, cá). Sản phẩm còn giúp NCT dễ dàng gắp thức ăn với thiết kế rãnh trên đầu đũa. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu, nguồn lực và kiến thức về lĩnh vực cơ học còn hạn hẹp, sản phẩm chưa thực sự hoàn hảo. Có khả năng một số ít NCT gặp khó khăn khi sử dụng sản phẩm do phải xoay dao và khi cắt thức ăn nếu không cẩn thận có thể gây trầy xước tay hoặc chảy máu. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm ra chất liệu phù hợp cũng như cách thức hoạt động của từng chi tiết hợp lý hơn và đưa sản phẩm vào quá trình thử nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UNFPA Vietnam. 2010a. “Population Changes and Education in Vietnam”, Monograph series of Vietnam National Population Census 2009. Hanoi: UNFPA. [2] GSO (Tổng cục Thống kê). 2010. “Dự báo dân số Việt Nam, 2009-2059” (bản thảo). Hà Nội: GSO [3] Công ty chăm sóc dinh dưỡng & sức khỏe Nutricare (2017), “Chứng Run Tay Ở Người Cao Tuổi”, [4] Bộ Y tế Việt Nam (2018), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 - Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam, NXB Y học. [5] Người cao tuổi nên ăn gì để khỏe. (n.d.). Truy xuất từ https://hongngochospital.vn/nguoi-cao-tuoi- nen-an-gi-de-khoe/ [6] Lê Phương. 2017. Robot đút thức ăn cho người già và bệnh nhân Parkinson đạt giải Nhất Sinh viên NCKH, xem 17/12/2017. Truy xuất từ https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thiet-bi-ho-tro-bua- an-cho-nguoi-gia-va-benh-nhan-parkinson-dat-giai-nhat-sinh-vien-nckh-20171217083655576.htm [7] International Essential Tremor Foundation. 2016. Assistive Devices. Truy xuất từ https://www.essentialtremor.org/treatments/assistive- devices/?fbclid=IwAR1n9ECWyF9cfCwNf0a1V8T1P4AYf82p2RtyWspT91ceRiXZuLTxSfOHVWg [8] SteadyRest - Dining aids. 2016. Truy xuất từ https://www.steadyrest.org/parkinsons

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham_soc_doi_song_nguoi_cao_tuoi_ho_tro_hoat_dong_an_uong.pdf