Mục tiêu
• Nhận biết ĐTĐ typ 1 và typ 2 ở người trẻ
• Thiết lập kế hoạch điều trị cụ thể cho nhóm
bệnh nhân trẻ
• Áp dụng các biện pháp sàng lọc và can thiệp
cho các bệnh lý phối hợp và biến chứng ĐTĐ
• Tạo thuận lợi chăm sóc ĐTĐ giai đoạn chuyển
tiếp từ thiếu niên sang người trưởng thành
47 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chăm sóc đái tháo đường giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên sang người trưởng thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc đái tháo đường giai đoạn
chuyển tiếp từ thiếu niên sang người
trưởng thành
Mục tiêu
• Nhận biết ĐTĐ typ 1 và typ 2 ở người trẻ
• Thiết lập kế hoạch điều trị cụ thể cho nhóm
bệnh nhân trẻ
• Áp dụng các biện pháp sàng lọc và can thiệp
cho các bệnh lý phối hợp và biến chứng ĐTĐ
• Tạo thuận lợi chăm sóc ĐTĐ giai đoạn chuyển
tiếp từ thiếu niên sang người trưởng thành
Đặc điểm của ĐTĐ typ 1 và typ 2
trên thanh thiếu niên và người trẻ
Đặc điểm ĐTĐ typ 1 ĐTĐ typ 2
Tuổi khới phát 6 tháng – thiếu niên thường sau dậy thì
Lâm sàng
thường khởi phát
nhanh, cấp tính
rất thay đổi; từ từ, nhẹ
nặng
Yếu tố tự miễn Có Không
Nhiễm toan ceton Thường có Hiếm gặp
Glucose máu Cao Rất thay đổi
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Đặc điểm của ĐTĐ typ 1 và typ 2
trên trẻ em và thanh thiếu niên
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Đặc điểm ĐTĐ typ 1 ĐTĐ typ 2
Béo phì
Theo tỷ lệ chung của
quần thể
Gặp thường xuyên hơn
Acanthosis nigricans Không Có
Tần suất (% trong số
tất cả bệnh nhân ĐTĐ
trẻ tuổi)
90%+
<10% ở hầu hết các
nước
Bố mẹ bị ĐTĐ 2-4% 80%
Các triệu chứng
• Đái nhiều
• Khát – uống nhiều
• Nhìn mờ
• Gầy sút cân
• Có glucose trong nước tiểu
• Có thể ceton trong nước tiểu
• Triệu chứng rất thay đổi từ không cấp cứu cho đến mất
nước nặng, sốc và nhiễm toan ceton
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Nhận biết nhiễm toan ceton
• Mất nước nặng
• Thường có nôn, đau bụng
• Tiểu nhiều dù mất nước
• Gầy sút cân
• 2 má, môi đỏ
• Hơi thở mùi acetone
• Tăng thông khí
• Rối loạn tri giác (mất định hướng, hôn mê)
• Giảm tưới máu ngoại vi, mạch nhanh
• Tụt huyết áp, sốc, xanh tím ngoại vi
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Nhiễm toan ceton: xử trí
• Ngay lập tức xác định chẩn đoán:
• Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm
sàng
• Cần thiết:
• Hồi sức, đặt đường truyền tĩnh mạch, insulin
• Theo dõi sát:
• Tần suất: thường xuyên
• Đánh giá sự tiến triển của bệnh
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
ĐTĐ typ 1 và “giai đoạn trăng mật”
• Là giai đoạn bệnh thoái lui một phần
• Tụy đứa trẻ còn sản xuất insulin
• Giảm nhu cầu insulin hàng ngày (<0.5 đơn vị/kg cân
nặng/ngày và HbA1c <7%)
• Điển hình: kéo dài 6 tuần – 2 năm
• Nên giáo dục cho gia đình về bản chất của quá
trình này tránh hy vọng sai lệch.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Điều trị ĐTĐ typ 1 ở trẻ em
Mục tiêu điều trị
• Kiểm soát glucose máu
• Giảm thiểu biến chứng cấp
• Dự phòng các biến chứng mạn tính
• Đảm bảo quá trình phát triển tâm lý bình thường
Tamborlane WV, et al. In: Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. ADA. 5th Edition. 2009.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Mục tiêu glucose máu và HbA1c
theo lứa tuổi
Tuổi
Glucose máu (mg/dL)
A1C
Trước ăn
Trước khi đi
ngủ/qua đêm
0-6 tuổi 100-180 110-200 <8.5%
6-12 tuổi 90-180 100-180 <8%
13-19 tuổi 90-130 90-150 <7.5%
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Điều trị insulin cho ĐTĐ typ 1
• Phác đồ insulin nền - bolus
• Insulin truyền dưới da liên tục
• Insulin tiêm dưới da nhiều mũi
Insulin “hiệu chỉnh”: Cần hiệu chỉnh để đạt mục tiêu glucose máu tránh
gây hạ glucose máu, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường
Tamborlane WV, et al. In: Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. ADA. 5th Edition. 2009.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Điều trị ĐTĐ typ 2 ở trẻ em
Mục tiêu chăm sóc
Giảm cân
Tăng cường
tập luyện
Bình thường
hóa glucose
máu
A1C <7%
Kiểm soát
bệnh lý phối
hợp
• THA
• RL lipid máu
• Bệnh thận
• Gan nhiễm mỡ
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Điều trị ĐTĐ typ 2
Glucose bất kỳ
>250 mg/dl + các
triệu chứng lâm
sàng
Không triệu
chứng
Triệu chứng nhẹ,
không có nhiễm
toan ceton
Chiến lược điều trị tùy theo mức độ bệnh
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Điều trị ĐTĐ typ 2: Có triệu chứng
Insulin
Chế độ ăn
Luyện tập
Metformin
Cố gắng giảm
liều insulin
Điều trị như
nhóm: “không
triệu chứng”
Nếu
glucose
máu đạt
mục tiêu
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Điều trị ĐTĐ typ 2:
không có triệu chứng
Chế độ ăn & luyện tập
Metformin
Thêm sulfonylurea hoặc chuyển
sang insulin
Chuyển sang điều trị insulin +
metformin
Nếu không đạt mục tiêu glucose máu
Nếu không đạt mục tiêu glucose máu
Nếu không đạt mục tiêu glucose máu
Theo dõi
hàng tháng
và xét
nghiệm
HbA1c mỗi
3 tháng
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Chiến lược điều trị: ĐTĐ typ 1 và typ 2
Liệu pháp dinh dưỡng
Những vấn đề:
•Nhu cầu dinh dưỡng vs. thực phẩm yêu thích
•“Hòa đồng” với bạn bè
•Lo lắng về “hình ảnh bản thân”
•Các rối loạn ăn uống
•Các bữa tiệc, dịp lễ đặc biệt, picnic qua đêm
Khuyến cáo: Cần phối hợp với các chuyên gia dinh
dưỡng nhi khoa. Cần xem xét vấn đề văn hóa và truyền
thống gia đình cũng như nhu cầu của đứa trẻ.
Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Luyện tập dành cho đứa trẻ bị ĐTĐ
• ĐTĐ typ 1: điều chỉnh bữa ăn phụ và lượng
insulin tùy theo mức độ vận động.
• ĐTĐ typ 2: khuyến khích tập luyện, tránh lối
sống lười vận động.
• Hạn chế thời gian “ngồi trước màn hình” (vi tính,
video game etc.)
• Tham gia vào các hoạt động nhóm
• Hỗ trợ từ gia đình
Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
Tự điều trị
• Các tác động từ gia đình rất quan trọng
• Tự theo dõi: rất quan trọng
• Thường 4-6 lần/ngày
• Nhằm đánh giá kiểm soát glucose máu và giảm nguy
cơ biến chứng cấp và biến chứng mạn
• Khuyến khích thiếu niên tăng cường trách nhiệm
tự quản lý ĐTĐ cùng sự hỗ trợ từ phía gia đình
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Theo dõi những ngày ốm
• Đưa ra các hướng dẫn cho cha mẹ đứa trẻ về
cách thức quản lý và theo dõi ĐTĐ khi ốm, khi
nào cần đi khám bác sỹ
• Không được tự ý ngừng tiêm insulin mặc dù có
thể phải điều chỉnh liều tiêm
• Theo dõi glucose máu và ceton niệu thường
xuyên hơn.
Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Sàng lọc và điều trị các bệnh lý phối
hợp và biến chứng mạn tính do ĐTĐ
Các khuyến cáo:
Bệnh lý thận (ĐTĐ typ 1)
Sàng lọc
•Xét nghiệm albumin niệu hàng năm, cùng với mẫu
nước tiểu bất kỳ kiểm tra tỷ số albumin/creatinin
Xử trí
•Thuốc ức chế men chuyển
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
Các khuyến cáo:
Tăng huyết áp (ĐTĐ typ 1)
Sàng lọc
• Nên theo dõi huyết áp ở tất cả các lần thăm khám
Xử trí:
• Điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập
• Nếu không đạt mục tiêu huyết áp sau 3-6 tháng:
dùng thuốc ức chế men chuyển
Mục tiêu: <130/80 mmHg
Hoặc
<95th % trung bình so với tuổi, giới và chiều cao
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Các khuyến cáo:
Rối loạn lipid máu (ĐTĐ typ 1)
Sàng lọc
• Nếu tiền sử gia đình có vấn đề hoặc không rõ: kiểm tra lipid
máu lúc đói ngay khi kiểm soát được glucose máu
• Tiền sử gia đình bình thường: sàng lọc ở tuổi dậy thì (≥10
tuổi)
Xử trí
• Tối ưu hóa glucose máu, điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập
• >10 tuổi: điều trị statin nếu,
• LDL cholesterol >160 mg/dL (4.1 mmol/L), hoặc
• LDL cholesterol >130 mg/dL (3.4 mmol/L) kèm theo 1
trong các yếu tố nguy cơ tim mạch
Mục tiêu: LDL cholesterol <100 mg/dL (2.6 mmol/L)
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Các khuyến cáo:
Bệnh lý võng mạc (ĐTĐ typ 1)
Sàng lọc
•Khám chuyên khoa Mắt
– Từ 10 tuổi; hoặc sau phát hiện ĐTĐ 3-5 năm
– Khuyến cáo theo dõi định kỳ bởi bác sỹ chuyên
khoa Mắt
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Các khuyến cáo:
Suy giáp (ĐTĐ typ 1)
Sàng lọc
•Xét nghiệm Anti-TPO và anti-TG tại thời điểm
phát hiện ĐTĐ; TSH xét nghiệm sau khi đã kiểm
soát các rối loạn chuyển hóa
• Nếu bình thường, tái kiểm tra mỗi 1-2 năm, hoặc bất
cứ khi nào bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức
năng tuyến giáp, bướu cổ, hoặc phát triển không bình
thường.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Các khuyến cáo: sàng lọc biến
chứng mạn tính của ĐTĐ typ 2
• Tăng huyết áp: kiểm tra huyết áp thường quy
• Rối loạn lipid máu: sàng lọc sau khi đã kiểm soát
các rối loạn chuyển hóa
• Bệnh lý võng mạc: khám mắt định kỳ hàng năm
• Bệnh lý thận: sàng lọc microalbumin niệu hàng
năm
ADA. Therapy for diabetes mellitus and related disorders. 5th Edition. 2009.
Các vấn đề về tâm lý
Các biến động về cảm xúc
Bệnh nhân
ĐTĐ lứa tuổi
thiếu niên
Cha mẹ
Biến loạn tâm lý
Lo lắng/dễ xúc động
Cảm giác tội lỗi
Anh chị em
Ghen tỵ vì sự quan
tâm
Hay để ý
Trách nhiệm
Giáo viên
Biến loạn tâm lý
Lo âu
Bạn bè đồng
trang lứa
Hay để ý
Trách nhiệm
Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
Giáo dục đái tháo đường
• Cần sự phối hợp nhiều thành phần bao gồm gia
đình, giáo viên và bạn bè
• Cần đánh giá thường xuyên và giáo dục
• Điều trị bệnh: bao gồm các kiến thức về bệnh, chỉnh
liều insulin, giải quyết tình huống, tuân thủ điều trị
• Đánh giá sự phát triển về thể chất, học vấn và tâm lý
IDF/ISPAD. Global Guideline for Diabetes in Childhood and Adolescence. 2011.
ĐTĐ lứa tuổi đi học
• Các giáo viên/nhân viên nhà trường cần được
giáo dục về ĐTĐ
• Cha mẹ cần
• Trao đổi với nhân viên nhà trường
• Cung cấp giáo dục cơ bản thiết yếu
• Cần huấn luyện cách thức xử trí trong trường hợp
khẩn cấp
• Đảm bảo các thiết bị hỗ trợ luôn sẵn sàng
Adapted from Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
Các thách thức ở lứa tuổi thiếu niên
• Tác động sinh lý của quá trình dậy thì lên glucose
máu
• Các vấn đề về “hình ảnh bản thân”
• Các tệ nạn xã hội, tiếp xúc với thuốc lá và thuốc gây
nghiện
• Sự che chở từ gia đình vs. mong muốn độc lập ở
tuổi thiếu niên
Các khuyến cáo: sử dụng các kỹ năng giao tiếp lấy
bệnh nhân làm trọng tâm, vừa chia sẻ vừa đảm bảo
tính riêng tư.
Adapted from Childs BP, et al. (Eds.). Complete Nurse’s Guide to Diabetes Care. ADA. 2nd Edition. 2009.
Đảm bảo thành công chăm sóc ĐTĐ
giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên
sang tuổi trưởng thành
Tại sao giai đoạn chuyển tiếp này
quan trọng?
• Thanh thiếu niên là các đối tượng dễ bị tổn
thương, có nguy cơ “rơi vào tuyệt vọng”
• Kiểm soát glucose kém
• Các vấn đề về tâm lý
• Các vấn đề về sức khỏe sinh sản
• Lạm dụng và sử dụng thuốc
Peters A, Laffel L. ADA. Diabetes Care 2011;34:2477-2485.
Các mục tiêu chuyển tiếp: từ thanh
thiếu niên sang tuổi trưởng thành
Tuổi và tình
trạng có thai
Mục tiêu glucose máu
(mg/dL)
A1C
Trước ăn
Trước khi
ngủ/qua
đêm
Tuổi 13-19 90-130 90-150 <7.5%
Người lớn
Không mang
thai
70-130 <180 <7.0%
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14.
Tác dụng về lâu dài của kiểm soát glucose
máu: từ thiếu niên đến tuổi trưởng thành
Nghiên cứu DCCT:
•Nhóm bệnh nhân tuổi 13-
17
•Liệu pháp insulin tích cực
vs. liệu pháp thông
thường
•Theo dõi sau
4-9 năm
DCCT Research Group. J Ped 1994;125(2):177-88.
Tóm tắt: các yếu tố ảnh hưởng xấu
tới quá trình chuyển tiếp
Ràng buộc, hỗn
loạn, và vỡ mộng
Theo dõi không đầy
đủ và/hoặc không
thường xuyên
Kiểm soát
glucose
máu kém
Các biến
chứng không
được phát
hiện và điều trị
McGill M. Horm Res 2002;57(S1):66-8.
Các mục tiêu của giai đoạn chuyển tiếp
• Cung cấp những cách thức hiệu quả chăm sóc
giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến trưởng
thành
• Đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu nhằm dự
phòng biến chứng và tối ưu hóa chức năng cơ
thể
• Tăng cường giáo dục, huấn luyện kỹ năng và hỗ
trợ giai đoạn chuyển tiếp
Peters A, Laffel L. ADA. Diabetes Care 2011;34:2477-2485.
Thế nào là giai đoạn thiếu niên
Khi các thiếu niên lớn lên, chúng sẽ học cách
• Tăng cường tính trách nhiệm
• Đưa ra các quyết định độc lập
• Cố gắng đạt được tự chủ về tài chính
Chúng có thể
•Không sẵn sàng (hoặc không thể) tiếp xúc với các bác sỹ
chuyên gia ĐTĐ Nhi khoa
•Rời nhà đi học/làm việc
•Có thai và nhận sự chăm sóc từ các chuyên gia ĐTĐ người
trưởng thành
Giai đoạn chuyển tiếp: các vấn đề
cần phải được giáo dục
Lịch uống thuốc Tự theo dõi glucose mao mạch
Lập kế hoạch cho bữa ăn, tính
lượng carbonhydrate...
Tập luyện và tác động lên
glucose máu
Dự phòng cơn cấp Chăm sóc bàn chân
Chăm sóc răng miệng Chăm sóc mắt
Chăm sóc sức khỏe sinh sản và
trước sinh
Tiêm chủng
Tóm tắt
• Kế hoạch xử trí:
• Xem xét các yếu tố về mặt tâm lý đặc trưng cho lứa
tuổi thiếu niên
• Thông tin về chế độ ăn và tự theo dõi
• Giáo dục trực tiếp cho bệnh nhân, gia đình, giáo viên
và bạn bè
• Đảm bảo kiểm soát glucose máu tốt, sàng lọc các
biến chứng để can thiệp xử trí sớm
Tóm tắt
• Kế hoạch chăm sóc ĐTĐ giai đoạn chuyển tiếp
từ Nhi khoa lên người trưởng thành bao gồm:
• Cách thức đảm bảo sự tuân thủ và theo dõi định kỳ
• Giáo dục các chủ đề người lớn
• Tăng cường kiểm soát glucose máu
• Sàng lọc và xử trí dự phòng các biến chứng
• Sàng lọc và xử trí các vấn đề tâm lý
• Giáo dục và hỗ trợ cách thức tự điều trị
Ca lâm sàng: Mr. K.L.
• Nam 18 tuổi bị ĐTĐ typ 1
• Đang điều trị: premixed insulin 25/75 32-0-30
• Lâm sàng: Không phát hiện gì bất thường
• Xét nghiệm cận lâm sàng:
• Hb 13.2 mg/dL; BC 6,000; TC 280,000; AST 30 ALT
28; BUN 40; Creatinine 0.6; HbA1C 8.8%
• Cảm thấy được kiểm soát glucose máu tốt và rất
ít khi đi khám bác sĩ
• Thường xuyên tự chỉnh liều tiêm insulin
Ca lâm sàng: Câu hỏi
• Những vấn đề gì nên được xem xét trong giai
đoạn chuyển tiếp của bệnh nhân này từ thiếu
niên sang tuổi trưởng thành?
• Những chiến lược cần đặt ra để giải quyết các
vấn đề của bệnh nhân này?
Cảm ơn sự chú ý của quý bác sĩ
Bác sĩ vui lòng nhận xét vào phiếu góp
ý đánh giá nội dung lớp học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vn_may_001_deck_15_transition_from_pediatric_to_adult_diabetic_care_6694.pdf