ệc khám thai và theo dõi sát thai nhi hết sức cần thiết để
đảm bảo phát hiện và can thiệp kịp thời các bất thường
trong thai kỳ.
Khi điều trị vô sinh, việc khám thai và theo dõi thai nhi hết
sức cần thiết (google image)
Khám thai định kỳ
Nhằm theo dõi sự phát triển, phát hiện những bất thường
của thai, những thay đổi của mẹ: cân nặng, ăn uống, nám
mặt sạm da hay tình trạng bệnh lý của mẹ: cao huyết áp
do thai, bệnh tim mạch
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi
là 1 tam cá nguyệt tương ứng với 13 tuần:
* Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu): từ khi mang thai đến
khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn
thiện các cơ quan của thai nhi.
* Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): là giai đoạn tăng
trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này
thì thường rất nặng.
* Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): là giai đoạn tăng
trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như
cao huyết áp do thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do
nhau tiền đạo
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chăm sóc bà bầu sau thụ tinh ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chăm sóc bà bầu sau thụ tinh ống nghiệm
Đối với các trường hợp có thai sau khi điều trị vô sinh,
việc khám thai và theo dõi sát thai nhi hết sức cần thiết để
đảm bảo phát hiện và can thiệp kịp thời các bất thường
trong thai kỳ.
Khi điều trị vô sinh, việc khám thai và theo dõi thai nhi hết
sức cần thiết (google image)
Khám thai định kỳ
Nhằm theo dõi sự phát triển, phát hiện những bất thường
của thai, những thay đổi của mẹ: cân nặng, ăn uống, nám
mặt sạm da… hay tình trạng bệnh lý của mẹ: cao huyết áp
do thai, bệnh tim mạch…
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi
là 1 tam cá nguyệt tương ứng với 13 tuần:
* Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu): từ khi mang thai đến
khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn
thiện các cơ quan của thai nhi.
* Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): là giai đoạn tăng
trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này
thì thường rất nặng.
* Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): là giai đoạn tăng
trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như
cao huyết áp do thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do
nhau tiền đạo…
Lịch khám thai:
* Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất
kinh hay trễ kinh. Nhất là những người đã từng bị sảy thai
trước đó. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập
trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang
thai.
Sau đó:
* Khám thai mỗi 4 tuần cho đến khi được 28 tuần
* Khám thai mỗi 2 tuần khi thai từ 28 đến 36 tuần tuổi
* Từ tuần thứ 36 trở đi, cứ một tuần một lần cho đến khi
sanh.
Tuy nhiên, những thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sanh
non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch
khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Lưu ý: Chích ngừa uốn ván rốn (VAT) đủ 2 mũi để phòng
ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách
nhau 1 tháng.
Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai:
* Nhóm máu, Hemoglobin, ... xác định tình trạng thiếu
máu thiếu sắt
* Đường trong máu, AFP
* Bệnh lây truyền qua đường tình dục: viêm gan siêu vi
B (HbsAg), giang mai (BW), HIV, lậu…
Theo dõi cử động thai
* Mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau các bữa ăn trong
30 phút (3 lần/ngày)
* Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời
gian ngủ của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.
Sinh hoạt hàng ngày
Thai nghén không làm cho người phụ nữ từ bỏ tất cả họat
động bình thường hàng ngày. Khi mang thai, người phụ nữ
vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể
thao nhẹ. Riêng các trường hợp dọa sẩy thai và những thai
phụ có tiền căn sẩy thai liên tiếp, thai phụ nên nghỉ ngơi
tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, tránh quan hệ vợ
chồng hay đi xa, đề phòng sảy thai hay chuyển dạ sanh bất
ngờ.
Vệ sinh cá nhân
* Mặc quần áo rộng rãi, tắm rửa mỗi ngày, tránh thụt rửa
âm đạo
* Đánh răng kỹ mỗi ngày, nên đến nha sĩ khám định kỳ
từ tháng thứ 5 của thai kỳ để tránh tình trạng sâu răng sau
khi mang thai.
* Tránh để táo bón bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, uống
nhiều nước và tập thể dục buổi sáng. Không nên uống
thuốc sổ vì sẽ bị lệ thuộc thuốc khiến táo bón trầm trọng
hơn.
Dinh dưỡng
* Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng vì thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề
kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh
hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm phát triển trí
tuệ và các bộ phận khác, có thể sanh non hay sanh khó.
* Trung bình một bà mẹ sẽ tăng 12,5 kg trong suốt thời
kỳ mang thai.
* Muốn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các bà mẹ cần
cân đối các bữa ăn, nên ăn các lọai thực phẩm tươi sống và
bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu. Nên uống từ 2 – 2,5l
nước/ngày.
* Chất đạm: chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể.
Chất đạm có được từ: thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm
từ sữa, tàu hủ, đậu nành, ngũ cốc, …
* Chất đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, sản phụ cần 2300 – 2700 calories/ ngày.
Chất đường có trong trái cây, cà rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc,
…
* Chất béo: giúp cho sự phát triển của tế bào não hay
cung cấp năng lượng. Ngòai ra, chất béo còn giúp cơ thể
hấp thu một số lọai vitamin được dễ dàng: Vitamin A,D, E
và K. Nên ăn mỡ thực vật (dầu ăn), không nên ăn mỡ động
vật.
* Muối khoáng: hai chất quan trọng nhất là can xi và sắt.
Can xi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng… Sắt có nhiều
trong thịt bò, rau dền đỏ, cải xà lách xoong
* Các vitamine A, B, C, D, E… có trong thức ăn tươi
như rau, trái cây...có thể uống thêm 1 viên đa sinh tố.
* Không ăn quá mặn hay quá lạt.
Lưu ý dùng thuốc trong thai kỳ:
Dùng thuốc trong khi mang thai phải hết sức cẩn trọng, chỉ
dùng khi thật cần thiết và theo đúng y lệnh của bác sĩ.Như
vậy, sự hiểu biết về các kiến thức cần thiết trong thai kỳ
giúp người mẹ tự tin và có thể tự mình chăm sóc cho bản
thân cũng như có được một đứa con chào đời thông minh,
khỏe mạnh.
BS.Bùi Trúc Giang - BS.Ngô Hạnh Trà
Theo Ivftudu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_518.pdf