Cha mẹ là lá chắn

Hãy là niềm tự hào của con trước khi

con cái là niềm tự hào của bạn.

Đương nhiên, khi đã là người cha,

người mẹ thì bạn có quyền và có

nghĩa vụ phải chăm sóc, bảo vệ các con mình, không chỉ

khi chúng còn nhỏ mà còn “che chở suốt đời con”.

Nhưng hãy chọn cách bảo vệ con hợp lý, nhất là khi con ở

lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý. Bạn muốn như thế nào hơn:

muốn con bạn tự hào khoe với lũ bạn rằng mình có một bà

mẹ tâm lý hay muốn lũ bạn của con thì thụt đặt cho bạn

những biệt danh nghe chẳng mấy xuôi tai: “Chuyên gia

super soi” hay “vị thần canh cửa”.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cha mẹ là lá chắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cha mẹ là lá chắn Hãy là niềm tự hào của con trước khi con cái là niềm tự hào của bạn. Đương nhiên, khi đã là người cha, người mẹ thì bạn có quyền và có nghĩa vụ phải chăm sóc, bảo vệ các con mình, không chỉ khi chúng còn nhỏ mà còn “che chở suốt đời con”. Nhưng hãy chọn cách bảo vệ con hợp lý, nhất là khi con ở lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý. Bạn muốn như thế nào hơn: muốn con bạn tự hào khoe với lũ bạn rằng mình có một bà mẹ tâm lý hay muốn lũ bạn của con thì thụt đặt cho bạn những biệt danh nghe chẳng mấy xuôi tai: “Chuyên gia super…soi” hay “vị thần canh cửa”. Đừng soi con cái quá kỹ lưỡng Có một câu chuyện cười như sau: “Một cậu bé gọi điện thoại đến nhà bạn học và gặp cha cô bé nhấc máy. Cậu bé liền lễ phép: Dạ, cháu chào bác ạ…Bác có khỏe không ạ? Hôm nay bác làm việc có bận lắm không ạ? Dạ, thưa bác, tối nay bạn Mai có đi chơi không ạ?… Dạ, nếu bác khỏe và bác không bận gì, nếu bạn Mai tối nay không đi chơi thì bác làm ơn gọi hộ cháu bạn Mai có việc cần ạ…”. Một câu chuyện cười nhưng không hẳn để cười. Nó cho thấy có những bậc phụ huynh đã quan tâm quá mức tới con cái đến nỗi hễ bạn bè của con có ai cần gọi điện đến nhà hay tìm gặp đều thấy chờn chợn vì bị “soi” dữ quá. Chính từ tâm lý chung “con cái lúc nào cũng là những đứa trẻ”, có những bậc cha mẹ luôn luôn muốn kiểm soát mọi hành vi, quan hệ của con, từ tìm hiểu bạn bè đến nhà, bóc trộm thư, nghe trộm điện thoại đến lục lọi nhật ký… Những bậc cha mẹ này không hề nghĩ rằng đó không phải là phương pháp bảo vệ con không đúng cách mà đôi khi còn phản tác dụng nữa. Trẻ ở lứa tuổi 12, 13 trở lên tuy chưa phải đã lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Chúng đã có cách nhìn nhận sự việc và những quan điểm riêng. Hơn bất cừ lúa tuổi nào, trẻ ở lứa tuổi mới lớn tha thiết muốn thể hiện sự tự do, độc lập của mình, đặc biệt là trước bạn bè. Chúng muốn được cha mẹ tin tưởng hay ít nhất tỏ ra tin tưởng, muốn được tự quyết định một số việc của mình và bắt đầu có những ý nghĩ về “việc riêng” hay “việ không phải của bố mẹ”. Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng không nên đọc trộm thư hay nhật ký của con, trẻ sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm và bị mất lòng tin vào bố mẹ, cuộc sống. Cũng không nên chuẩn bị sẵn một “form” như sau mỗi khi bạn của con bạn đến nhà: “Cháu tên là gi? Nhà cháu ở đâu? Nhà có mấy anh chị em? Bố mẹ cháu làm nghề gì? ….” Nếu bạn địng bảo vệ con bằng cách ấy, không những bạn làm con xấu hổ với bạn bè mà còn khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này. Trên thực tế, những đứa trẻ bị quản thúc một cách khắc khe lại dễ phạm lỗi hơn những đứa trẻ khác, đặc biệt là nói dối. Bạn hỏi vì sao ư? Trong khi với những đứa trẻ cùng tuổi khác, viết thư, nghe điện thoại, sinh nhật, mời bạn đến nhà là những nhu cầu hết sức bình thường thì với những đứa trẻ có bố mẹ là những “vị thần canh cửa” lại sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ bị nghe trộm, chờ đợi những câu hỏi xét nét về quan hệ bạn bè của mình, và dần dần hoặc là muốn nói dối rằng nhà mình không có điện thoại, từ chối không nói số nhà để bạn bè khỏi đến chơi và như thế là khỏi xấu hổ hoặc là làm thế nào để “bố mẹ không biết gì là hay nhất”. Và thế là các con bạn sẽ tìm cách viện ra mọi lý do để hợp lý hóa những hành động chẳng có gì là mờ ám của mình. Thay vì nói rằng “Tan học con đến nhà bạn X, bạn Y…” thì lũ trẻ sẽ nói “Con bị hỏng xe…” Tất nhiên sẽ có một ngày nào đó bạn sẽ biết, và khi đó mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa. Bạn sẽ có cảm giác bị lừa dối, sẽ muốn quản lý con chặt chẽ hơn và quy luật vòng tròn sẽ tiếp diễn. Nếu bạn có thời gian, hãy liếc qua những tờ báo của tuổi mới lớn, bạn sẽ thấy bọn trẻ lập hẳn một diễn đàn để tâm sự với nhau, rằng “không thích thấy như ở trong tù”, “cách chống xem trộm nhật ký”, “nói với mẹ như thế nào để mẹ không nghe trộm điện thoại” hay “làm thế nào để nhận biết thư đã bị bóc”…Những sự nổi loạn, những trò quậy phá để “chứng tỏ mình”, liệu có hành động nào không bắt nguồn từ ý thức muốn đối phó với sự quản lý của cha mẹ mình không? Hãy là những lá chắn vô hình Vô hình nhưng không có nghĩa là không chắc chắn. Bảo vệ con, dạy dỗ con đúng cách là phải biết làm thế nào để con bạn biết tự nhận thức những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai, việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Hãy là một người đứng phía sau lặng lẽ theo dõi từng bước đi của con, hoặc hãy cố gắng để con bạn tin cậy bạn như một người bạn tâm tình, tự nguyện kể cho bạn nghe mọi nỗi niềm, mọi tâm sự. Như vậy, sự giúp đỡ, bảo vệ của bạn sẽ hiệu quả và kịp thời hơn nhiều. Bạn hãy tìm cách trò chuyện và gợi ý để con bạn tâm sự với mình. Bạn có thể mở đầu bằng cách kể về thời học sinh của mình, về những suy nghĩ, ước mơ của bạn khi còn bằng tuổi con bây giờ. Khi con cái đã tin tưởng và tâm sự, đó đã là thành công lớn của cha mẹ. Bạn cũng nên hiểu tâm lý của con bạn ở lứa tuổi này. Ai cũng có một tuổi thơ và bạn hãy hồi tưởng lại tuổi thơ của mình để hiểu và thông cảm cho con bạn hơn. Bạn từng mong muốn điều gì, chán ghét điều gì, … con bạn cũng có thể như vậy. Hãy theo dõi cả những xu hướng thời đại, những trào lưu, những mode của giới trẻ để có thể hiểu con bạn có thể khác bạn ngày xưa. Điều đặc biệt là: lứa tuổi 12 – 17,18 tuổi là lứa tuổi thích thể hiện mình. Con bạn sẽ rất bực mình nếu chúng nghĩ rằng cha mẹ đối xử với chúng như một đứa trẻ con. Vì vậy, khi được con tâm sự, bạn không nên nói những câu đại loại như “Mày trẻ con, biết gì…” hoặc “Khi nào lớn lên con sẽ hiểu… ” Điều đầu tiên bạn nên nhớ khi tâm sự với con là hãy cố gắng hết sức tỏ ra nghiêm túc như thể bạn và con bạn là hai người lớn đang nói chuyện với nhau. Việc này sẽ khiến gạt đi những e dè còn sót lại trong con bạn và chúng sẽ tin tưởng bạn hơn. Hãy làm người dẫn đường Muốn vậy, bạn cũng nên chuẩn bị về tâm lý. Đừng vội phát hoảng lên khi thấy con bạn có nhiều bạn bè cà trai lẫn gái, hoặc có bạn hơn hay kém tuổi. Khoa học kỹ thuật và những quan điểm của thời đại khiến cho việc giao lưu nhanh chóng và dễ dàng hơn ngày xưa. Tâm lý của trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn xưa. Hơn nữa, nếu bạn thấy con mình có những tình bạn khác giới cũng nên bình tĩnh nhìn nhận rằng đó cũng chỉ là những rung động, những tình cảm cảm tính thoáng qua và chưa có gì là nghiêm trọng. Vì thế, bạn nhất thiết không được dùng vũ lực hay uy quyền để can thiệp. Hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ con bạn rằng tình bạn trong lứa tuổi này là rất đáng quý và việc học tập tu dưỡng phải được đặt lên hàng đầu. Nên tỏ thái độ tin tưởng vào con cái, đồng thời khi có cơ hội hãy nói cho con nghe những kỳ vọng,những mong muốn của bạn, cả những nỗi lo hay những e ngại của bạn đối với con cái. Khi lũ trẻ đã hiểu tấm lòng của bố mẹ và cảm thấy mình được tin tưởng , chúng sẽ tự giác khép mình vào những mong muốn của bạn, trước khi làm gì chúng sẽ tự hỏi xem làm như thế bạn có vui lòng hay không và nhờ thế chúng sẽ không phạm sai lầm. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là cha mẹ phải là tấm gương cho con cái trong tình yêu, trong quan hệ gia đình, làng xóm, đồng nghiệp… Cha mẹ chính là nguồn ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với con cái. Hãy là niềm tự hào của con trước khi con cái là niềm tự hào của bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcha_me_la_la_chan_5198.pdf
Tài liệu liên quan