Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái
về cùng một vấn đề. Theo TS Đỗ Hạnh Nga - Khoa Tâm lý trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì con cái ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học
phổ thông dễ sảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất.
Nếu như ở lứa tuổi trước con cái thường nghe lời cha mẹ trong mọi vấn đề từ học
tập, cho đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình thì giai đoạn
này hoàn toàn ngược lại. Sẽ không ngạc nhiên gì khi bạn nhân thấy khó có thể áp
đặt những quyết định của mình lên đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng trong giai
đoạn này. Nếu có thì cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cha mẹ và
con cái. Và chúng sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng với tâm trạng ấm ức hoặc
chỉ là cách để đối phó tạm thời với cha mẹ.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Cha mẹ - Con cái và những xung đột tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cha mẹ - con cái và những xung đột tâm lý
Trong cuộc sống gia đình, nếu biết cách điều hòa những xung đột tâm lý thì cha mẹ
có thể đẩy lùi những phản ứng tiêu cực từ phía con cái.
Xung đột tâm lý và những hậu quả
Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái
về cùng một vấn đề. Theo TS Đỗ Hạnh Nga - Khoa Tâm lý trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì con cái ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học
phổ thông dễ sảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất.
Nếu như ở lứa tuổi trước con cái thường nghe lời cha mẹ trong mọi vấn đề từ học
tập, cho đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình… thì giai đoạn
này hoàn toàn ngược lại. Sẽ không ngạc nhiên gì khi bạn nhân thấy khó có thể áp
đặt những quyết định của mình lên đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng trong giai
đoạn này. Nếu có thì cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cha mẹ và
con cái. Và chúng sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng với tâm trạng ấm ức hoặc
chỉ là cách để đối phó tạm thời với cha mẹ.
Trong khi con trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức thế giới một
cách nhất định muốn chứng tỏ khả năng độc lập của bản thân đối với những công
việc trong cuộc sống hàng ngày, thì những ông bố bà mẹ lại muốn duy trì sự phụ
thuộc tuyệt đối của con cái vào mình. Đây là nguyên nhân sâu sa tạo nên xungđột
tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.
Phần lớn những xung đột nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến học tập, về quan
hệ bạn bè, sở thích, cách ứng xử trong gia đình, cách sử dụng tiền và nhận thức về
hình thức bên ngoài của con cái.
Thật sai lầm nếu như cha mẹ dùng các biện pháp giáo dục tiêu cực với con cái để
buộc chúng phải tuân theo quyết định của mình trong giai đoạn này.Nó chỉ khiến
cho sự xung đột giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn. Không ít bậc làm cha làm mẹ
đã ra sức cấm đoán, dọa nạt, thậm chí đánh đập con cái để buộc chúng tuân theo
quyết định của mình dẫn đến những phản ứng không mong đợi. Nhẹ có thể là đứa
trẻ sẽ lầm lì ít giao tiếp, xa cách với cha mẹ, nặng hơn có thể bỏ nhà đi bụi, xa vào
các tệ nạn xã hội…
Xung đôt tâm lý giữa hai thế hệ trong gia đình, có thể gây nên những vết hằn
không tốt trong tâm lý của con trẻ về cha mẹ. Chúng sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng
trong chính ngôi nhà của mình. Cảm thấy bản thân thật bất hạnh khi cha mẹ không
hiểu, không yêu thương, không tôn trọng chúng. Một số khác còn có tâm lý thù
ghét cha mẹ. Vì vậy đứa trẻ sẽ càng không tuân thủ những quyết định chủa cha mẹ.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ
Giao tiếp thường xuyên với con cái: Các bậc cha mẹ cần biết rằng con trẻ trong độ
tuổi thanh thiếu niên có những biến đổi về nhận thức từng ngày từng giờ. Vì vậy
cha mẹ cần phải thường xuyên giao tiếp, trò chuyện để sớm nhận biết những thay
đổi trong nhận thức của chúng. Để hạn chế khoảng cách trong nhận thức giữa cha
mẹ và con cái về cùng một vấn đề thì giao tiếp là một phương pháp hữu hiệu.
Giao tiếp ở đây không phải là việc la mắng, quát tháo, to tiếng, mà là giao tiếp có
kỹ năng thông qua việc chia sẻ mục tiêu. Hãy hỏi con của bạn về những ước mơ,
mục tiêu trong tương lai và giải thích cho chúng hiểu nếu bạn thấy những mục tiêu
đó không tốt cho chúng . Thông qua giao tiếp bạn sẽ định hướng nhận thức cho
con cái, thắt chặt sự hiểu biết hòa hợp giữa các bên.
Tôn trọng quyết định của con trong khuôn khổ nhất định: Sai lầm lớn nhất của cha
mẹ là nhìn nhận sự xung đột giống như một cuộc chiến giành quyền kiểm soát và
quyền ra quyết định.
Cha mẹ cần hiểu rằng chính trẻ là người ra quyết định. Bạn chỉ có thể tác động
giúp chúng ra quyết định một cách đúng đắn hay không mà thôi. Đừng cố buộc
chúng phải làm theo ý mình một cách thô bạo, nếu không chúng sẽ trở nên ngang
bướng thậm chí tiêu cực để khẳng định quyền quyết định này.
Theo:
Eva
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cha_me_7296.pdf