Không phải ngẫu nhiên mà những tên tội phạm đáng sợ nhất hầu hết đều có tiền sử tuổi thơ hoặc rất dữ dội hoặc mang những bí mật không thể nào chia sẻ
được với ai. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì tuổi thơ
đóng một vai trò tiên quyết trong việc hình thành
tính cách của con người. Một trong những nhân
tố cực đoan đó là sự chia ly giữa con cái và bố
mẹ.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cha mẹ chia ly, con... hung tính!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cha mẹ chia ly, con... hung tính!
Không phải ngẫu nhiên
mà những tên tội phạm
đáng sợ nhất hầu hết
đều có tiền sử tuổi thơ
hoặc rất dữ dội hoặc
mang những bí mật
không thể nào chia sẻ
được với ai. Theo
nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì tuổi thơ
đóng một vai trò tiên quyết trong việc hình thành
tính cách của con người. Một trong những nhân
tố cực đoan đó là sự chia ly giữa con cái và bố
mẹ.
Sự yếu đuối của tuổi thơ
“Tuổi thơ rất quan trọng, nếu bạn hỏi ai đó tính tình
hòa nhã vui vẻ thì bạn sẽ thấy người ấy chắc hẳn đã
có một tuổi thơ rất vui vẻ. Hãy thử hỏi những người
lúc nào cũng âu sầu kỳ bí mà xem, rất có thể họ đã
phải trải qua những chấn động đau khổ khi còn bé”,
PGS. TS Văn Thị Kim Cúc, Giám đốc Trung tâm Tâm
lý – Giáo dục Ngàn Phố (Hà Nội) cho biết.
Một đứa trẻ có thể không bao giờ cố lý giải việc mẹ
đột nhiên không còn xuất hiện trong nhà nữa và chỉ
sau vài ngày hoặc vài tuần, chúng bắt đầu thích nghi
dần với một sự chăm sóc của người khác. Nhưng
việc không còn được mẹ chăm bẵm từng miếng cơm,
giấc ngủ, mất hẳn đi cảm giác gần gũi ruột thịt và
hình bóng của một người luôn xuất hiện để che chở
cho chúng khỏi mọi phiền nhiễu và đau khổ sẽ để lại
một lỗ hổng khó lòng bù đắp trong vô thức của trẻ.
Đứa bé vốn còn quá phụ thuộc vào bố mẹ, cả về mặt
đời sống vật chất và các lý lẽ về tâm hồn, bố mẹ
không những là người cho chúng ăn mà còn là người
mang lại sự an toàn cho bọn trẻ; mất đi cảm giác
được an toàn là một điều đáng sợ cho cả những
người đã có khả năng tự phòng vệ.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được
đăng tải trên trang Nuturingparenting.com thì sự chia
ly là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý
trẻ, thậm chí là cả sự phát triển về mặt nhận thức và
thể chất của trẻ nữa.
Sự chia cắt này gây đến những hậu qủa trước mắt
như: Trẻ sẽ bị suy giảm những khả năng có thể trở
nên độc lập, tạo sự bất an và suy giảm niềm tin nơi
trẻ, điều đặc thù chỉ có ở người trưởng thành, tạo sự
ngắt quãng trong việc cân nhắc hậu quả những hành
động của trẻ trong cuộc sống. Về lâu dài, khi đứa trẻ
đó lớn lên, nó sẽ tiếp tục nghĩ rằng, cuộc sống đã nợ
nó rất nhiều thứ và tư tưởng muốn được kiểm soát
người khác sẽ chi phối đến những hành động của
đứa trẻ đã trưởng thành này.
Nhiều bậc cha mẹ tuy lo cho con ăn học tử tế, cơm
no áo ấm và tự trong ý thức họ luôn muốn điều tốt
đẹp nhất cho con mình nhưng nhiều khi vô tình để lại
cho đứa trẻ những nỗi ưu tư, thậm chí là uất ức ăn
sâu vào vô thức. Ví như khi một đôi vợ chồng chào
đón đứa con thứ hai, họ hầu như quên đi đứa con trai
lớn mới 3 tuổi của mình và nạt nộ nó mỗi lần nó ghen
tị với đứa em sơ sinh. Đứa trẻ bắt đầu “tìm quên”
trong im lặng và trở nên lầm lì từ đó, nó đã bị vết
thương đầu đời: Sự bỏ rơi.
Những vết sẹo không lành
Hãy giả sử đứa trẻ 3 tuổi đó tiếp tục lớn lên, bình
thường như bao đứa trẻ khác. Nỗi bất bình và cảm
giác bị bỏ rơi đã nằm sâu trong vô thức. Nó trở nên
lầm lì và buồn bã. Đúng sinh nhật tròn 5 tuổi, mẹ cậu
bé nói rằng mẹ phải đi một nơi rất xa, rằng cậu phải
ngoan ngoãn sống với bố. Từ đó cậu bé không còn
nhìn thấy mẹ nữa. Cậu phải sống trong kỷ luật của
bố, không có ai van xin bố đừng đánh đòn cậu mỗi
lần cậu mắc lỗi.
Mỗi lần như thế, cậu bé lại nhớ về người mẹ dịu
dàng, như một ký ức đau đớn của đứa bé chưa hiểu
gì về những cuộc chia ly thường diễn ra trong đời.
Cậu bắt đầu sợ bố hơn nhưng cũng bắt đầu ghét ông
và mơ hồ cảm thấy vì ông mà mẹ đã ra đi. Mỗi sáng,
khi bố cậu thả cậu ở sân trường, cậu lại đứng ngẩn
ngơ nhìn theo bố, mong chờ một điều gì mà chính
cậu cũng không biết. Tâm hồn cậu không còn phát
triển bình thường được nữa. Rất nhiều ngã rẽ cuộc
đời của cậu bé có thể được dự đoán. Một trong
những ngã rẽ đó, có thể vô cùng khắc nghiệt.
Một ví dụ sinh động mà có phần rùng rợn gần đây về
tình huống tâm lý này chính là kẻ loạn luân người Áo
Josef Fritlz, kẻ đã hãm hiếp và giam giữ con gái mình
hơn 24 năm. Hắn được biết đến với một tuổi thơ
không có bố và khát khao được chinh phục người mẹ
luôn cáu kỉnh của mình. Việc hắn không được mẹ cư
xử âu yếm đã khiến hắn cả đời lén lút đi tìm sự vâng
phục của người phụ nữ mà hắn hết mực tôn thờ, quá
xa tầm tay và tuyệt vọng.
Theo Tiến sỹ Tâm lý học Trần Thu Hương, giảng viên
Khoa Tâm lý học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội thì sự
chia ly không tác động đến tất cả mọi người như
nhau: “Những em bé nhạy cảm hơn sẽ bị tác động
mạnh hơn”.
Việc một người cha vắng nhà quá thường xuyên
trong những năm trẻ 2-3 tuổi cũng có thể gây đến cho
trẻ những điều đáng tiếc: “Vì đó là khoảng thời gian
đứa trẻ cần có người bố để xây dựng cho mình tính kỉ
cương trong cuộc sống”, TS Hương nói. Thiếu điều
này, khi trưởng thành, đứa bé có thể rơi vào hai thái
cực đoan, hoặc là quá yếu đuối, hoặc là quá hung
hăng.
Để giảm thiểu những hệ quả mà biến động tâm lý thời
ấu thơ đã gây ra, các nhà tâm lý người Mỹ trong
nghiên cứu về sự chia ly nói trên cho rằng, những
người bị chấn thương tâm lý đó cần được kín đáo hỗ
trợ trong việc giúp họ tự đưa ra những quyết định
trong cuộc sống một cách đúng đắn, để giúp họ thấy
mình hoàn toàn có thể kiểm soát được cuộc sống của
mình.
Những người này thường dễ bị tác động bởi những
tin buồn trong cuộc sống hơn người thường nên điều
cần thiết là phải giúp họ trải qua những nỗi đau nhỏ
nhất. Quan trọng hơn nữa, điều mà các bậc cha mẹ
thường cố gắng giấu con cái mình, đó là việc vì sao
họ phải chịu sự chia ly với bố hoặc mẹ khi còn bé.
Biết được điều này, những người trưởng thành sẽ ý
thức được rõ hơn tình trạng của mình và đưa ý thức
can thiệp vào các quyết định của họ trong cuộc sống.
“Bố mẹ nên chuẩn bị thật kỹ cho con cái trước khi
buộc chúng phải chịu cảnh chia ly, dù chỉ là khi bố mẹ
phải đi học hay đi công tác trong một thời gian dài.
Hoặc nếu bố mẹ buộc phải chia tay thì tránh tối đa
xung đột trước mặt con cái để đảm bảo rằng sự chia
ly của người lớn ảnh hưởng ít nhất đến con mình”,
TS Trần Thu Hương nói.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chia_ly_5218.pdf