Tinh dầu vù hương được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ
phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Từ safrol trong tinh dầu vù hương ta có thể
chuyển hoá thành isosafrol. Và từ isosafrol có thể điều chế heliotropin, một
hợp chất có giá trị tạo và gia tăng mùi trong công nghệ sản xuất nước hoa,
dầu gội đầu, sữa tắm, hương vị salicylat trong nước giải khát hay bia rượu.
Tinh dầu còn được dùng làm thuốc xoa bóp, chữa thấp khớp, đau nhức. Lá
dùng làm thuốc cầm máu, chữa đau dạ dày, phong thấp, mẩn ngứa ngoài da.
. . Quả dùng chữa cảm, sốt, lỵ, ho gà. Gỗ có vân đẹp, khi khô ít bị nứt nẻ hay
biến dạng, không bị mối mọt, chịu nước, dễ gia công chế biến.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cây vù hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vù Hương
Công dụng:
Tinh dầu vù hương được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ
phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Từ safrol trong tinh dầu vù hương ta có thể
chuyển hoá thành isosafrol. Và từ isosafrol có thể điều chế heliotropin, một
hợp chất có giá trị tạo và gia tăng mùi trong công nghệ sản xuất nước hoa,
dầu gội đầu, sữa tắm, hương vị salicylat trong nước giải khát hay bia rượu...
Tinh dầu còn được dùng làm thuốc xoa bóp, chữa thấp khớp, đau nhức... Lá
dùng làm thuốc cầm máu, chữa đau dạ dày, phong thấp, mẩn ngứa ngoài da.
. . Quả dùng chữa cảm, sốt, lỵ, ho gà. Gỗ có vân đẹp, khi khô ít bị nứt nẻ hay
biến dạng, không bị mối mọt, chịu nước, dễ gia công chế biến.
Hình thái:
Cây gỗ, kích thước trung bình hoặc lớn; thân hình trụ thẳng, cao 20-
25(-45)m, đường kính thân (40-)60-70(-100)cm; rụng lá nhiều hay ít, gốc
cây phình to và đôi khi có bạnh gốc. Vỏ ngoài màu nâu, nâu xám đến xám
đậm, thường nứt dọc và bong ra từng mảng; thịt vỏ có màu nâu đỏ nhạt.
Cành non tròn, thô, có cạnh, màu lục xám. Lá đơn nguyên, mọc so le; phiến
lá, cứng; hình trứng hay hình bầu dục thuôn kích thước 5-15x2,5-8cm; đầu
có mũi nhọn, ngắn; gốc hình nêm hay nêm rộng; hai mặt nhẵn; gân bên 3-8
đôi; cuống lá dài 1,2-3cm.
Cụm hoa dạng chuỳ hay tán; mọc ở đầu cành hay nách lá mỗi cụm
mang khoảng 10 hoa. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 thuỳ, màu trắng vàng; nhị
9, bao phấn 4 ô, chỉ nhị có lông, 3 nhị vòng trong có 2 tuyến mật; nhị lép 3.
Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,6-1cm; đế hình chén, có khía răng, khi
chín màu xanh vàng hoặc tím đen.
Phân bố:
- Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình
Phước.
- Thế giới: Cây có vùng phân bố rộng, có thể gặp ở miền Nam Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, lndonesia,
Myanmar, Ấn Độ.
Đặc điểm sinh học:
Cây sinh trưởng trong rừng rậm, nhiệt đới, ẩm, thường xanh, mưa
mùa ở độ cao 500- 1.000(-3.000)m. Tại nước ta, vù hương thường phân bố ở
độ cao dưới 700m. Cây mọc trên các sườn núi khuất gió và là một trong
những loài tham gia vào tầng sinh thái của rừng. Cây ưa tầng đất mặt sâu,
dày, tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước. Khi còn non ưa ẩm và chịu bóng,
nhưng cây trưởng thành lại ưa sáng. Sinh trưởng tốt trong các loại hình rừng
có mật độ cây trung bình. Tái sinh chồi khỏe. Cây có tốc độ tăng trưởng
tương đối nhanh, nhất là ở giai đoạn khoảng 20 đến 30 tuổi. Các quần thể vù
hương trồng tại Java (lndonesia) ở độ tuổi 24-28, có thể đạt tốc độ tăng
trưởng chiều cao trung bình năm 0,7-1,0m và khoảng 1,2cm về đường kính.
Mùa hoa tháng 3-6, Mùa quả tháng 6-10.
Xuyên Tiêu
Công dụng:
Tinh dầu là loại nguyên liệu có triển vọng trong công nghiệp hóa mỹ
phẩm. Trong y học dân gian ở nước ta, hạt được dùng làm thuốc chữa đau
bụng lạnh, tiêu chảy và tẩy giun. Quả được dùng kích thích tiêu hoá, chữa trị
bệnh đau dạ dày ra mồ hôi, giải nhiệt, kích thích thần kinh, ho long đờm,
xuất huyết dạ con, viêm họng, sát trùng, thấp khớp, đau mỏi lưng, rắn cắn và
mụn nhọt ở nhiều khu vực trong vung Đông Nam Á. Tại Trung Quốc, xuyên
tiêu được dùng làm thuốc giảm đau, gây tê bề mặt, tê cục bộ, chữa viêm
amidan cấp và chữa trị gây dị ứng thuốc. Rễ cây còn được dùng làm thuốc
điều kinh, thông kinh, giải nhiệt, chữa viêm thấp khớp. Vỏ cây được dùng
duốc cá. Cư dân một số địa phương tại Đông Nam Á còn trồng xuyên tiêu
làm hàng rào xanh quanh vườn, quanh nhà.
Hình thái:
Cây bụi hoặc bụi trườn đơn tính khác gốc (rất ít khi cùng gốc), cao
1-2(15)m. Trên thân, cành và cuống lá có gai nhỏ, nhọn dẹt, cong. Lá kép
lông chim lẻ, dài (5-)15-25(-40)cm, có (3-)5-7(-9) lá chét mọc đối, hình
trứng hoặc trái xoan, kích thước (1,5-)5-12(-16)x(0,7-)2,5-6(8)cm; đầu có
mũi nhọn, gốc tròn; mép nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục
sẫm, mặt dưới xanh nhạt, gân lá hằn rõ; hai mặt đều có gai; cuống lá dài, có
gai.
Cụm hoa chùm hoặc chuỳ, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, kích
thước 15x7cm. Hoa đơn tính, nhỏ, thơm; đài hình chén, 4-5 răng; tràng 4-5
cánh màu trắng hay vàng nhạt, rất ít khi màu đỏ nhạt. Hoa đực có 4 nhị, chỉ
nhị mảnh và dài hơn cánh hoa. Hoa cái có bầu hình cầu với 4-5 lá noãn. Quả
hình cầu, khi chín màu đỏ nhạt; có 4-5 mảnh vỏ, mỗi mảnh vỏ chứa 1 hạt.
Hạt cứng, màu đen bóng.
Phân bố:
- Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà
Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đắk
Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà.
- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
lndonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Papua New Guinea và Australia.
Đặc điểm sinh học:
Cây sinh trưởng trong rừng kín thường xanh, rừng nửa rụng lá, ven
rừng, trảng cây bụi; trên núi đất hoặc núi đá. Cây mọc rải rác từ vùng đồng
bằng, đến vùng đồi núi thấp (dưới 600m). Đôi khi gặp ở độ cao 1.400m. Cây
ưa sáng, chịu hạn tốt. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-6. Ở điều kiện thích
hợp, cây rất sai quả. Trong tự nhiên, quà chín tự mở, hạt phát tán và tái sinh
tự nhiên. Cây cũng có khả năng tái sinh chồi từ gốc rất khoẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 86_5068.pdf