I. Đặc điểm sinh thái
Trúc Tạp Giao là cây trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Vùng
trồng trúc Tạp Giao có nhiệt độ bình quân năm 21,1 0 C, cao nhất 39,1 0 C
và thấp nhất là1,2 0 C, lượng mưa trung bình 1.418,5 mm/năm và số giờ
nắng 1.850 giờ/năm.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cây Trúc Tạp Giao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây Trúc Tạp Giao
I. Đặc điểm sinh thái
Trúc Tạp Giao là cây trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Vùng
trồng trúc Tạp Giao có nhiệt độ bình quân năm 21,1 0 C, cao nhất 39,1 0 C
và thấp nhất là1,2 0 C, lượng mưa trung bình 1.418,5 mm/năm và số giờ
nắng 1.850 giờ/năm.
Tính thích nghi của cây trúc Tạp giao rất mạnh, chịu hạn tốt, thích
nghi rộng, trồng được trên nhiều loại đất. Kể từ đất đồng bằng, đất đồi dốc,
đất núi cao đến đất chân núi đều trồng được.
ở những nơi khác có nhiệt độ cao hơn, lượng mưa và giờ nắng nhiều
hơn, đất đai phì nhiêu, đủ độ ẩm thì năng suất măng Tạp Giao càng cao hơn.
IV. Năng suất và thời gian thu hoạch
Măng Tạp giao cũng nổi tiếng về năng suất cao sau măng Bát Độ. Sau
khi trồng được 3 năm, một cái măng nặng 2-6 kg (Gốc măng có đường kính
8-20 cm, thân măng dài 60-120 cm). Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi khóm trúc
thường có 20 cái măng, năng suất đạt trung bình 75 tấn/ha, năng suất cao
nhất là 120 tấn/ha.
ở nơi có tầng đất dày, bón nhiều phân, thu hái kịp thời và đúng kỹ
thuật thì năng suất măng sẽ cao hơn.
Măng Tạp giao cho thu hoạch từ năm thứ 3 trở đi và thu liên tục trong
thời gian 15 năm. Thu hái măng được tiến hành từ tháng 4-9 hàng năm, từ
tháng 10-11 ngừng lấy măng.
Để măng khỏi bị lão hoá, thịt măng không bị sơ do có ánh nắng mặt
trời chiếu vào, khi măng mới nhú lên (Đất nứt hơi bị đội lên) thì tiến hành
thu hoạch. Vì vậy, phải luôn luôn chú ý theo dõi và kịp thời lấp đất, che phủ
kín cho măng, không để ánh sáng mặt trời chiếu vào măng khi chưa kịp khai
thác.
Những tháng có nhiệt độ thấp, măng mọc chậm thì cứ 4-6 ngày cắt
măng một lần. Thời kỳ giữa của những tháng có nhiệt độ cao, măng mọc rất
nhanh thì cứ 2-4 ngày cắt măng một lần, tốt nhất cắt măng vào buổi sáng.
Dùng cuốc cán ngắn, bới chỗ đất nứt, củ măng sẽ lộ dần ra, rồi dùng dao sắc
cắt tách măng ra khỏi gốc cây mẹ. (Chú ý không làm tổn thương đến gốc cây
măng vì ở đó có rất nhiều mắt sinh trưởng để ra măng mới).
Để nâng cao chất lượng của măng, trong thời gian thu hái măng phải
dùng đất tơi xốp + mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất
dầy 16-30cm hoặc hơn nữa.
Dền Toòng
Công dụng.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, dền toòng được dùng làm thuốc bổ,
thuốc có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc trong các trường hợp nhiều mụn nhọt,
hạ sốt và chữa ho. Ngoài ra, còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Liều dùng 12 - 15 gam, dưới dạng thuốc sắc uống và thường phối hợp với
các vị thuốc khác.Dền toòng được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền ở
Trung Quốc.
Hình thái:
Dây leo nhỏ, leo bằng tua cuốn; thân mảnh, lúc non tròn sau có cạnh.
Lá kép chân vịt, có cuống dài 3 - 4 cm đường kính cả lá 3,5 - 6,0 cm; gồm 3
lá chét chính, lá chét ở giữa đơn, to hơn, hai lá chét bên xẻ thành 2 lá chét
thứ cấp, lá chét hình thoi hoặc hình mác, dài 3 - 4 cm, rộng 1,5 - 2,0 cm;
nhọn đầu, mỏng; mép khía răng cưa đều. Hoa đơn tính, cụm hoa chùm, mọc
ở kẽ lá, dài 3-6 cm, phân nhánh. Hoa nhỏ, hình sao, màu vàng nhạt; đài tạo
thành ống ngắn; 5 cánh hoa dài, nhọn, rời nhau; bao phấn hình đĩa; hoa cái
có 3 vòi nhụy. Quả khô, hình cau nhỏ, đường kính 0,5 - 0,6 cm; 2 - 3 hạt.
Phân bố:
Việt Nam.
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn
La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai.
Thế giới.
Trung quốc, Malaysia, Philippin, lndonesia, Triều Tiên, Nhật Bản ,
Ấn Độ . . .
Đặc điểm sinh học:
Cây ưa ánh sáng và ẩm hoặc hơi chịu bóng; thường leo trùm lên các
tảng đá, hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa núi đá vôi, độ cao
phân bố đến 1.600 m (Sa Pa, Lào Cai). Mùa đông cây có hiện tượng bán tàn
lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Mùa hoa quả tháng 6 - 10. Cây
trồng ở vườn Hội Đông y Cao Bằng thấy ra hoa quả nhiều hơn cây mọc
trong tự nhiên. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các
phần còn lại sau khi cắt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_6676.pdf