Cây trồng cũng như tất cảcác cơ thểsống bình thường khác đều cần thức ăn
cho sựsinh trưởng, phát triển. Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờhút
chất khoáng từđất và phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từnước và cácboníc
dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hoá học tựnhiên
(khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉcó 16 nguyên tốthiết yếu với cây trồng, trong đó
có 13 nguyên tốkhoáng.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Cây trồng và các yếu tốdinh dưỡng cần thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây trồng và các yếu tố dinh dưỡng cần thiết
Để chăm sóc cây tốt và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần hiểu về các loại dinh
dưỡng cần thiết của từng loại cây.
Cây trồng cũng như tất cả các cơ thể sống bình thường khác đều cần thức ăn
cho sự sinh trưởng, phát triển. Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ hút
chất khoáng từ đất và phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cácboníc
dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hoá học tự nhiên
(khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó
có 13 nguyên tố khoáng.
Đạm (N), Lân(P), Kali(K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được
gọi là Nguyên tố đa lượng.
Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số
lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng.
Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo),
Clor(Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi
lượng.
1. Chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng
Đạm (N): Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố,
nguyên sinh chất, axít nucleic, Protein. Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các
mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.
Lân (P): Là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và Protein của cây.
Là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho - lipid, coenzim ...,
nhiễm sắc thể. Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa.
Kali(K): Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH,
lượng nước ở khí khổng. Hoạt hoá ezim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp
Hydrat carbon. Giúp vận chuyển Hydrat carbon, tổng hợp protein. Cải thiện khả
năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Do vậy, nâng cao khả năng
chống rét và các điều kiện bất lợi khác của cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải
thiện chất lượng của rau quả.
Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên
quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc
Protein được vững chắc.
Magiê (Mg): là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong
quang hợp. Là hoạt chất của hệ ezim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và
tổng hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân giúp đường vận chuyển
dễ dàng hơn trong cây.
Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành
phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục
tố.
Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều
enzimascorrbic, Phenolase... Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A.
Mangan(Mn): Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, cần
thiết cho quá trình hô hấp của cây. Hoạt hoá các enzim liên quan đến sự chuyển
hoá đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thể Oxy hoá - khử trong tế bào ở
các pha sáng và tối.
Bo(B): ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Có khả năng tạo phức với
các hợp chất Polyhydroxy. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận
chuyển Hydrát carbon được dễ dàng. Cần cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào.
Giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.
Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây là
thành phần của men khử nitrat và men nitrogense. Cần thiết cho vi khuẩn cố định
đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu.
Clo(Cl): Kích thích sự hoạt động của một số enzim và ảnh hưởng đến sự
chuyển hoá hydrat carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.
Carbon(C): Là phần tử cơ bản cấu tạo nên Carbonhydrat, protein, lipit và axit
nucleic.
Oxy(O): Tham gia trong thành phần cấu tạo của hầu hết các chất hữu cơ trong
cây.
2. Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu đạm(N): Cây sinh trưởng còi cọc, số nhánh và chồi ít, xuất hiện màu
xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số
hoa bị giảm nhiều năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.
Thiếu lân(P): Cây còi cọc, thân yếu, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến
tím tía, rễ bị kìm hãm, khó ra hoa, số quả ít, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu kali(K): úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó lan dần
vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm
và còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã.
Thiếu lưu huỳnh(S): các lá non chuyển vàng hoặc vàng lợt. Sinh trưởng của
chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, nhỏ và hoá gỗ sớm.
Thiếu Magiê(Mg): Vàng lá gân xanh ở các lá già, lá già ở thời kỳ cuối, mép lá
cong lên. Ở một số loại rau có các điểm vàng lợt đến da cam, đỏ hoặc tía. Thân yếu
dễ bị nấm bệnh tấn công.
Thiếu Canxi(Ca): các lá non bị biến dạng hình thành đài hoa và quăn màu
xanh lụa không bình thường, các chồi ngọn bị suy thoái, rễ yếu, cổ rễ thường gãy,
chồi và hoa rụng sớm, thân yếu, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu kẽm(Zn): Các lá non nhỏ, biến dạng, mọc xít nhau, chuyển vàng trắng
và xù ra. Số hoa, quả giảm mạnh, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu đồng(Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện màu vàng và quăn phiến lá, số bông
bị hạn chế, hạt kém phát triển, ở cây có múi chết đen ở phần mới sinh trưởng, quả
có những đốm nâu, khả năng chống chịu sâu bệnh ở cây kém.
Thiếu sắt(Fe): úa vàng các lá non, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất.
Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành
trắng nhợt.
Thiếu Mangan(Mn): úa vàng gân của các lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện
các đốm vàng và hoại tử. Xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
Thiếu Bo(B): Lá biến dạng, dày, đôi khi giòn. Hoa kém phát triển, ít đậu quả
quả non hay rụng. Vỏ quả dày, lõi thường bị thâm đen, lệch tâm năng suất. Chất
lượng kém.
Thiếu Molyden(Mo): Đốm vàng ở gân giữa của các lá dưới, tiếp đó là hoại tử
mép lá và lá bị gập nếp lại. Ở rau, các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và
một vài miếng phiến lá nhỏ. Thiếu Molypden thấy rõ ở cây họ đậu.
Thiếu Clo(Cl): Héo chóp lá non, úa vàng lá sau chuyển màu đồng thau và chết
khô.
3. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt đa nguyên tố
Sinh trưởng và phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa hai
hay nhiều chất dinh dưỡng, do vậy, sự thiếu hụt đồng thời nhiều chất có thể xảy ra
cùng một lúc. Sự thiếu hụt đa nguyên tố này có thể xảy ra trong trường hợp đất
cung cấp không đủ một vài nguyên tố hoặc do bón phân mất cân đối nghiêm trọng
(chỉ bón đạm, lân, kali mà không bón các nguyên tố trung và vi lượng ...). Ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Khi xuất hiện triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng, trước hết chúng ta cần phải xác
định xem sự thiếu hụt là đơn hay đa nguyên tố từ đó mới xác định được nguyên tố
cần bón và lượng bón thích hợp. Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là yếu tố cần
thiết nhằm đảm bảo cho cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cay_trong_va_cac_yeu_to_dinh_duong_can_thiet_8778.pdf