+ ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giải biểu.
Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụng phát tán
phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay, thơm, tính
ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năng thông müi,
táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo, chủ trị
Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu (Trung
Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng to bằng đùi
chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp một đạo nhân
dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấy trong rốn
máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tự nhiên tiêu
tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưng cüng phải
dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bị rắn độc
cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi. May gặp
một tu sĩ đến chơi, dùng nước mới múc lên mà rửa luôn, sạch hết thịt thối, đến
nỗi lòi cả gân trắng ra. Sau đó rót nước nhiều vào rồi để cho khô, dùng bột Bạch
chỉ cùng với Đởm phàn và Xạ hương một ít, rắc thấm vào thì nước độc chảy ra,
hàng ngày cứ làm như thế, được một tháng thì khỏi” (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
150 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cây thuốc nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ ‘Phản tá’. Đó là dựa vào ý hỏa uất thì cho
phát, kết thì cho tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giải biểu.
Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụng phát tán
phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay, thơm, tính
ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năng thông müi,
táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo, chủ trị
Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu (Trung
Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
+ ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng to bằng đùi
chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp một đạo nhân
dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấy trong rốn
máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tự nhiên tiêu
tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưng cüng phải
dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bị rắn độc
cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi. May gặp
một tu sĩ đến chơi, dùng nước mới múc lên mà rửa luôn, sạch hết thịt thối, đến
nỗi lòi cả gân trắng ra. Sau đó rót nước nhiều vào rồi để cho khô, dùng bột Bạch
chỉ cùng với Đởm phàn và Xạ hương một ít, rắc thấm vào thì nước độc chảy ra,
hàng ngày cứ làm như thế, được một tháng thì khỏi” (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ “Ông Trương Sơn Lôi nói rằng: Bạch chỉ vị cay, tính ấm, thơm tho và mạnh mẽ,
tính ráo, đặc biệt là nó sơ phong tán hàn. Nó có thể đi lên đầu, mắt. Tính nó cüng
hay táo thấp, thăng dương, đi khắp mọi chỗ ở da thịt. Công hiệu của Bạch chỉ
cüng gần giống như Xuyên khung, Cảo bản” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
20. BẠCH CƯƠNG TẰM
-Tên khác:
Bạch cam toại, Cương nghĩ tử, Trực cương tằm, Tử lăng (Hòa Hán Dược Khảo),
Chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ, Tằm düng, Tằm thuế
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cương tằm (Thiên Kim Phương), Cương
trùng (Giang Bắc Dược Tài),Thiên trùng (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên).
-Tên khoa học:
Bombyx mori L.
-Họ khoa học:
Họ Cương Tằm (Bombycidae).
-Mô tả:
Là những con Tằm chết tự nhiên, thường khô cứng, hình ống tròn, nhăn, teo,
cong, vỏ ngoài mầu xám trắng hoặc mầu nâu xám dài khoảng 3-9,5cm, đường
kính 5mm. Bề ngoài mầu trắng bẩn, nâu bẩn, hơi đốm trắng. Cứng dòn, bẻ đôi,
vết bẻ có mầu nâu, mặt cắt mầu vàng trắng xen lẫn có khói trong suốt dạng keo
trong. Cơ quan, miệng mầu đen, mắt k p, khó nhình rõ. Toàn thân chia đốt, các
đốt ở đầu và thân đều rõ rệt. Đầu tròn, 2 bên bụng có 8 đôi chân giả, ngắn, đuôi
hơi chẻ ra làm 2. Vùng chân phân biệt rõ ràng, mặt ngoài thường kèm ít tơ và
phần lớn chất mầu xám trắng, nhất là khe giữa đốt thân nhiều nhất. Loại trong và
ngoài đều trắng là loại tốt. Nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng
vì loại này thường là loại tằm chết rồi người ta ướp vôi làm giả.
-Bào chế:
+ Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra,
sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công
bào chích luận).
+ Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem
phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy
cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt
ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám),
đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng
bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
+ Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm)
rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm.
-Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch cương tằm có Pyridin -2, 6- nhị Acid hữu cơ, chất mỡ, Chitinase,
Bassianins, Fibrinolysin, Pyrausta Nubialis, Galleria Mellonella, Beauverician,
Corticoids (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Bạch cương tằm có Ammonium Oxalate, Chitinase, Beauverician,
Asparagine, Fibrinolysin (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch cương tằm có 67,44% chất Protid, 4,38% chất Lipid, 6,34% tro,
11,34% độ ẩm (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
-Tác dụng dược lý:
+ Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tằm
có dấu hiệu gây ngủ. Cüng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra (Trung
Dược Học).
+ Tác dụng gây ngủ: Dùng dịch chiết xuất Bạch cương tằm cho chuột và thỏ uống
với liều 0,5g/20g, chích với liều 0,25g/20g thấy có tác dụng gây ngủ (Trung Dược
Đại Từ Điển).
Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật (Trung
Dược Học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: trong ống nghiệm, thuôc có tác dụng ức chế nhẹ đối với
tụ cầu vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh (Hiện Đại Thực Dụng
Trung Dược).
+ Nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tằm do
thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông
co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con Nhộng tằm có tác dụng hạ sốt, chỉ
khái, hóa đờm, an thần, chông co giật, tiêu viêm, điều tiết thần kinh. Có tác dụng
tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì thâe có
thể thay thế vị Bạch cương tằm được (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
-Tính vị, quy kinh:
+ Vị mặn, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị cay, tính bình, không độc (Biệt Lục).
+ Tính hơi ấm, có ít độc (Dược Tính Luận).
+ Vào kinh quyết âm *Can+, dương minh *Vị](Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh Tâm, Can, Tz, Phế (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
+ Vị mặn, đắng, cay, mùi hơi khẳm, tính bình, không độc. Vào kinh Can, Phế, Tâm
và Tz (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, mặn, tính bình, vào kinh Can, Phế, Vị (Trung Dược Học).
+ Vị mặn, hơi cay, tính bình, vào kinh Can, Phế và Vị ( Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tác dụng, chủ trị:
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong, khóc đêm (Bản Kinh).
+ Trị băng trung, xích bạch đới, sinh xong bị đau nhức, trưng hà (Biệt Lục).
+ Trị miệng méo, ra mồ hôi, băng trung, rong huyết (Dược Tính Luận).
+ Tán phong đờm kết hạch, loa lịch, đầu phong, răng đum do sâu, da ngứa lở, đơn
độc phát ngứa, đờm ngược kết báng, sữa không thông, băng trung, rong huyết,
đinh nhọt...(Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trúng phong mất tiếng, bệnh do phong gây ra, dịch hoàn ngứa, đới hạ (Nhật
Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị trẻ nhỏ bị cam trùng, nướu răng lở lo t, lưỡi sưng, lưỡi cứng (Bản Thảo
Chứng).
+ Trị các chứng phong gây bệnh ngoài da (Y Học Khải Nguyên).
+ Tức phong, chỉ kinh, thanh hầu, khai âm. Trị động kinh, co giật, họng viêm cấp,
liệt mặt, mề đay, lao hạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trừ phong, tiêu đờm. Trị trúng phong, động kinh, họng viêm cấp, quai bị, tràng
nhạc (lao hạch), phong nhiệt ở thượng tiêu, ung nhọt đầu đinh, các loại họt độc
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Liều dùng:
Uống trong: 6 - 12g, bên ngoài có thể dùng để bôi...
-Kiêng kỵ:
+ Bạch cương tằm ghét các vị Cát cánh, Phục linh, Phục thần, Tang phiêu tiêu, Tz
giải (Dược Tính Luận).
+ Phàm bị trúng phong cấm khẩu, trẻ nhỏ bị co giật, khóc đêm, do Tâm hư, thần
hồn không yên, huyết hư mà không có ngoại tà thì không được dùng Bạch cương
tằm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Huyết hư, không có phong tà: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Không phải phong nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm (tán bột). Ngày uống 3 lần mỗi lần 2g, liên
tục 10 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị rong kinh: Bạch cương tằm, Y trung bạch ngư, 2 loại bằng nhau. Tán bột,
uống với nước giếng mới múc vào đầu canh 5, ngày 2 lần ( Thiên Kim Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm 3-7 cái, Nhü hương 0,4g. Tán bột. Mỗi lần
dùng 4,8g, đốt cho cháy lấy khói xông vào họng, hễ nôn ra được thì khỏi (Thánh
Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị trúng phong làm cho miệng bị co dúm lại, hoặc cấm khẩu khóc
không ra tiếng, thở gấp, mặt đỏ, vàng, do khí của thai hợp với nhiệt độc của Tâm
Tz làm cho lưỡi cứng, môi xanh, tụ ở miệng sinh ra cấm khẩu: Bạch cương tằm
(dùng loại thẳng) 2 con, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào miệng, lưỡi
(Thánh Huệ Phương).
+ Trị nhức ở giữa hoặc 1 bên đầu hoặc đau lan đến 2 bên thái dương: Bạch cương
tằm, tán bột, uống với nước sắc Trà + Hành (Thánh huệ phương).
+ Trị đầu đau do phong: Bạch cương tằm, Cao lương khương, 2 vị bằng nhau, tán
bột. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước trà, lúc đi ngủ (Thánh Huệ Phương).
+ Trị mặt nám đen: Bạch cương tằm tán bột, trộn với nước bôi (Thánh Huệ
Phương).
+ Trị lở ngứa (gây ra) đau nhức: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống
4g với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Trị các loại phong đàm: Bạch cương tằm 7 con (chọn loai thẳng), tán bột, uống
với nước gừng ( Thắng Kim Phương).
+ Trị phong trĩ sưng đau, lúc phát lúc khỏi: Bạch cương tằm 80g, rửa, sao vàng, tán
bột. Dùng thịt Ô mai trộn làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với
Mật ong và Gừng, lúc đói (Thắng kim phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh: Tỏi 7 củ. Trước hết lấy đất đốt cho đỏ lên rồi lấy Tỏi mài
trên đất đó thành cao. Rồi lấy Bạch cương tằm ( bỏ đầu và chân) 40g, để trên đất
đó, lấy cái tô úp lại 1 đêm, đừng làm hở hơi. Sau đó lấy Bạch cương tằm tán bột
thổi vào müi hàng ngày (Phổ Tế Phương).
+ Trị răng đau: Bạch cương tằm (loại thẳng), sao chung với Gừng sống cho có mầu
vàng đỏ rồi bỏ Gừng đi, tán bột. Lấy nước Tạo giác trộn với thuốc xức vào răng
(Phổ Tế Phương).
+ Trị trong bụng có cục như con rùa chạy qua chạy lại: Bạch cương tằm uống với
nước đái ngựa trắng (Phổ Tế Phương).
+ Trị ra gió chảy nước mắt: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo 20g, Kinh giới
10g, Mộc tặc 20g, Tang diệp 40g, Tế tân 20g, Toàn phúc hoa 20g. Tán bột, ngày
uống 8g với nước sắc Kinh giới (Bạch Cương Tằm Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt: Bạch cương tằm, Bạch phụ tử, Toàn
yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng bôi (Khiên
Chính Tán - Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị đầu thình lình đau: Bạch cương tằm, tán bột. Uống với nước nóng (Đẩu Môn
Phương).
+ Trị da mặt sần sùi vì đánh phấn: Bạch cương tằm, Hắc khiên ngưu, 2 vị bằng
nhau. Tán bột. Rửa mặt cho sạch rồi bôi thuốc lên (Đẩu Môn Phương).
+ Trị vết thương do kim khí đâm ch m: Bạch cương tằm, sao vàng, tán bột, bôi
(Đẩu Môn Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Bạch cương tằm, Toàn yết, 2 vị bằng nhau, Thiên
hùng, Phụ tử, mỗi vị 4g (bào chế). Tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạch
cương tằm (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị phong đàm, ho suyễn, không ngủ đêm được: Bạch cương tằm (sao), Trà đều
40g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với nước sôi (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm
Phương).
+ Trị ho sau khi uống rượu: Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với
trà (Quái Chứng Kz Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao), Bạch phàn ( nửa sống, nửa sao), 2 vị
bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng tươi, hễ ói ra được thì khỏi
(Khai Quan Tán - Tồn Nhân phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo (sống) 4g. Tán bột,
uống với nước Gừng sống (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Trị kinh phong mạn, thổ tả nhiều gây ra mạn tz phong: Bạch cương tằm (sao
rượu) 4g, Nam tinh 8g, Ngü linh chi 4g, Toàn yết (chế) 4g, Trùn (giun) đất 4g. Tán
bột, nấu Bán hạ làm hồ trộn thuốc bột làm viên 0,4g. Ngày uống 1-2g (Bạch Cương
Tằm Hoàn - Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, Thiên nam tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột.
Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước
Gừng sống ngậm súc (Như Thánh Tán - Vương Thị Bác Tễ Phương).
+ Trị họng viêm cấp: Bạch cương tằm, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với
nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc (Như
Thánh Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị chứng cam đã lâu, sinh ra yếu ớt không ăn uống được mấy rồi
biến chứng ra nhiều bệnh, vì hậu thiên suy yếu đến nỗi xương sống cüng không
vững, đi đứng không được: Bạch cương tằm sao, tán bột, mỗi lần uống 2g với
nước sắc Bạc hà hoặc thêm ít rượu (Kim Linh Tán - Trịnh Thị Phương).
+ Trị họng sưng đau, lở loét: Bạch cương tằm 40g (để trên miếng ngói mới, nướng
cho hơi vàng), Thiên nam tinh 40g (bào chế, bỏ vỏ), tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít.
Dùng nước cốt Sinh khương hòa với thuốc bột, uống với nước nóng, hễ ói ra được
đờm nhớt thì khỏi (Bạch Cương Tằm Tán - Ngụy Thị Gia Tàng Phương).
+ Trị họng bế, hàm răng không mở được: Bạch cương tằm, sao sơ, tán bột. Mỗi
lần uống 4g với nước cốt Gừng (Trung Tàng Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét trắng miệng: Bạch cương tằm (sao vàng), chùi bỏ
lông, tán bột, trộn với mật bôi (Tiểu Nhi Cung Khí Phương).
+ Trị sữa không thông: Bạch cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu. Lấy lược vuốt
ở vú thì có sữa (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị lưỡi sưng cứng: Bạch cương tằm 4g, Hoàng liên (sao mật) 8g. Tán bột, thổi
vào cho nôn đờm ra (Tích Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị tiêu ra máu: Bạch cương tằm, sao, bỏ đầu, 40g . Dùng thịt quả Ô mai sấy khô,
40g. Tán bột to bằng hạt Ngô đồng, uống trước khi ăn (Bút Phong Tạp Hứng
Phương).
+ Trị kinh phong, co giật do đờm nhiệt: Bạch cương tằm, Ngưu hoàng, Hoàng liên,
Đởn nam tinh (Trung Dược Học).
+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong mạn do Tz hư, tiêu chảy kéo dài: Bạch cương tằm,
Đảng sâm, Bạch truật, Thiên ma (Trung Dược Học).
+ Trị động kinh: Bạch cương tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Ngô công (Trung Dược
Học).
+ Trị đầu đau kèm mắt đỏ: Bạch cương tằm, Tang chi, Cúc hoa, Kinh giới (Trung
Dược Học).
+ Trị họng sưng đỏ, đau, khan tiếng do phong nhiệt: Bạch cương tằm, Cát cánh,
Cam thảo, Bách hợp (Trung Dược Học).
+ Trị loa lịch, lao hạch: Bạch cương tằm, Hạ khô thảo, Bối mẫu, Mẫu lệ (Trung
Dược Học).
+ Trị lở ngứa, đơn độc: Bạch cương tằm, Thuyền thoái, Phòng phong, Mẫu đơn bì
(Trung Dược Học).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 10g,
Câu đằng 10g, Hoàng cầm 10g. sắc lấy nước, hòa thêm Chu sa 1g, uống (Tang Cúc
Ẩm Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật: Cương tằm 6g, Tuyền phúc hoa 8g, Mộc tặc
6g, Tế tân 3g, Tang diệp 12g, Kinh giới 12g, Cam thảo 4g. sắc uống. Hoặc tán bột.
Mỗi lần uống 6-10g, ngày 2-3 lần (Bạch Cương Tằm Tán - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị họng sưng đau, mất tiếng: Bạch cương tằm 6g, Khương hoạt 10g, Xạ hương
0,01-0,003g, tán bộ, trộn nước Gừng uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị lao hạch không lành miệng: Bạch cương tằm, Bạch cập, lượng bằng nhau.
Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Cát Lâm Trung Thảo Dược).
-Tham khảo:
+ ” Bạch cương tằm trừ phong nhiệt, tiêu đờm nhiệt. Vị mặn thì làm mềm các chỗ
cứng, vị cay thì tán hỏa, vì vậy, Bạch cương tằm trị họng viêm cấp, quai bị, hiệu
quả rất cao còn trị kinh giản, trúng phong thì không bằng vị Toàn yết, Ngô công -
Phân con tằm gọi là Vãn tằm sa, có tác dụng trừ phong thắng thấp, cả 2 đều tốt”
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khi con tằm chết, nó không bị thối rữa,đó là điểm độc đáo của nó. Thuốc có đầy
đủ tác dụng sơ tiết phong nhiệt, thanh tức giáng hoả (Thực Dụng Trung Y Học).
21. BẠCH CẬP
Tên Hán Việt khác: Liên cập thảo, Cam căn (Bản Kinh), Bạch cấp (Biệt Lục), Bạch
căn (Ngô Phổ Bản Thảo), Bạch căn, Trúc túc giao, Tuyết như lai, Tử tuệ căn, Tử lan
căn, (Hoà Hán Dược Khảo), Nhược lan lan hoa, Từ lan (Quần Phương Phổ), Võng
lạt đa, Hát tất đa (Kim Quang Minh Kinh).
Tên khoa học:
Beletia hyacinthina R. Br (=Bletilla striata Reichenbach fil.)
Họ khoa học:
Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên
chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím. Quả hình
thoi có 6 cạnh dài khoảng 3cm đường kính 1cm.
Phân biệt:
Ở nước ta phía bắc các vùng mát như Hà tuyên, Cao lạng, Hoàng liên Sơn, cüng có
loại Bạch cập mọc hoang, nhưng củ như bánh dày nhỏ, loại Trung Quốc có những
khối rắn, có màu trắng nâu với 2-3 nhánh con rất đặc biệt. Bạch cập rất hiếm thấy
ở nước ta, còn phải nhập.
Địa lý:
Có ở Thiểm Tây, Trung Phủ, An Huy, An Khánh (Trung Quốc).
Phần dùng làm thuốc:
Rễ củ thuốc (là những khối màu trắng, vị đắng, khô, có vân như vỏ ốc, dẹt, cứng,
chắc).
Mô tả dược liệu:
Thân củ khô hơi dạng móng con ó, dẹt phẳng, thường chẻ ra 2-3 móng, müi nhọn
đầu hơi cong theo hướng dưới, dài khoảng 7-8 phân đến 4cm, dày khoảng 2-3
phân, bên ngoài màu xám vàng hoặc màu vàng trắng, hơi có vân nhăn ngang dọc
mềm nhuyễn, chình giữa củ thân có gốc tàn của thân, hơi lồi lên, xung quanh nó
mọc 2-3 tầng vân vòng xoắn, hình thành cạnh đốt, mặt ngoài dưới đối với nó cùng
vị trí cüng có vết lồi nhỏ, đốt dạng vòng mặt ngoài trên màu vàng trắng, mọc
thưa, ít rễ phụ, chỉ giữ lại vết, chất cứng rất khó bẻ gãy, mặt cắt màu vàng trắng,
chất sừng hơi trong suốt.
Bào chế:
+ Rửa sạch, hấp mềm rồi thái phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc tán bột
dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát, sấy nhẹ cho khô, có thể tán bột dùng, làm thuốc hoàn
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, mùa hè hay phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ Trong Bạch Cập có Bletilla Manna (gồm Mannose và Glucose). Trong rễ tươi có
tinh bột [30,48%], Glucose [1,5%], tinh dầu, chất nhầy, nước *14,6%+ (Trung Dược
Học).
+ Trong Bạch Cập có 55% chất nhầy, 1 ít tinh dầu và Glycogen (Những Cây Thuốc
Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu củùa thỏ,
gia nhanh tốc độ lắng máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của
ếch, quan sát thấy hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu
khối có tác dụng bịt những mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc các mạch
lớn. Bạch cậâp ít gây kích thích tại chỗ, những huyết khối do Bạch cập gây nên tự
tiêu trong vòng 5 ngày. Người ta cắt ngang đùi thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi
đắp nước Bạch cập lên, máu đang chảy được cầm ngay.
Tác dụng cầm máu củùa Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy (Trung
Dược Học).
- Tác dụng củùa thuốc đối với thủng dạ dầy và hành tá tràng: Thực nghiệâm trên
chó gây mê, thực nghiệm chọc thủùng nhân tạo dạ dầy và tá tràng mỗi chỗ một lỗ
đường kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40
giây sau hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. Nhưng nếu cho chó ăn no và lỗ
thủng to thì thuốc không có tác dụng (Trung Dược Học).
Tác Dung đối với dạ dầy và ruột viêm: Bột Bạch Cập được dùng trong 69 cas loét
xuất huyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều cầm lại (trung bình 5-6
ngày). Bột Bạch Cập được dùng trong nhiều trường hợp loét và lủng. Trong 1 lô 29
trường hợp thì 23 cas khỏi, 1 cas phải mổ, 4 cas khác chết (1 cas bị sốc xuất huyết
khi đang điều trị, 3 cas khác bị rủi ro). Điều này cho thấy Bạch Cập Bạch Cập được
dùng điều trị những cas chọn lọc về loét dạ dầy tá tràng. Việc điều trị này chống
chỉ định trong các trường hợp sau:
a) Không có chỉ định đúng là lo t dạ dầy tá tràng.
b) Những bệnh nhân vừa mới ăn xong.
c) Những người xét nghiệm thấy bị sưng, sôi bụng hoặc đau khi khám qua
đường hậu môn.
d) Những người không ổn định vì nhiều lý do. Một số bệnh án cho thấy rằng
Bạch Cập không được dùng đối với các vết loét vì các lý do sau:
¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động và vì vậy có thể làm tăng vết loét.
¨ Bột Bạch Cập có thể làm tăng nhu động gây ra nôn mửa nhiều, có thể làm
tăng lỗ rò.
¨ Vì bột Bạch Cập có chất dính nên nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm
trọng nếu nó xâm nhập vào ổ bụng (Trung Dược Học).
- Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, Bạch cập có tác dụng ức chế vi khuẩn
Gram (+), có tác dung ức chế mạnh trực khuẩn lao ở người. Thuốc có tác dụng ức
chế tụ trực khuẩn trắng và liên cầu A, làm tăng sinh tổ chức hạt, giúp cho vết
thương chóng lành miệng (Trung Dược Học).
- Tác dụng thay huyết tương: Gây choáng mất máu trên súc vật thực nghiệm, 2%
dịch thuốc có tác dụng thay huyết tương. Trên lâm sàng cüng chứng minh thuốc
có tác dụng duy trì dung lượng máu và nâng cao huyết áp (Trung Dược Học).
Điều Trị Lao Phổi: Bột Bạch Cập được dùng cho 60 trường hợp lao mạn tính không
đáp ứng được với thuốc điều trị thông thường. Sau khi uống thuốc 3 tháng, 42
trường hợp được khỏi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường,
đờm âm tính, các triệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan, 2
trường hợp không có biến chuyển. Các nghiên cứu khác cüng có kết quả tương tự
(Trung Dược Học).
Điều Trị Dãn Phế Quản: Dùng dài ngày (3-6 tháng) Bạch Cập cho 21 trường hợp
dãn phế quản thấy đờm và ho có giảm, kiểm soát được ho ra máu (Trung Dược
Học).
Đối với vết bỏng và chấn thương: Dùng dầu + bột Bạch Cập đắp tại chỗ cho 48 cas
bị bỏng và chấn thương (dưới 11% của cơ thể), 5-6 ngày thay băng 1 lần. Tất cả
đều khỏi trong vòng 1-3 tuần (Trung Dược Học).
- Tác dụng chống ung thư: Chất nhầy cửa Bach cậâp là thành phần có tác dụng
chống ung thư (Trung Dược Học).
Độc tính: Độc tính của Bạch cậâp lúc phối ngü với Phụ tử, Xuyên ô và Thảo ô, v/ới
cách sắc, phương pháp cho uống và liều lượng như nhau thì Bạch cập phối hợp
với từng vị thuốc trên và riêng lẻ từng vị cho uống thì độc tính của thuốc và số súc
vật thí nghiệm tử vong không thấy tăng (theo sách cổ thì Ô đầu phản Bạch cập)
(Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Ngô Phổ Bản Thảo).
+ Vị cay, không độc (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vị ngọt, tính sáp (Y Học Khởi Nguyên).
+ Vị đắng, ngọt, tính mát (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui kinh:
+ Vào kinh phế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh phế, thận (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh phế, Vị, Can (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Sinh cơ, chỉ thống (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Bổ phế hư, chỉ khái thấu, tiêu phế lao, thu liễm phế khí (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Thu liễm phế khí huyết, sinh cơ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Bạch cập liễm khí thấm đàm, chỉ huyết, tiêu ung (Bản Thảo Hốii Ngôn).
Bạch Cập vị đắng, có tác dụng tiết nhiệt, vị cay, có tác dụng tán kết (Cảnh Nhạc
Toàn Thư).
Chỉ phế huyết (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Thu liễm, chỉ huyết, tiêu viêm, sinh cơ (Trung Dược Học).
+ Bổ phế, hóa đàm, liễm huyết, cầm huyết, đồng thời có tác dụng sinh cơ thu liễm
miệng vết lo t (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liễm huyết, cầm huyết, tiêu viêm (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị ung thủng, ác sang, bại thư, thương âm, hoại tử, rôm sẩy lâu không khỏi (Bản
Kinh).
+ Trị tay chân bị tổn thương do t ngã (Đường Bản Thảo).
+ Trị chân tay nứt nẻ [nhai thuốc đắp vào] (Tân Tu Bản Thảo).
+ Trị ung nhọt lở loét, ung nhọt (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị ghẻ lở, ghẻ nước (Danh Y Blệt Lục).
+ Trị động kinh, mắt đỏ, trưng kết, phát bối, loa lịch, trường phong, trĩ lậu, chấn
thương do kim khí, ôn nhiệt, ngược tật, huyết ly, bỏng lửa nước sôi, phong tý
(Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+Trị ung nhọt lở loét (Đồ Kinh Bản Thảo).
+ Trị lao thương, phế khí hư(Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị mụn nhọt lở loét (Bản Thảo Cương Mục).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chân tay nứt nẻ: nhai thuốc bôi vào (Tân Tu Bản Thảo).
+ Trị mụn đinh nhọt, lở: Bạch cập nửa chỉ tán bột khuấy với nước, gạn bột trên
giấy mỏng rồi dán lên (Tụ Trân Phương).
+ Trị bị đánh đập trị gãy xương: trộn Bạch cập 8g với rượu thì công hiệu của nó
không kém gì Tự nhiên đồng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị da tay chân nứt lở vì lạnh: Bạch cập tán bột, trộn nước bôi vào, tránh nhúng
nước (Tế Cấp Phương).
+ Trị bỏng lửa: Bạch cập tán bột trộn với dầu bôi lên (Triệu Chân Nhân Phương).
+ Trị chân khí đau nhức: Bạch cập, Thạch lựu bì, mỗi thứ 8g nghiền bột trộn với
mật làm viên bằng hạt đậu xanh lần uống 3 viên với nước lá Ngải pha với tí dấm
(Sinh Sinh Biên Phương).
+ Trị lưỡi sưng cộm lên như lưỡi ngỗng: dùng Bạch cập tán bột, tẩm sữa, đắp vào
lòng bàn chân (Thánh Huệ Phương).
+ Trị phụ nữ tử cung sa: Bạch cập, Xuyên ô hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ gói vào
lụa 4g, đút vào trong âm hộ chừng 1 ngón trỏ, có cảm giác nóng trong bụng dưới
thì rút ra, ngày làm một lần (Quảng Tế Phương).
+ Trị vết dao thương ch m đứt: Bạch cập, Thanh cao (nung) hai vị bằng nhau đắp
vào chỗ đó có thể làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cay_thuoc_nam_split_2_4529.pdf
- cay_thuoc_nam_split_8_8859.pdf