Cây sau sau

Sau sau là cây LSNG đa tác dụng. Tinh dầu lá và nhựa được sử

dụng trong công nghệ hoá mỹ phẩm. Lá, quả, cành,rễ sau sau đều được

dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Quả có vị đắng, tính bình, mùi thơm,

có tác dụng khử phong, lợi thủy, thông kinh. Lá sau sau có vị đắng tính bình

có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, chỉ huyết; nhựa có vị ngọt, cay,

tính ấm có tác dụng thông khiếu, khai uất, khử đờm và cũng có tác dụng

hoạt huyết, giảm đau, chỉ huyết, sinh cơ. Rễ có vị đắng, tính ấm có tác dụng

khử thấp, chỉ thống. Quả dùng chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, thuỷ

thũng, đái khó, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa, mề đay, viêm da, chàm.

Lá chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa,

eczema.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cây sau sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau Sau Cây thau, sâu trắng, cổ yếm, mạy xâu, mốc lảu (Tày), pùm múa đẻng (Dao), bạch giao, trao, chà phai (Mường), măng đeng (Mán) Công dụng: Sau sau là cây LSNG đa tác dụng. Tinh dầu lá và nhựa được sử dụng trong công nghệ hoá mỹ phẩm. Lá, quả, cành, rễ sau sau đều được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Quả có vị đắng, tính bình, mùi thơm, có tác dụng khử phong, lợi thủy, thông kinh. Lá sau sau có vị đắng tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, chỉ huyết; nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm có tác dụng thông khiếu, khai uất, khử đờm và cũng có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chỉ huyết, sinh cơ. Rễ có vị đắng, tính ấm có tác dụng khử thấp, chỉ thống. Quả dùng chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, thuỷ thũng, đái khó, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa, mề đay, viêm da, chàm. Lá chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema. Nhựa trị ho có đờm, thổ huyết, nôn ra máu; dùng ngoài bôi chữa vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương. Kinh nghiệm nhân dân địa phương dùng nhựa đốt cháy thành than và dùng để xỉa khi đau răng. ở vùng Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) nhân dân có tập quán đi thu thập loại nấm hắc linh chi (Ganoderma sinensis) có màu đen để bán sang Trung Quốc làm thuốc bổ. Giá loại nấm này đắt gấp rưỡi loại linh chi đỏ (G. lutescens) thường thu được trên rễ cây lim. Hắc linh chi mọc trên các rễ của cây sau sau bị chết tự nhiên. Sau khi bị chết 2-3 năm cây bắt đầu có hắc linh chi đến ký sinh. Quả thể của nấm xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Hình thái: Cây gỗ rụng lá, cao 25-35m, đường kính 60-90cm. Tán lá thưa, màu xanh nhạt, tỉa cành tự nhiên tốt. Thân thẳng, tròn, vỏ màu nâu đen, dày trên 1cm, vỏ ngoài nứt dọc sâu. Cành non có lông rặm, sau nhẵn. Lá đơn, mọc so le, dài 13cm, rộng 19cm; xẻ 3 thuỳ rộng, nông, hình chân vịt, đầu có mũi nhọn, mép có răng cưa nhỏ, gốc lá hình tim; gân chân vịt. Lá non màu hồng, phủ nhiều lông hình sao. Lá kèm hình dùi dài 1-2cm. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc gần đầu cành. Cụm hoa đực dài 4-5cm, gồm những hoa trần, không có bao hoa; nhị 1, hợp với lá bắc thành đầu, các đầu tập hợp thành cụm hoa bông dài, màu đỏ. Hoa cái không cánh hoa, xếp thành cụm hình đầu; bầu trung, 2 ô, 2 vòi nhuỵ. Quả nang, tập hợp thành quả phức, hình cầu, đường kính 2-3cm. Vòi nhuỵ hình dùi và đài dạng gai còn tồn tại ở quả; khi già màu đen; cuống quả dài 3-9cm; hạt hình bầu dục, dẹt màu cánh gián, có cánh, dài 3-4cm (cả cánh). Phân bố: Cây đặc hữu của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. - Việt Nam: Cây phân bố khá phổ biến ở các vùng núi và trung du, tại các tỉnh vùng Trung Tâm, Đông Bắc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tập trung nhất ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Tây và Hòa Bình. - Thế giới: Trung Quốc (đảo Hải Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô, Triết Giang, Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, Tây Tạng). Cây đã được trồng ở Hà Nội và thành phố Huế. Hiện chưa rõ sau sau trồng ở Huế là lấy giống tại địa phương hay mang từ các tỉnh ngoài Bắc vào. Cần nghiên cứu để xác định ranh giới phía Nam của loài cây này. Đặc điểm sinh học: Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mưa xen kẽ (mùa khô kéo dài 3-4 tháng, có lượng mưa dưới 50mm/tháng); nhiệt độ trung bình năm 18-230C; lượng mưa bình quân năm trên 1500mm/năm. Độ cao phân bố của sau sau thường dưới 600m. Sau sau là cây ưa sáng, cây "tiên phong" trong quá trình diễn thế rừng. Thường sau khi rừng nguyên sinh với ưu thế lim + táu + sến mật bị khai thác mạnh, tán rừng bị mở ra những khoảng lớn thì sau sau xuất hiện để thay thế các cây ưa bóng, mọc chậm là thành phần của rừng nguyên sinh. Sau sau cũng ở gặp trứng thái rừng phục hồi sau nương rẫy. Khi đất được mở trống hoàn toàn, các hạt của cây sau sau gần đã phát tán đến và mọc thành rừng phục hồi với sau sau ưu thế; ưu hợp lim+ sau sau là một trứng thái rừng rất đặc biệt của vùng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ở trứng thái rừng phục hồi, sau sau thường cùng mọc lẫn với thành ngạnh, hoắc quang, trà hươu, thàu táu... Cây ưa đất rừng còn tốt, nhưng cũng có thể mọc trên đất xấu, khô cằn, nhiễm đá ong mạnh. Sau sau chịu lửa rừng rất tốt, do có lớp vỏ dầy. Cây tái sinh hạt và chồi đều tốt. Cây sau sau con 4-5 tuổi bị chặt cũng cho 4-5 chồi khoẻ, có thể phát triển thành cây mới. Cây trồng từ hạt thường bắt đầu ra hoa ở giai đoạn khoảng 10 năm tuổi. Sau sau rụng lá toàn bộ vào mùa đông, (tháng 10 đến tháng 1). Cây tăng trưởng khá nhanh: cây 27 năm tuổi cao tới 17m, đường kính thân đạt 25,5cm. Ra hoa tháng 3-4; quả chín tháng 10-11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf93_7257.pdf