Cây Sả Ja Va

Tinh dầu sả java là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành

công nghiệp sản xuất các hợp chất thơm, nước hoa, kem xoa, dầu gội đầu, xà

phòng thơm, bột giặt. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc sát trùng trong

bệnh viện, thuốc trừsâu bệnh cho cây trồng. Trong y học dân tộc, sả java

được dùng làm thuốc đắp các vết thương, các chỗ bầm giập và được dùng để

xông giải cảm, điều trị chứng rối loạn tiêu hoá, diệt ký sinh trùng, chữa táo

bón, đau dạ dày.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Cây Sả Ja Va, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sả Ja Va Công dụng: Tinh dầu sả java là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất các hợp chất thơm, nước hoa, kem xoa, dầu gội đầu, xà phòng thơm, bột giặt... Ngoài ra còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh viện, thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng. Trong y học dân tộc, sả java được dùng làm thuốc đắp các vết thương, các chỗ bầm giập và được dùng để xông giải cảm, điều trị chứng rối loạn tiêu hoá, diệt ký sinh trùng, chữa táo bón, đau dạ dày. Hình thái: Cây thảo, sống nhiều năm, sinh chồi nhiều, tạo thành khóm; cao 1- 2(-2,5)m, thân rễ ngắn. Bẹ lá có vân sọc, màu vàng nhạt hoặc đỏ tía, nhẵn. Phiến lá hình dải, thuôn, nhọn, kích thước 1-1,2mx1,5(-5)cm;nhẵn; đầu thuôn nhọn, mặt trên màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới hơi ráp, có màu mốc phấn, mép lá hơi gợn răng cưa mảnh. Cụm hoa dạng chùm, dài 60-100cm, phân nhiều chùm nhánh, mảnh và kết thúc là những chùm đôi; lá bắc hình đường, thuôn hay hình mác, dài 1-2,5cm; nhiều gân, màu đỏ nhạt. Chùm đôi dài 1-2cm, gồm một hoa đực hoặc vô tính, có cuống và một hoa lưỡng tính, nhỏ, không cuống. Quả dĩnh, hình trụ hay gần hình cầu. Phân bố: - Việt Nam: Sả Java được nhập trồng (từ khoảng 1 960-1963) ở các tỉnh Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Hàm Yên), Thái Nguyên (Phổ Yên, Phú Bình), Ninh Bình (Tam Điệp), Hà Tĩnh (Thạch Hà)... Sau năm 1975 lại đã được đưa trồng tại nhiều nơi ở Tây Nguyên (Kon Tum, Đắk Lắk) và miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Sông Bé). - Thế giới: Nhiều ý kiến cho rằng, sả java có thể bắt nguồn từ miền Nam Ấn Độ, Sri-lanka. Hiện nay, sả java đã được trồng trên diện tích lớn tại Trung Quốc, lndonesia, Ấn Độ, Ghana, Brazil, Guatemala, Haiti và Honduras. Đặc điểm sinh học: Sả java sinh trưởng thuận lợi ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, có độ cao dưới 500m (so với mặt biển). Nhiệt độ trung bình tối thích cho sinh trưởng phát triển của sả java nằm trong khoảng 22- 270C. Nhiệt độ thấp hoặc rét, cây ngừng sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu trong lá cũng giảm đáng kể. Nếu bị băng tuyết hoặc giá rét kéo dài, cây có thể bị chết. Những khu vực có tổng lượng mưa hàng năm 2.000-2.500mm và phân bố đều trong năm rất thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây. Sả java ưa lớp đất mặt dày, màu mỡ, có cấu tượng tốt, cát pha thoát nước tốt, trung tính hoặc kiềm và acid nhẹ (pH 5,8-8). Sả Java không chịu ngập úng và mặn. Sau khi trồng khoảng 8-9 tháng cây sẽ ra hoa (nếu không cắt lá). Trên các diện tích canh tác, do thu hoạch lá liên tục nên rất ít gặp cây ra hoa. Sả Dịu Công dụng: Tinh dầu được sử dụng tương tự như tinh dầu sả chanh trong công nghiệp hương liệu và chế biến thực phẩm. Tinh dầu sả dịu cũng được dùng để sát trùng, xua đuổi côn trùng, ruồi, muỗi . . . Lá sả sau khi cất tinh dầu có thể dùng làm thức ăn cho đại gia súc, dùng phủ đất chống xói mòn và hạn chế cỏ dại cho cây trồng . . . Trong y học dân gian, sả dịu cũng được sử dụng làm thuốc sát trùng, kích thích tiêu hoá, giải cảm... tương tự như sả chanh. Lá, bẹ lá, thân rễ sả dịu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm cũng giống như với sả chanh. Hình thái: Cây thảo, cao 1,5-2(-3)m; sống nhiều năm, thân rễ sinh chồi khỏe tạo thành khóm lớn. Lá hình dải, thuôn nhọn, kích thước 60-150x1,5-2cm; màu tím hoặc tía nhạt, đầu nhọn mép sắc; bẹ lá màu tím, có sọc, lưỡi bẹ mỏng, màu tím. Cụm hoa chuỳ, dài 60-70cm, chia nhiều nhánh nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 2 hoa màu tím hồng; hoa phía dưới tiêu giảm, vô tính hoặc là hoa đực; hoa phía trên lưỡng tính, nhị 3, vòi nhuỵ 2, đầu nhuỵ màu tía, bầu nhẵn. Phân bố: - Việt Nam: Sả dịu hiện được trồng rải rác hoặc tự nhiên hoá ở nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. - Thế giới: Nhiều tác giả cho rằng, sả dịu có thể bắt nguồn từ Ấn Độ (miền Tây Ghats), ở Myanmar và Thái Lan. Cây hiện được gây trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và được coi là cây tinh dầu có giá trị kinh tế tại Ấn Độ, lndonesia và Madagascar. Đặc điểm sinh học: Sả dịu thường mọc trên đồng cỏ, ven đường, ven rừng, trong rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), rừng tếch (Tectona grandis), đôi khi mọc cả ở núi đá vôi, trên sườn hoặc trên đỉnh núi, ở độ cao 1000- 1.500(-2.000)m, so với mặt biển. Điều kiện khí hậu nóng, ẩm, ánh sáng nhiều, nhiệt độ không khí trung bình ngày 25-300C, nhiệt độ ban đêm không quá thấp, tổng lượng mua hàng năm khoảng 2.500- 3.000mmm và phân bố đều trong năm là rất lý tưởng cho sự sinh trưởng, phát triển của loài sả dịu. Ở những khu vực có khí hậu khô, cây sinh trưởng kém, cho sinh khối thấp; nhưng hàm lượng tinh dầu và citral trong tinh dầu lại cao. Nếu thời tiết nắng hạn kéo dài hàm lượng tinh dầu trong cây sẽ giảm. Sả dịu sinh trưởng tối ưu ở các khu vực có độ cao 300-1.200m. Cây ưa đất tốt, độ phì cao; nhưng cũng có thể mọc trên sườn đồi núi, trên đất feralit nghèo dinh dưỡng, thoát nước tốt. Sả dịu không chịu được ngập úng. Về mùa đông rét lạnh, cây ngừng sinh trưởng và chỉ nẩy chồi ra lá khi mùa xuân đến. Ở nước ta, cây thường ra hoa vào mùa thu (ở các tỉnh phía Bắc) và vào mùa hè (ở các tỉnh phía Nam). Trên mỗi cụm hoa, các hoa ở giữa thường nở trước, sau đó đến các hoa ở phía trên và phía dưới. Thời gian nở hoa của mỗi cụm hoa thường kéo dài tới 1 tháng. Hàm lượng tinh dầu ở những cây sả ra hoa thường giảm cả về chất và lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf94_9278.pdf