Cây Núc Nác

Vỏ núc nác được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tên vị

thuốc là "nam hoàng bá", làm thuốc chữa các chứng bệnh vàng da, viêm

gan, viêm đường tiết niệu. đặc biệt là các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

-dưới dạng thuốc sắc uống.

Hạt núc nác dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ

dày với liều 2 -3 g hạt, tán bột uống hoặc sắc uống. Cây còn được trồng

làm giá thể cho hồ tiêu leo.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cây Núc Nác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Núc Nác Ngúc ngác, nam hoàng bá, mộc hồ điệp; mạy ca, phắc ca (Tày); co ca liên (Thái); ngòng pắng điẳng (Dao); p'sờ họng (K'Ho); lndian trumpet flower, broken bones, midday marvel (Anh); oroxyle, calosanthe Công dụng: Vỏ núc nác được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tên vị thuốc là "nam hoàng bá", làm thuốc chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan, viêm đường tiết niệu... đặc biệt là các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt - dưới dạng thuốc sắc uống. Hạt núc nác dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày… với liều 2 - 3 g hạt, tán bột uống hoặc sắc uống. Cây còn được trồng làm giá thể cho hồ tiêu leo. Hình thái: Cây gỗ nhỏ, cao 8 - 10 m, có khi hơn. Thân hình trụ, ít phân cành; vỏ thân dày, màu xám tro và có nhiều sẹo to do lá rụng để lại, mặt trong màu vàng nhạt. Lá kép lông chim, mọc đối, dài đến 1,5 m, thường tập trung ở ngọn thân, phiến xẻ 2 - 3 lần lông chim, lá chét hình bầu dục, nguyên, dài 6 - 14 cm, rộng 3,5 - 8 cm, gốc tròn hơi lệch, đầu nhọn; mặt trên lá sẫm bóng, mặt dưới nhẵn hoặc có ít lông; cuống lá kép hình trụ, có các chấm bì khổng. Cụm hoa có cuống mập và thẳng, mọc ở ngọn, thành chùm dài 40 - 80 cm, mang nhiều sẹo ở phía dưới; lá bắc nhỏ; hoa to, màu nâu đỏ sẫm; đài hình chuông, lá đài dày và ngắn, dài 2,5 cm; ống tràng hình phễu, dài 9 cm, hơi phình ở họng, 5 cánh hoa chia thành 2 môi, cong gập xuống, mép nhăn nheo; nhị 5, 4 cái đều và 1 cái hơi ngắn hơn, chỉ nhị có lông mịn ở gốc; bầu thuôn dài. Quả nang, dẹt vả cong, dài 50 - 80 cm, rộng 5 - 7 cm, dày 8 mm, khi chín nứt làm hai mảnh; hạt nhiều, cứng, hình bầu dục, có cánh mỏng bao quanh. Phân bố: - Việt Nam: Rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. - Thế giới: Lào, Trung quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ lndonesia, Philippin. Đặc đểm sinh học: Núc nác là cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm, nhiều mùn ở vùng ven núi đá vôi, rừng thứ sinh, đất sau nương rẫy hoặc dọc theo hai bên bờ ở thượng nguồn các dòng sông (Gâm, Chảy, Lô, Hồng). Cây có khả năng chịu hạn và chịu lửa do có lớp vỏ rất dày. Cây ra hoa quả hàng năm. Hoa tháng 5 - 6; quả tháng 6 - 8. Tỷ lệ ra hoa đậu quả thấp (10 - 20%). Khi quả già tự mở, hạt có cánh màng phát tán nhờ gió; tuy nhiên, chỉ có những hạt tiếp xúc được xuống đất mới có cơ hội nảy mầm (vì phần lớn hạt bị mắc lại trên đám cỏ). Núc nác có khả năng tái sinh dinh dưỡng tốt từ các đoạn thân, cành đem trồng hoặc từ phần gốc còn lại sau khi bị chặt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf79_0463.pdf