Cấu trúc tiết vị

Theo lí thuyết vềcấu trúc tôn ti của một hệthống ngôn ngữ, âm vịlà cơ s ở

của cấp độâm vịhọc –cấp độthấp nhất của hệth ống. Người ta không thểlấy âm

tiết làm đơn vịxuất phát cho phân tích âm vị, bởi vì âm là đơn vịcủa lời nói, đơn

vịngữâm học, còn âm vịlại là đơn vịcủa hệthống ngôn ngữ, đơn vịcủa âm vị

học. Không thểl ấy một đơn vịcủa lời nói đểphân tích ra một đơn vịcủa ngôn ngữ

(x. Phân biệt ngữâm học và âm vịhọc). Chính vì điều này mà Cao Xuân Hạo đã

có một phản ứng rất cực đoan trong cuốn Âm vịhọc và tuyến tính. Ông cho r ằng,

không thểphân tích ra được âm vịtiếng Việt vì trong âm tiết, các âm vịđã hoà lẫn

vào nhau mà không có tính chất chiết đoạn. Đây là một quan niệm học thuật rất

độc đáo và có nhiều khảnăng là đúng. Tuy nhiên, chúng ta không theo quan niệm

này bởi vì trong cấu trúc hệthống của chúng ta, tương ứng như tình hình các ngôn

ngữ Ấn-Âu, trên cấp độâm vịhọc là cấp độtừpháp học với đơn vịcơ sởlà các

hình vị. Âm vịtổhợp nên các hình vịvà vì vậy, hình vịsẽđược tách ra thành các

âm vị.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cấu trúc tiết vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc tiết vị Theo lí thuyết về cấu trúc tôn ti của một hệ thống ngôn ngữ, âm vị là cơ sở của cấp độ âm vị học – cấp độ thấp nhất của hệ thống. Người ta không thể lấy âm tiết làm đơn vị xuất phát cho phân tích âm vị, bởi vì âm là đơn vị của lời nói, đơn vị ngữ âm học, còn âm vị lại là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, đơn vị của âm vị học. Không thể lấy một đơn vị của lời nói để phân tích ra một đơn vị của ngôn ngữ (x. Phân biệt ngữ âm học và âm vị học). Chính vì điều này mà Cao Xuân Hạo đã có một phản ứng rất cực đoan trong cuốn Âm vị học và tuyến tính. Ông cho rằng, không thể phân tích ra được âm vị tiếng Việt vì trong âm tiết, các âm vị đã hoà lẫn vào nhau mà không có tính chất chiết đoạn. Đây là một quan niệm học thuật rất độc đáo và có nhiều khả năng là đúng. Tuy nhiên, chúng ta không theo quan niệm này bởi vì trong cấu trúc hệ thống của chúng ta, tương ứng như tình hình các ngôn ngữ Ấn-Âu, trên cấp độ âm vị học là cấp độ từ pháp học với đơn vị cơ sở là các hình vị. Âm vị tổ hợp nên các hình vị và vì vậy, hình vị sẽ được tách ra thành các âm vị. Trong tiếng Việt, hình vị là các tiết vị (syllabemes). Do đặc điểm đơn lập mà các yếu tố hình thái học của tiếng Việt (yếu tố cấu tạo từ, hình vị, các đơn vị cơ sở của từ pháp học…) nằm gọn trong một vỏ âm tiết. Nghĩa là ranh giới của âm tiết tự nhiên trong lời nói bình thường trùng làm một với ranh giới các đơn vị hình thái học (để cấu trúc từ). Chính vì đặc điểm thứ hai này mà tiếng Việt, ngoài thuộc tính đơn lập về mặt loại hình còn có đặc điểm là ngôn ngữ phân tích tính (các âm tiết được phát âm rời ra khỏi nhau, không có âm tiết nào chồng lên âm tiết nào). Bằng chứng để khẳng định rằng các tiết vị là đơn vị ngôn ngữ nằm ở chỗ: Nếu theo cấu trúc âm tiết do Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo đưa ra thì chúng ta có thể tính ra số lượng các âm tiết của tiếng Việt là: C1 w V C1 T 23 x 2 x 16 x 8 x 6 = 35328 (âm tiết khả năng) Tuy nhiên, trong thực tế, theo luận án của Trần Thị Minh Phương (1991) Dùng thuyết Tâm và Biên cho khảo sát âm vị học tiếng Việt hiện đại thì tiếng Việt có 6142 âm tiết hành chức – các âm tiết thực. Đó chính là bằng chứng nói lên rằng cơ chế tiếng Việt đã tác động vào tài nguyên ngữ âm của người Việt để khai thác lấy 20% khả năng cho việc cấu tạo từ và sử dụng một cách có chức năng các vật liệu âm thanh tiếng Việt. Việc dùng hay không dùng một âm tiết đuợc cấu tạo nên về mặt lí thuyết, trong hình ảnh khái quát nhất chính là biểu hiện của cơ chế âm vị học của tiếng Việt, hay là cơ chế Hình-âm vị học tiếng Việt. Tóm lại, sở dĩ các âm tiết thực là các hình vị bởi vì: a. Ranh giới của nó trùng với ranh giới ngữ nghĩa b. Có số lượng hữu hạn và đếm được c. Có khả năng lặp lại ở trong nhiều cấu trúc lớn hơn so với hình vị (từ, ngữ). Lí do này cho phép chúng ta coi tiết vị là đơn vị xuất phát ngang với hình vị để phân tách ra được các âm vị, đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ của người Việt. Về mặt cấu trúc, một tiết vị tiếng Việt là một sự tổng hoà của hai loại nét khu biệt khác nhau trong hệ thống âm vị học tiếng Việt. Đó là hệ thống nét cố hữu (inheric features) và hệ thống nét điệu tính (prosodic features) (Đọc thêm Hoàng Cao Cương. Suy nghĩ thêm về hệ thống thanh điệu tiếng Việt. Ngôn ngữ, 1986). Các đặc điểm cố hữu là các đặc điểm nòng cốt tạo nên các đơn vị chiết đoạn. Còn các đặc điểm điệu tính thì phụ vào để tạo nên các điệu vị của tiếng Việt hay còn gọi là các đơn vị siêu đoạn tiếng Việt (R. Jakobson (1952); J. Goldsmith (1978)...). Khác với các hệ thống âm vị học khác, hệ thống âm vị tiếng Việt đựoc đặt điều kiện bởi sự đan cài xoắn vào nhau đến nỗi không thể tách rời. Âm vị học tiếng Việt mở rộng cho rằng, sự phân bố của các nét cố hữu và nét điệu tính là có tính quy luật trong một tiết vị của tiếng Việt. Chúng là một hàm theo thời gian được thể hiện theo sơ đồ sau: Phân tích: 1. Hai đường cố hữu và điệu tính phân bố dọc theo một khuôn cấu trúc mà chúng ta kí hiệu là C1-V-C2, trong đó: C1: thành phần đầu của âm tiết; C2: phần cuối của âm tiết; V: phần đỉnh của âm tiết Hai đường này phân bố ngược nhau theo thời gian: Các đặc điểm cố hữu càng về cuối âm tiết càng nghèo nàn và đơn điệu trong khi các đặc điểm điệu tính càng phong phú. Chứng cứ là: - Các chiết đoạn có số lượng càng về sau càng giảm: (23C1 → 8C1), nội dung âm vị học các chiết đoạn càng về cuối càng đơn giản: ở C2 không tồn tại các nét [+xát], hoặc [+hữu thanh]. - Trong khi đó, càng về cuối âm tiết thì cấu trúc càng chặt chẽ hơn, đến mức bùng nổ ra sự đối lập của thanh điệu: các thanh điệu chỉ phân biệt nhau ở phần cuối cấu trúc của chúng mà thôi. Còn ở phần đầu, đường nét và sự phân bố âm vực không có giá trị khu biệt. 2. Quan sát đường biểu diễn trên sơ đồ sẽ thấy hai đường (điệu tính và cố hữu) đó giao nhau ở phần đỉnh âm tiết (V). Nói cách khác, một đường tăng dần sức biểu hiện ở phần cuối cấu trúc, còn một đường thì càng về cuối âm tiết càng giảm, trong khi đó tổng năng lượng vẫn là một hăng số cố định như những trường hợp bình thường khác ở các ngôn ngữ khác khi biểu hiện một âm tiết. Có lẽ hai đường phân bố ngược nhau về này năng lượng này chính là lí do (có thể là duy nhất) về sự ổn định và cố kết chặt chẽ của các yếu tố âm vị học có trong một tiết vị tiếng Việt. Đó chíh là lí do làm cho lời nói âm thanh của tiếng Việt có đặc điểm phân tiết tính. 3. Vậy, một tiết vị tiếng Việt “hao hao” giống âm tiết của các ngôn ngữ khác nhưng chúng có một cấu trúc chặt chẽ hơn rất nhiều do tính tổng hoà của hai loại năng lượng biểu hiện các nét khu biệt: vừa loại trừ nhau về tính đơn vị và chức năng lại vừa bù trừ nhau để cấu trúc hoàn chỉnh một âm tiết tiếng Việt. Nếu hai đường này rời rạc, không cố kết thì các yếu tố trong một âm tiết tan hợp một cách ngẫu nhiên, chúng tự do với nhau mà không có một sự liên kết có tính lịch sử như những yếu tố có trong một âm tiết tiếng Việt (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp…). Từ những nhận xét trên, khi phân tích một âm vị tiếng Việt cần xuất phát từ những đặc điểm riêng của tiếng Việt (là cần thiết) nhưng phải có một chỗ dựa vững chắc về nguyên lí: - Đối với mối quan hệ giữa đơn vị xuất phát và đơn vị cơ sở (*); - Mô hình phổ niệm của một âm tiết nói chung trên thế giới (**) Đối với điều (*), chúng ta xuất phát từ hơn 6000 tiết vị để đi tới âm vị (từ một đơn vị ngôn ngữ học tới một đơn vị ngôn ngữ học thấp hơn). Với điều (**), chúng ta cho rằng cấu trúc phổ niệm là cấu trúc: C1-V-C2. Từ những nét trên, ta có sơ đồ cho âm vị học tiếng Việt mở rộng đối với một tiết vị tiếng Việt như sau: Như vậy, khác với âm vị học cổ điển đối với tiếng Việt, âm vị học tiếng Việt mở rộng cho rằng một tiết vị là kết quả của sự phát triển lịch sử của một hệ âm thanh tiếng Việt. Trong đó có những cấu trúc phổ niệm cho toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (đó là chuỗi phổ niệm giữa phụ âm và nguyên âm) và các yếu tố đặc hữu của tiếng Việt, không hoàn toàn hoặc theo tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Như vậy, để tạo nên một tiết vị không phải chỉ có 5 yếu tố như Ngữ âm tiếng Việt (Đoàn Thiện Thuật) đã khẳng định mà gồm tới 7 yếu tố khác nhau, trong đó có 3 yếu tố là tương tự như ngôn ngữ thế giới và cũng tương tự như giải pháp của Đoàn Thiện Thuật, còn 4 yếu tố kia là những yếu tố nằmh giải quyết tính hệ thống của chính hệ thống âm thanh tiếng Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_truc_tiet_vi_5053.pdf
Tài liệu liên quan