Cấu trúc kì hạn của lãi suất

Hiện tượng 1:

Do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất ngắn hạn dự tính cộng với phí thời hạn nên khi lãi suất ngắn hạn dự tính trong tương lai cao hơn hay thấp hơn lãi suất ngắn hạn hiện hành thì lãi suất dài hạn cũng biến động theo.

Hiện tượng 2:

Khi lãi suất ngắn hạn thấp thông thường mọi người sẽ dự báo lãi suất này sẽ tăng trong tương lai. Trung bình của các lãi suất ngắn han này sẽ tăng cộng them với phí thời hạn làm cho lãi suất dài hạn cao hơn hẳn so với lãi suất ngắn hạn và làm cho lãi suất dốc lên. Và ngược lại.

 

docx15 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cấu trúc kì hạn của lãi suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ và tên Mã số sinh viên Nội dung công việc BÙI THỊ DIỆU K104050825 Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản NGUYỄN THỊ CAM LY K104050862 Lý thuyết dự tính và hoàn chỉnh bài word TRỊNH HỒNG PHƯỢNG K104050890 Khái niệm và nêu các dạng cơ bản của đường lãi suất. KIÊN THỊ THU K104050904 Lý thuyết thị trường phân cách LÊ THỊ THƯỞNG K104050913 Lý thuyết dự tính và tình hình lãi suất ở Việt Nam 2012 LỜI MỞ ĐẦU Để đơn giản hóa khi phân tích khuôn mẫu tiền vay chúng ta giả định trên thị trường chỉ có một loại trái phiếu và chỉ có một mức lãi suất nhưng khi vào chương này chúng ta sẽ xét thị trường có nhiều loại trái phiếu với nhiều thời gian đáo hạn khác nhau cùng nhiều mức lãi suất khác nhau. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn là một chủ đề quan trọng trong việc nghiên cứu lãi suất. Nó có thể giúp các ngân hàng, các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư và thực hiện các chiến lược đầu tư đối với các trái phiếu.Phần này giới thiệu những lý thuyết cơ bản giải thích cho cấu trúc kì hạn của lãi suất và sử dụng những lý thuyết đó để phân tích các loại trái phiếu có thời gian đáo hạn như nhau nhưng nhưng có lợi suất đáo hạn khác nhau. Cấu trúc kì hạn của lãi suất cũng góp phần giúp trả lời các câu hỏi: Làm sao nhà đầu tư có thể đư ra quyết định đầu tư Làm sao nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu tư. MỤC LỤC I.CẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT 1.Khái niệm: Cấu trúc kì hạn của lãi suất hình thành từ lãi suất hay lợi nhuận đáo hạn của các trái phiếu (thường là cùng một nhà phát hành) có thời gian đáo hạn khác nhau. Hay, cấu trúc kỳ hạn là sự khác biệt về lãi suất của các trái phiếu có cùng tính chất về rủi ro phá sản,tính thanh khoản, ưu đãi thuế… nhưng khác nhau về thời gian đáo hạn. Đường cong lãi suất( yield curve)  là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (cùng mức và chất lượng tín dụng). Đồ thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian, thường là đến kỳ hạn 30 năm. Đường cong lãi suất có thể được tạo cho bất cứ công cụ nợ nào, nhưng người ta thường chọn đường cong lãi suất Trái phiếu Chính phủ (TPCP) làm chuẩn do đặc tính rủi ro thấp (gần như không rủi ro) và sự đa dạng của các kỳ hạn trái phiếu. Đường cong lãi suất chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lãi suất tham chiếu cho hoạt động phát hành, giao dịch và đầu tư trên thị trường trái phiếu.Ngoài ra, nó cũng được xem là công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý, điều hành thị trường tài chính nhờ vào nội dung thông tin phản ánh.   2. Đường lãi suất thường thể hiện dưới 4 dạng cơ bản sau ·        Đường lãi suất bình thường, dốc lên (Normal): Lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn.Tức là đi vay ngắn hạn rẻ hơn vay dài hạn. ·        Đường lãi suất phẳng (Flat): Lãi suất ngắn hạn bằng với lãi suất dài hạn ·        Đường lãi suất ngược, dốc xuống (Inverted): Lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn.Tức là đi vay ngắn hạn đắt hơn vay dài hạn. ·        Đường lãi suất hình bướu (Humped): Đường lãi suất lúc đầu đốc lên, sau đó lại đốc xuống tạo thành hình bướu lạc đà. II.CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT Biểu đồ lãi suất trái phiếu: Nguồn: Trong nghiên cứu “Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của Việt Nam” của Ngân hàng Nhà nước, các nghiên cứu đã mô tả hình dạng đường cong lãi suất bình thường, dốc lên.Thực tế cũng cho thấy, lãi suất trái phiếu dài hạn trong thời gian gần đây đều nhỉnh hơn so với mức lãi suất ở các kỳ hạn ngắn hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu các lý thuyết giải thích cho sự đa dạng của các đường lãi suất. Bên cạnh đó, một lý thuyết tốt còn phải giải thích được những hiện tượng thường thấy về lãi suất như sau: ·        Lãi suất( hay lợi suất đáo hạn) của các trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau thường biến động đồng thời với nhau. ·        Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường lãi suất thường có dạng dốc lên trên. Khi lãi suất ngắn hạn cao, đường lãi suất thường có dạng dốc xuống. ·        Trong thực tế, đường lãi suất dốc lên là thường hay gặp nhất Có 3 lý thuyết thường dùng nhất 1.     Lý thuyết dự tính: giải thích tốt cho hiện tượng 1 và hiện tượng 2 2.     Lý thuyết thị trường phân cách: giải thích tốt cho hiện tượng 3 3.     Lý thuyết môi trường ưu tiên: giải thích tốt cho cả 3 hiện tượng 1.Lý thuyết dự tính (Pure Expectations Theory) Lý thuyết này được phát biểu là lãi suất của một trái phiếu dài hạn bằng trung bình nhân của lãi suất các trái phiếu ngắn hạn mà người ta dự tính sẽ xảy ra trong suốt cả thời gian đáo hạn của trái phiếu dài hạn. Ví dụ: Lãi suất trái phiếu thời hạn 1 năm (lãi suất 1 năm) trong năm nay là 8%/năm và trong 2 năm tới dự tính là 9% và 10%.Thì lúc này lãi suất của trái phiếu 3 năm theo lý thuyết dự tính là: 31+8%.1+9%.(1+10%) -1=8.99% Tuy nhiên để tiện lợi người ta thường dùng trung bình cộng lãi suất ngắn hạn dự tính trong 3 năm: (8%+9%+10%)3 =9.00% Giả thiết quan trọng nhất của lý thuyết dự tính là: người nắm giữ trái phiếu không quan tâm tới thời hạn của trái phiếu mà chỉ quan tâm đến tí suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu này so với trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau.Lúc này chúng ta có thể nói rằng các trái phiếu có tính chất thay thế hoàn hảo cho nhau không phụ thuộc vào thời gian đáo hạn.Hay nói cách khác các trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau là các trái phiếu tuy có thời gian đáo hạn khác nhau nhưng có tỉ suất lợi nhuận dự tính như nhau. Để thấy được tại sao từ giả thiết về sự thay thế hoàn hảo của các trái phiếu có thể đưa đến phát biểu “lãi suất dài hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn dự tính xảy ra”.Xét 2 chiến lược đầu tư sau: 1.Mua trái phiếu loại 1 năm, sau khi trái phiếu đáo hạn sau 1 năm nhận tiền vốn gốc và lãi đầu tư vào trái phiếu 1 năm khác. 2.Mua một trái phiếu thời hạn 2 năm và nắm giữ cho tới thời gian đáo hạn Chiến lược 1:Với 1 đô la đầu tư sau 2 năm mang lại: (1+i1t).(1+i1,t+1e) Chiến lược 2:Với 1 đô la sau 2 năm đầu tư mang lại :(1+i2t)2 Với : i1t: lãi suất hiện tại kì hạn 1 năm i1,t+1e :lãi suất 1 năm dự tính trong năm sau i2t :lãi suất hiện tại kì hạn 2 năm Do giả thiết là các trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau thì lợi nhuận thu được từ 2 chiến lược phải bằng nhau: (1+i1t).(1+i1,t+1e) =(1+i2t)2 1+ i1t. i1,t+1e + i1t. i1,t+1e =1+ 2 i2t + i2t2 Khi các lãi suất là tương đối nhỏ (<20%) thì các thành phần như i1t , i1,t+1e , + i2t2 là khá nhỏ và có thể bỏ qua nên ta có thể viết lại : i2t = (i1t + i1,t+1e)/2 Như vậy ta thấy lãi suất dài hạn theo lý thuyết dự tính vẫn có thể tính như trung bình số học của các mức lãi suất ngắn hạn ( giống như ví dụ đã nêu trên ). Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất trái phiếu dài hạn cao hơn trung bình của các trái phiếu lãi suất ngắn hạn? Có cơ hội cho hoạt động arbitrage (hoạt động kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất mà không cần bỏ tiền đầu tư và không phải chịu rủi ro do mua bán song hành) . Ví dụ: giả sử trái phiếu kì hạn 2 năm có lãi suất là 8.80%/năm (>8.50%) nghiệp vụ arbitrage sẽ thực hiện như sau : Vay 1000 đô la thời hạn 1 năm với lãi suất 8%/năm Mua trái phiếu kì hạn 2 năm với lãi suất 8.80%/năm Hết năm thứ nhất đảo nợ vay và thay tiếp thời hạn 1 năm với lãi suất 9%/năm Sau 2 năm số tiền phải trả là: 1000* (1+8%)*(1+9%) =1177,20 (đô la) Số tiền nhận được từ trái phiếu 2 năm là : 1000*(1+8.80%)2 =1183.74 (đô la) Số tiền lãi nhận được là : 1183.74 -1177.20 =6.54 (đô la) Như vậy, nếu lãi suất trái phiếu 2 năm là 8.80%/năm thì có cơ hội có thể kiếm được 6.54 đô la tiền lời mà không phải bỏ ra một đồng nào để đầu tư. Cơ hội này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và làm cho giá trái phiếu 2 năm tăng lên đồng nghĩa với lãi suất của trái phiếu 2 năm giảm đi (lợi suất đáo hạn của trái phiếu này giảm đi ) cho tới khi cơ hội arbitrage không còn nữa . Tóm lại: lãi suất của một trái phiếu đáo hạn sau n năm bằng: Lý thuyết dự tính giải thích khá tốt cho 2 hiện tượng 1 và 2: Giải thích hiện tượng 1: Khi lãi suất ngắn hạn tăng →củng cố khả năng tăng liên tiếp; khi giảm → củng cố khả năng giảm liên tiếp. Do lãi suất dài hạn là trung bình cộng của lãi suất ngắn hạn, vì vậy các lãi suất ngắn hạn dự kiến trong tương lai tăng→ lãi suất dài hạn tăng; lãi suất ngắn hạn giảm → lãi suất dài hạn giảm.Và kết quả là lãi suất ngắn hạn và dài hạn cùng biến động và cùng chiều với nhau. Giải thích hiện tượng 2: Khi lãi suất ngắn hạn thấp người ta dự tính rằng lãi suất ngắn hạn sẽ tăng lên đến một mức tương đối hợp lý trong tương lai và trung bình của các mức lãi suất ngắn hạn trong tương lai sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại.Vì vậy, lãi suất dài hạn (trung bình của các lãi suất ngắn hạn) sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại và làm cho đường lãi suất dốc lên.Ngược lại, khi lãi suất ngắn hạn khá cao,mọi người thường dự báo là lãi suất này sẽ lại hạ trở về một mức bình thường nào đó trong tương lai. Lúc này lãi suất sẽ thấp hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại do lãi suất dài hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn. Còn hiện tượng 3 không giải thích được vì trong thực tế lãi suất ngắn hạn sẽ có khả năng tăng lên cũng nhiều bằng khả năng giảm đi, nếu như vậy thì lí thuyết này sẽ phải dự báo một đường lãi suất phẳng chứ không phải là dốc lên. Lý thuyết dự tính cũng giải thích sự thay đổi hình dạng của cấu trúc kì hạn lãi suất vào các thời điểm khác nhau như sau: + Khi đường lãi suất dốc lên, lí thuyết này cho rằng lãi suất ngắn hạn sẽ tăng lên trong tương lai. Đó là do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất ngắn hạn nên khi lãi suất này cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện hành thì các lãi suất ngắn hạn dự báo trong tương lai sẽ phải cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện hành. + Khi đường lãi suất ngắn hạn dốc xuống, bằng lí luận tương tự, lãi suất ngắn hạn, tính một cách bình quân, sẽ giảm trong tương lai. + Khi đường lãi suất phẳng, lí thuyết này cho rằng, tính bình quân, lãi suất ngắn hạn trong tương lai không đổi. 2.Lý thuyết thị trường phân cách (Market Segmentation Theory) Dựa trên giả thuyết :Các trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau hoàn toàn không thay thế được cho nhau. Tỷ suất lợi nhuận dự tính của việc nắm giữ một loại trái phiếu này hoàn toàn không ảnh hưởng tới nhu cầu nắm một loại trái phiếu khác. Việc các trái phiếu hoàn không thay thế được cho nhau có thể được giải thích:do các nhà đầu tư có sự ưa thích đặc biệt đối với mỗi loại trái phiếu có một khoảng thời gian đáo hạn nhất định hơn là với những trái phiếu có thời gian đáo hạn khác ----ànhà đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất của loại trái phiếu đó chứ không phải của loại trái phiếu khác. Theo lý thuyết này, các dạng đường lãi suất khác nhau hình thành do sự khác biệt cung cầu trên thị trường của các loại trái phiêú có thời gian đáo hạn khác nhau. Lý thuyết này có thể giải thích được hiện tượng 3: các đường lãi suất thường có dạng dốc lên. Chúng ta đã biết rằng giá của trái phiếu dài hạn thường biến động hơn khi có biến động về lãi suất.Ví vậy , một người có nhu cầu đầu tư trong ngắn hạn ưa thích những trái phiếu ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn do họ ít phải chịu đựng những rủi ro sụt giá traí phiếu khi bán đi để thu hồi vốn nếu lãi suất trong tương lai thay đổi. Vì nhu cầu của trái phiếu dài hạn thường ít hơn trái phiếu ngắn hạn trong tình huống thông thường, giá trái phiếu dài hạn sẽ thấp hơn và có lãi suất cao hơn trái phiêú ngắn hạn...-> đường lãi suất dốc lên. Tuy giải thích được hiện tượng 3, nhưng lý thuyết này không giải thích được hiện tượng 1, 2 vì: Do thị trường hoàn toàn phân cách, việc thay đổi lãi suất của một loại trái phiếu này không ảnh hướng tới sự thay đổi lãi suất của các loại trái phiếu khác cho nên không giải thích được hiện tượng 1:lãi suất của trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau thường biến động đồng thời với nhau. Do không có mối liên hệ rõ ràng về sự thay đổi cung cầu của trái phiếu ngắn hạn so với trái phiếu dài hạn mỗi khi lãi suất ngắn hạn thay đổi cho nên không lý giải được vì sao đường lãi suất thường dốc lên khi lãi suất ngắn hạn thấp và dốc xuống khi lãi suất ngắn hạn cao. 3.Lý thuyết môi trường ưu tiên ( Liquidity Premium Theory) và tính thnh khoản. -Khái niệm: Lý thuyết môi trường ưu tiên là sự kết hợp hoàn hảo giữa lý thuyết dự tính và lý thuyết thị trường phân cách, lý thuyết này bù đắp các khiếm khuyết cho mỗi lý thuyết khi giải thích các hiện tượng của lãi suất và nó rất gần với lý thuyết phí thanh khoản. Lý thuyết phí thanh khoản cho rằng người mua các trái phiếu dài hạn luôn đòi hỏi phải trả thêm 1 khoản tiền đó gọi là phí thanh khoản, để: Bù đắp rủi ro do thay đổi lãi suất do giá trái phiếu dài hạn biến động mạnh hơn trái phiếu ngắn hạn khi lãi suất thay đổi. Bù đắp tính thanh khoản bị mất đi ( do không nắm giữ tiền mặt) nhiều hơn so với khi nắm giữ trái phiếu ngắn hạn. Các giả thiết cơ bản của lý thuyết môi trường ưu tiên là: Các trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau thay thế được cho nhau nhưng không phải là thay thế hoàn hảo như trong lý thuyết dự tính. Người đầu tư quan tâm đến cả lợi nhuận và rủi ro kỳ hạn. Nghĩa là tỉ suất lợi nhuận dự tính của một trái phiếu có ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu có thời gian đáo hạn khác, tuy nhiên người mua trái phiếu vẫn thích một loại thời gian đáo hạn này nhiều hơn một loại thời gian đáo hạn khác ( hiện tượng này gọi là “môi trường ưu tiên”). Vì các nhà đầu tư còn tính đến hạn kì thanh toán của trái phiếu nên hầu hết các nhà đầu tư thích trái phiếu có kì hạn ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn. Sự ưa thích này gọi là “môi trường ưu tiên ” . Để nhà đầu tư từ bỏ một môi trường ưa thích sang môi trường kém ưa thích hơn thì họ phải được bù đắp một khoản phí đó là phí thời hạn. Lí thuyết môi trường ưu tiên có thể viết bằng công thức: Lãi suất dài hạn = bình quân lãi suất ngắn hạn dự tính + phí thời hạn. int= ( i1t + ie1,t+1 + ie1, t+2 … +ie1, t+n-1 ) / n + knt Hình dạng đường lãi suất và dự báo về lãi suất ngắn hạn: Dốc lên vừa Rất dốc Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ tăng Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ như cũ Phẳng dốc xuống Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ giảm nhẹ Lãi suất kì hạn dự tính sẽ giảm mạnh. Do có sự tác động của phí thời hạn knt nên đường lãi suất của lí thuyết môi trường ưu tiên sẽ dốc hơn so với đường lãi suất của lí thuyết dự tính. Lý thuyết môi trường giải thích các hiện tượng và các hình dạng của lãi suất như thế nào? Hiện tượng 1: Do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất ngắn hạn dự tính cộng với phí thời hạn nên khi lãi suất ngắn hạn dự tính trong tương lai cao hơn hay thấp hơn lãi suất ngắn hạn hiện hành thì lãi suất dài hạn cũng biến động theo. Hiện tượng 2: Khi lãi suất ngắn hạn thấp thông thường mọi người sẽ dự báo lãi suất này sẽ tăng trong tương lai. Trung bình của các lãi suất ngắn han này sẽ tăng cộng them với phí thời hạn làm cho lãi suất dài hạn cao hơn hẳn so với lãi suất ngắn hạn và làm cho lãi suất dốc lên. Và ngược lại. Hiện tượng 3: Do các nhà đầu tư ưa thích trái phiếu ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn nên họ sẵn sang trả thêm khoản phí thời hạn knt>0. Vì vậy ngay khi lãi suất ngắn hạn dự tính, tính bình quân không tăng thì lãi suất dài hạn vẫn cao hơn lãi suất ngắn hạn và làm cho đường lãi suất thường hay dốc lên trên hơn. III.KẾT LUẬN -Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản là những lý thuyết về cấu trúc của lãi suất được chấp nhận rộng rãi nhất bởi vì chúng giải thích được các hiện tượng phổ biến về cấu trúc lãi suất trong thực tiễn.Chúng đã kết hợp được cả hai lý thuyết dự tính và lý thuyết lý thuyết thị trường phân cách, cho rằng lãi suất dài hạn là tổng của phí kì hạn và trung bình (nhân hoặc cộng) của các lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ xảy ra trong khoảng thời gian tương ứng với thời gian của lãi suất dài hạn. -Các lý thuyết này còn giải thích dự báo của thị trường về xu hướng của lãi suất dựa vào hình dạng của các đường lãi suất. IV.TÌNH HÌNH LÃI SUẤT NĂM 2012 Trần lãi suất được hạ xuống còn 12% ngay từ những ngày đầu tháng 4 Lãi suất qua đêm liên ngân hàng cũng như các kỳ hạn 2 tuần ngày 30.3 lần lượt giảm xuống còn 7,65%/năm, 5,75% và là mức thấp nhất tính từ ngày 22.10.2010 đến nay. Trong các ngày đầu tiên của tháng 4.2012, các mức lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại song đến cuối tuần, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần quay trở lại mức dưới 7% Các kỳ hạn dài 3 tháng và 6 tháng cũng giảm thấp dưới mức 12% Đặc biệt, liên tiếp từ các ngân hàng thương mại đã tiếp tục hạ lãi suất cho vay một cách chủ động mà không còn phải chờ thúc giục từ ngân hàng Nhà nước. Theo đó, mức lãi suất ưu đãi giảm xuống còn 14-16%/năm. Cụ thể, đầu tháng 4, Vietinbank đã hạ lãi suất cho vay. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa... lãi suất cho vay ở mức từ 14 - 15%/năm; MHB sẽ dành hạn mức 3.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất giảm từ 1% - 2%/năm so với lãi suất cho vay tối thiểu mà MHB ban hành trong từng thời kỳ. HSBC cũng công bố hạ lãi suất 1% đối với cho vay thế chấp, tiêu dùng. Chiều 10/4, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thông báo về chương trình tín dụng mới. Cụ thể, Eximbank sẽ dành 6.000 tỷ đồng với lãi suất 16,5%/năm để cho vay các đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu; các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn mua nhà đối với người có thu nhập thấp. V.TÀI LIỆU THAM KHẢO -Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Trần Viết Hoàng) -Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Nguyễn Văn Tiến) -Các trang web tìm tài liệu như: Vneconomy.vn Tinnhanhchungkhoan.vn Tailieu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT_NHÓM 17_K10405B.docx
Tài liệu liên quan