Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Chính phủ
Số 117/2009/NĐ-CP
Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chương II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mục 1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biẹn pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tài khoản 3 và khoản 4 điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện phá giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm tai điều này.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Chính phủ
Số 117/2009/NĐ-CP
Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chương II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mục 1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biẹn pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tài khoản 3 và khoản 4 điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện phá giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm tai điều này.
Câu 2: Theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội khóa 11 thông qua vào ngày 03 tháng 12 năm 2004, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, anh/chị hãy phân loại các loại rừng?
Điều 4. Phân loại rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
Câu 3: Anh chị hãy cho biết trách nhiệm về xử lý nước thải của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.
Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại
Phải có hệ thống xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Có quy trình công nghệ phù hợp với loai hình nước thải cần xử lý;
Đủ công xuất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
Cửa xả nuocs thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát
Vận hành thường xuyên.
Câu 4: Anh ( chị ) hãy cho biết theo quy định về bảo vệ môi trường được ban hành theo quy định số 68/2008 QD UBND ngày 12/12/2008 của UBND Tỉnh Bình Dương thì rác thải y tế phải được thu gom , phân loại , lưu trữ và vận chuyển như thế nào?
Trả lời:
Theo điều 44 của quy định số 68/2008 QD UBND ngày 12/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về quản lý và xử lý chất thải y tế phải được thu gom, phân loại, lưu trữ và vận chuyển theo quy định như sau:
Chất thải rắn y tế phải được thu gom và phân loại ngay tại nguồn phát sinh, mỗi loại chất thải đựng trong các túi hoặc thùng theo quy định, cụ thể : Túi đựng chất thải y tế phải là túi nhưạ PE hoặc PP, thùng đựng chất thải phải làm bằng nhưạ HDPE có thành dày , cứng và có nắp đậy; túi và thùng đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định 9 màu vàng đựng chất thải lâm sang, màu xanh đựng chất thri sinh hoạt và màu đen đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ và thuốc gây độc tế bào)
Các chất thải nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hwọp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại
Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho và lối đi; có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến; có mái che, nền không thấm và có hàng rào bảo vệ.
Đối với các cơ sở y tế lớn như bệnh viện và trung tâm y tế của các huyện thị thời gian lưu giữ chất thải nguy hại tối đa tại cơ sở là 48 giờ; đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám chữa bệnh tư nhân, trạm y tế xã, phường thời gian lưu giữ tối đa không quá một tuần .
Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải thực hiện bằng thiết bị và phương tiện chuyên dụng không để rơi vãi và rò rỉ chất thải ra ngoài; phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại không được dùng vào mụch đích khác và phải được vệ sinh sau mỗi lần chuyên chở
Câu 5: Theo quy định của pháp luật về môi trường của tỉnh Bỉnh Dương, các anh/chị hãy nêu đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường?
Theo điều 24: Đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường:
Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quy mô hộ gia đình
Đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp gia.
Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược:
Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại điều 14 của luật này có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM.
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án
Câu 06: Anh/chị hãy cho biết khái niệm về sự phát triển bền vững của Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc và hãy nêu 09 nguyên tắc của phát triển bền vững theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc?
ĐÁP ÁN:
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Câu 7. Anh/chị hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo Luật tài nguyên nước hiện hành?
Trả lời:
Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hoạt động trái phép gây mất an toàn công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lòng sông, bãi sông; gây mất an toàn cho công trình và ảnh hưởng đến thoát lũ nhanh;
b) Sử dụng đê, kè, cống vào mục đích giao thông vận tải gây mất an toàn cho đê điều;
c) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng;
d) Xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi mới vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã có khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
4. Các hành vi khác gây mất an toàn công trình thủy lợi.
Câu 8
Điều 40. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Câu 9: chất thải nguy hại:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: "Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác". Danh mục CTNH được ban hành kèm theo Quyết định sô 23/2006/QĐ - BTNMT ngày 26.12.2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy định chi tiết về quản lý chất thải nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26.12.2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đăng ký hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH có thể tóm tắt như sau:
- Tổ chức, cá nhân hành nghề vận vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng các điều kiện quy định tại mục II. của Thông tư nói trên.
- Đối với tổ chức, cá nhân có phát sinh CTNH phải lập hồ sơ đăng ký phát sinh CTNH (hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH); tổ chức, cá nhân hành nghề vận chuyển CTNH phải có giấy phép quản lý CTNH; tổ chức cá nhân hành xử lý, tiêu huỷ CTNH phải có giấy phép quản lý CTNH. Để biết thêm chi tiết về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cấp các loại giấy phép liên quan đến hoạt động phát sinh, quản lý CTNH bạn có thể tham khảo Thông tư nói trên hoặc liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương sở tại.
. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI
Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.
-Có độc tính (Đ): Bao gồm:
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CÁC NGUỒN HOẶC DÒNG THẢI CHÍNH
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
5. Chất thải từ quá trình luyện kim
6. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm )
12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải , xử lý nước thải tập trung, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y
14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị , phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải , chất thải từ nhiên liệu lỏng , chất thải dung môi hữu cơ , môi chất lạnh và chất đẩy
18. Các loại chất thải bao bì , chất hấp thụ , giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
Câu 10: Tầng Ozon là gì? Tác hại của việc thủng tầng ozon? Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
Trả lời:
Tầng Ozon là gì?
Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dap_an_full_.doc