Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị học (Có đáp án)

Câu 1: Yếu tố nào thuộc về thuyết Y?

A. Các quản đốc thích quản lý nhân viên

B. Con người sẵn sang nhận trách nhiệm

C. Một con người bình thường sẽ có cách chấp nhận và gánh vác trách nhiệm trong những điều

kiện phù hợp

D. Con người muốn lẫn tránh trách nhiệm

Câu 2: Theo Herberg, yếu tố nào sau đây có tác dụng ngăn chặn sự bất mãn của nhân viên?

A. Phần thưởng

B. Sự hấp dẫn của công việc

C. Yếu tố an toàn trong công việc

D. Được thừa nhận trong công việc

pdf23 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị học (Có đáp án), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ cạnh tranh nhờ quản lý tốt chi phí. Không phải làm những sản phẩm giá rẻ bằng mọi thứ để cạnh tranh. - Các chiến lược thuộc nhóm “những chiến lược tổng loại” của M. Porter là tạo sự khác biệt (vượt trội), tập trung trọng điểm, Dẫn đầu hạ giá. Đây đều là các chiến lược phát triển. Không có các chiến lược suy giảm như thu hẹp thị phần. Ma trận SWOT - S:strength – điểm mạnh - W: weakness: điểm yếu - O là Opportunities: cơ hội - T: threatens: nguy cơ. Cụ thể: - Chiến lươc S/O là chiến lược: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài. - Chiến lược W/T: là chiến lược phòng thủ (tức chiến lược tối thiểu hóa những điểm yếu & tránh những mối đe doạ) - Chiến lược W/O là chiến lược: Tận dụng cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu bên trong. CHƢƠNG 4: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC - Chức năng tổ chức liên quan đến: Thành lập các bộ phận trong tổ chức - Tầm hạn quản trị: Số lượng bộ phận, nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển hữu hiệu nhất. - Phân cấp quản trị: còn gọi là phân quyền hay phi tập trung hóa - Là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của mình cho cấp dưới. - Cơ cấu tổ chức quản trị là một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. - Các yếu tố ảnh hưởng xây dựng CCTC: Mục tiêu, chiến lược phát triển ; khả năng nguồn lực, đặc điểm ngành nghề, môi trường kinh doanh, quy mô kinh doanh. - Thiết kế CCTC đảm bảo các nguyên tắc quan trọng nhất là Nguyên tắc thống nhất chỉ huy - nghĩa là 1 nhân viên chỉ có 1 sếp. - Nghiên cứu ưu và nhược điểm của từng cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức trực tuyến, Cơ cấu tổ chức chức năng, Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, Cơ cấu tổ chức theo ma trận - Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định, cơ sở của việc ủy quyền, ngược lại thì ng ta gọi là tập quyền (tập trung quyền lực về 1 người) CHƢƠNG 5: ĐIỀU KHIỂN: - Chức năng lien quan đến: tác động con người, động viên, khích lệ nhân viên, giải quyết các xung đột trong tổ chức. - Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ được giao.. - Phân loại theo mức độ tập trung quyền lực - Nêu ưu, nhược điểm, đặc điểm áp dụng của : Phong cách lãnh đạo độc đoán, Phong cách lãnh đạo dân chủ, Phong cách lãnh đạo tự do - CHƢƠNG 6: KIỂM SOÁT - - Kiểm soát là quá trình đo, lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu của nó. - Nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát: o Kiểm soát phải căn cứ kế hoạch hoạt động của tổ chức và cấp bậc của đối tượng bị kiểm tra. o Công việc kiểm soát phải được thiết kế theo yêu cầu của các nhà quản trị. o Việc kiểm soát phải được thực hiện tại các khâu trọng yếu. o Kiểm soát phải khách quan. o Hệ thống kiểm soát phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức – phong cách lãnh đạo o Việc kiểm soát cần phải tiết kiệm và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế. o Việc kiểm soát phải đưa đến hành động - Có 3 loại hình kiểm soát: o Kiểm soát lường trước: hoạt động kiểm soát trước khi hoạt động xảy ra, bằng cách tiên liệu những vấn đề có thể xảy ra để ngăn chặn trước. o Kiểm soát trong khi thực hiện: Hoạt động kiểm soát bằng cách theo dõi trực tiếp những diến biến trong quá trình thực hiện kế hoạch. Mục tiêu nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, những trở ngại khó khăn khi thực hiện để đảm bảo tiến độ dự kiến. o Kiểm soát sau khi thực hiện “ Hoạt động kiểm soát bằng cách đo lường kết quả thực tế và đối chiếu với kế hoạch ban đầu. Mục tiêu nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. Nhược điểm của loại hình kiểm soát này là độ trễ về thời gian. Ôn tập chƣơng 7: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Nội dung 1: Sinh viên cần nắm khái niệm quyết định quản trị và các đặc điểm của quyết định quản trị. (trang 87-90) - Ra quyết định là việc lựa chọn giải pháp tốt cho một vấn đề xác định. - Ra quyết định vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khách quan và chủ quan. Đặc biệt là ra quyết định phải đúng lúc, kịp thời. - Một trong những yêu cầu cần thiết cơ bản của một quyết định quản trị là phải có căn cứ khoa học, đúng lúc, đúng thời điểm - Phân loại quyết định thì chú ý đến tiêu chí. + Căn cứ vào tính chất của quyết định, phân các quyết định thành: quyết định chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp. + Căn cứ vào thời gian thực hiện quyết định, phân các quyết định thành: Quyết định ngắn hạn, trung hạn và dài hạn . + Căn cứ vào phương án sẵn có: quyết định được lập trình và quyết định không được lập trình trước. - Quyết định quản trị được đưa ra dựa trên các quy chế, chính sách của doanh nghiệp được gọi là: Quyết định được lập trình. Do nhà quản trị đã có sẵn các phương án và không cần suy nghĩ phương án mới. Các quy chế, chính sách là những khuôn mẫu giúp nhà quản trị quản lý tốt công ty. - Quyết định được lập trình trước là loại quyết định không được xem là mới. Do có sẵn phương án và chỉ là quyết định lặp lại. Hay quyết định dựa trên cách điều hành căn bản, mang tính chương trình là loại quyết định được lập trình trước. - Các quyết định không được lập trình có đặc điểm thì các giải pháp thường mang tính sáng tạo. Nhà quản trị cấp càng cao thì càng cần ra quyết định không lập trình trước. Ví dụ: một giám đốc chi nhánh thì “ra quyết định không lập trình” nhiều hơn so với tổ trưởng, nhân viên kinh doanh.. Nội dung 2: Mối quan hệ giữa cấp quản trị và các quyết định: + Nhà quản trị cấp cao ra quyết định chiến lược. + Nhà quản trị cấp trung ra quyết định chiến thuật + Nhà quản trị cấp thấp (cấp cơ sở) ra quyết định tác nghiệp. - Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của Quản trị viên cấp cao, Quản trị viên cấp trung gian, Quản trị viên cấp cơ sở. Nói chung là tất cả các cấp quản trị đều phải ra quyết định. Nội dung 3: các phương pháp ra quyết định: có 3 phương pháp là ra quyết định cá nhân, ra quyết định có tham vấn và ra quyết định tập thể. (trang 97-98) - Ra quyết định cá nhân là mình tự ra quyết định, không hỏi ý kiến ai. Do đó sẽ ra quyết định nhanh chóng, không mất nhiều chi phí. - Ra quyết định theo phong cách độc đoán (ra quyết định cá nhân) có nhược điểm lớn nhất là không phát huy được tính sáng tạo của nhân viên. - Ra quyết định tập thể là nhà quản trị trao đổi với tập thể để lấy ý kiến chung có nhược điểm lớn nhất là Có thể có khuynh hướng nhượng bộ, thỏa hiệp. - Ra quyết định tập thể thì không hiệu quả và mất nhiều thời gian. Nhà quản trị phải hỏi đi hỏi lại ý kiến của tập thể trước khi ra quyết định theo số đông. Do đó, tốn kém nhiều về chi phí và thời gian. Nội dung 4: Quyết định các công việc của nhà quản trị - Quyết định liên quan đến chức năng hoạch định là quyết định liên quan đến mục tiêu hay phương án kế hoạch của công ty. - Quyết định liên quan đến chức năng tổ chức là quyết định mỗi nhà quản lý nên có bao nhiêu nhân viên cấp dưới, chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí. - Quyết định liên quan đến chức năng điều khiển là các quyết định về động viên nhân viên, giải quyết trường hợp các nhân viên có động cơ làm việc thấp. ÔN TẬP CHƢƠNG 8: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ - Có các trường phái quản trị như sau: Trường phái quản trị cổ điển (ra đời sớm nhất), trường phái quản trị tâm lý, trường phái quản trị định lượng, trường phái quản trị hiện đại. - Trường phát quản trị cổ điển có 2 học thuyết là: học thuyết quản trị khoa học và học thuyết quản trị hành chính. - Học thuyết quản trị khoa học và quản trị hành chánh có cùng khuyết điểm là: Chỉ áp dụng được trong môi trường ổn định. - Người đưa ra học thuyết quản trị khoa học là Federick Winslow Taylor – Ông còn được gọi là cha đẻ của quản trị học. Khái niệm về “con người thuần lý kinh tế” là của học thuyết quản trị khoa học. - Hoạt động quản trị xuất phát từ khi con người biết làm việc trong 1 tập thể, không phải là từ khi có công ty vì hoạt động quản trị ko chỉ áp dụng trong kinh doanh. - Nhóm học thuyết trong trường phái tâm lý xã hội có chủ trương quản trị là: Hoàn thành công việc bằng và thông qua con người. Tuy nhiên họ lại ko đề cấp đến các yếu tố kinh tế trong việc quản lý - Trường phái định lượng trong quản trị chú ý đến yếu tố: Máy tính và các mô hình toán học. Họ luôn định lượng các quyết định của nhà quản trị để đơn giản hóa và tính toán được hiệu quả ngay. Do đó, họ quan tâm nhiều đến yếu tố kinh tế kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_hoc_co_dap_an.pdf