I-Câu hỏi.
1-Khái niệm, đặc điểm của NSNN? Cho biết nguồn gốc ra đời của thuật ngữ
NSNN?
2-Phân tích vai trò của NSNN?
3-Phân tíchsự tác động của một kế hoạch thu, chi NSNN đối với hiện tượng lạm
phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?
4-Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia?
5-Bản kế hoạch thu, chi tài chính của Nhà nước trong một năm dương lịch sau khi
được Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như
vậy?
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập môn Luật ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập và bài tập môn
Luật ngân sách nhà nước
Tài liệu hướng dẫn môn Luật ngân sách nhà nước Đại Học Luật TPHCM
I- Câu hỏi.
1- Khái niệm, đặc điểm của NSNN? Cho biết nguồn gốc ra đời của thuật ngữ
NSNN?
2- Phân tích vai trò của NSNN?
3- Phân tích sự tác động của một kế hoạch thu, chi NSNN đối với hiện tượng lạm
phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?
4- Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia?
5- Bản kế hoạch thu, chi tài chính của Nhà nước trong một năm dương lịch sau khi
được Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như
vậy?
6- Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa
các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
7- Điều 4 Luật NSNN quy định: “NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP là
ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân
dân”. Hãy giải thích tại sao Luật NSNN không quy định: NSĐP là ngân sách cấp
tỉnh, ngân sách cấp huyện, và ngân sách cấp xã, mà lại quy định về NSĐP như
trên?
8- Quan hệ pháp luật NSNN là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp
luật NSNN? Anh, chị hãy cho biết, xét về bản chất, quan hệ pháp luật Ngân sách
Nhà nước là quan hệ pháp luật tài chính hay quan hệ pháp luật hành chính? Tại
sao?
9- Phân biệt khái niệm NSNN và Luật NSNN.
10- Phân tích mối quan hệ giữa Ngân sách Nhà nước và các khâu tài chính khác
trong Hệ thống tài chính quốc gia?
11- Thế nào là phân cấp quản lý NSNN? Vai trò của hoạt động phân cấp quản lý
NSNN?
12- Phân tích nội dung của nguyên tắc “tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch”
trong quản lý và điều hành NSNN?
13- Phân biệt giữa khoản thu điều tiết và thu bổ sung của các cấp ngân sách?
14- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước được xác định như thế nào? Cơ quan nào có
thẩm quyền quyết định? Tại sao?
15- Việc trích lập quỹ dự phòng và quỹ dự trữ tài chính của các cấp ngân sách có
bị giới hạn bởi mức tối đa do pháp luật Ngân sách Nhà nước quy định hay không?
Tại sao?
16- Thế nào là một chu trình NSNN? Tại sao pháp luật NSNN quy định thời gian
quyết toán NSNN (tối đa 18 tháng) dài hơn rất nhiều so với thời gian lập và phê
chuẩn dự toán NSNN (6 tháng), và thời gian chấp hành dự toán NSNN (12 tháng)?
17- Công khai ngân sách có phải là quy định mang tính bắt buộc không và được
thực hiện như thế nào?
18- Dự pgòng ngân sách được sử dụng cho những mục tie6u nào? Thẩm quyền
quyết định từ dự phòng ngân sách?
19- Qũy dự trữ tài chính là gì? Những cấp nào được lập quỹ dự trữ tài chính?
Nguồn hình thành và mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp?
20- Tổ chứ, cá nhân nào được quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước?
21- Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN?
22- Trình bày quy trình lập và phê chuẩn dự toán NSNN?
23- Nêu ý nghĩa của việc quyết toán NSNN?
24- Ổn định ngân sách là gì? Thời kỳ ổn định ngân sách? Cơ quan nào có thẩm
quyền quyết định cụ thể thời kỳ ổn định ngân sách?
25- Bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định
như thế nào?
26- Số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới có gì khác nhau?
27- Phân biệt hoạt động thu NSNN và hoạt động thu tài chính của các chủ thể
khác trong xã hội?
28- Phân tích mối quan hệ giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia?
29- Phân biệt phí thuộc NSNN và phí không thuộc NSNN?
30- Phân biệt cơ quan thu NSNN và cơ quan quản lý nguồn thu của NSNN?
31- Phân biệt hoạt động chi NSNN và hoạt động chi tài chính của các chủ thể
khác?
32- Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển?
33- Các khoản chi ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách nếu hết ngày 31/12
mà chưa thực hiện hoặc chưa chi hết có đựơc chuyển sang năm sau tiếp tục thực
hiện hay không? Tại sao?
34- Phân biệt chi sự nghiệp kinh tế, và chi đầu tư phát triển kinh tế?
35- Phân biệt nguyên tắc chi NSNN cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; và hoạt
động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp?
36- Ý nghĩa của khoản chi đầu tư phát triển trong kết cấu chi NSNN.
37- So sánh quỹ NSNN và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước là quỹ dự trữ Nhà
nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước?
38- Phân biệt quản lý NSNN và quản lý quỹ NSNN?
39- Phân tích mối quan hệ giữa KBNN và các cơ quan Nhà nước khác như cơ
quan thu NSNN, cơ quan tài chính, và cơ quan chính quyền các cấp trong quá
trình quản lý quỹ NSNN?
40- Anh chị hãy bình luận quan điểm sau: Việc KBNN thực hiện các chức năng
của mình làm cho KBNN vừa mang tính chất của cơ quan tài chính, vừa mang tính
chất của một ngân hàng.
41- Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm duyệt quyết toán ngân sách nhà
nước? Nội dung, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan này khi duyệt quyết toán
ngân sách nhà nước?
42- Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm thẩm định quyết toán ngân sách
nhà nước? Nội dung, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan này khi thẩm định
quyết toán ngân sách nhà nước?
43- Thế nào là trì hoãn các khoản chi ngân sách nhà nước? Hành vi trì hoãn các
khoản chi ngân sách nhà nước bị xử lý như thế nào?
44- Chức năng tư vấn của cơ quan Kiểm toán Nhà nước được thể hiện như thế
nào? Việc thực hiện chức năng này của cơ quan Kiểm toán Nhà nước có ý nghĩa gì
đối với việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước?
45- So sánh hoạt động Thanh tra tài chính công và hoạt động Kiểm toán nhà nước.
46- So sánh tính độc lập của cơ quan thanh tra tài chính công và cơ quan kiểm
toán Nhà nước trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan này?
47- Phân biệt Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập?
48- Phân tích địa vị pháp lý của cơ quan KTNN Việt Nam theo quy định tại Luật
KTNN ngày 14/06/2005? Địa vị pháp lý đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
quả hoạt động của cơ quan KTNN?
49- Phân tích vai trò của KTNN? Vai trò của cơ quan KTNN Việt Nam hiện nay
thể hiện như thế nào? Các anh, chị hãy trình bày những giải pháp góp phần nâng
cao vai trò và hiệu quả hoạt động của KTNN?
50- Cho biết các yếu tố có khả năng tác động đến tính độc lập trong hoạt động của
cơ quan kiểm toán nhà nước.
II- Trả lời nhận định đúng, sai? Giải thích?
1- Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường
xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
2- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp NS.
3- Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa
phương nào thu thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
4- Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW
và NSĐP.
5- Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ nhà nước theo
quy định của pháp luật NSNN hiện hành.
6- Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP
trong năm ngân sách.
7- Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi
NSNN.
8- Việc lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất là Quốc Hội thực hiện.
9- Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải đựơc Quốc Hội thông qua trứơc
ngày 15/11 của năm trứơc.
10- Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà
nước cấp mình.
11- Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự
trữ tài chính của đơn vị.
12- Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của
thiên tai.
13- Số tăng thu NSNN đựơc dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN theo
quyết định của Chủ tịch UBND. (đĐiều 59 khoản 5 Luật NSNN)
14 – Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa
bàn thuộc quyền quản lý.
15 – Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân
sách nhà nước.
16- Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi
khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
17 – Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có chức năng thu NSNN.
18- Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào KBNN.
19- Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
20- Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi
NSNN.
21- Bộ trưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản
chi từ dự phòng ngân sách Trung ương.
II- Tình huống.
Bài1:
Trong năm ngân sách 2005, chủ tịch UBND Tỉnh B đã có một số quyết định như
sau:
a- Trích 10 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh để thực hiện các khoản chi
nhằm khắc phục hậu quả thiên tai diễn ra trên địa bàn của Tỉnh.
b- Sử dụng 300 triệu đồng từ dự phòng ngân sách của Tỉnh để phục vụ cho công
tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
c- Chỉ đạo Chi cục Kho bạc nhà nước Tỉnh trích 50% số tăng thu của Tỉnh để
thưởng tết cho các cán bộ thuộc Cục thuế Tỉnh.
d- Cho phép Sở thể dục thể thao của Tỉnh được chuyển khoản chi 500 triệu xây
dựng phòng thể thao đa năng chưa kịp xây dựng sang năm sau tiếp tục thực hiện.
Hỏi: Những quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh là đúng, sai như thế nào? Vì
sao?
Bài2:
Tháng 2 năm 2005, để chuẩn bị cho việc lập quyết toán ngân sách nhà nước của
tỉnh H năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:
1. Đối với một số khoản chi thuộc dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2004, nhưng vì
những lý do khách quan mà chưa được thực hiện trong năm 2004, sẽ được tiếp tục
thực hiện trong năm 2005 và được hạch toán vào quyết toán ngân sách tỉnh năm
2004.
2. Cho phép các đơn vị dự toán ngân sách của ngân sách cấp tỉnh được giữ lại
phần kết dư ngân sách 2004, (nếu có), và phần tài chính này được khấu trừ vào
kinh phí hoạt động của các đơn vị này trong năm 2005.
3. Quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để xử lý phần chi tiêu vượt dự
toán của đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh khi thực hiện việc xúc tiến thương mại, kêu gọi
đầu tư tại một số nước Châu Au vào giữa năm 2004.
4. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: quá trình lập quyết toán chi năm 2004 của tỉnh
phải bao gồm tất cả số đã thực chi, kể cả phần kinh phí do ngân sách TW uỷ quyền
cho tỉnh để thực hiện một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên điạ bàn tỉnh.
Theo anh, chị, những quyết định chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND tỉnh H là đúng
hay sai theo pháp luật NSNN hiện hành? Giải thích rõ tại sao?
Bài 3:
Trong dự toán ngân sách của huyện X năm 2006 có một số nội dung sau đây:
1. Tập trung 70% nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế
sử dụng đất nông nghiệp vào nguồn thu của ngân sách huyện, 30% còn lại là
nguồn thu của các xã trên địa bàn huyện.
2. Trích 3% tổng số chi ngân sách huyện để lập dự phòng ngân sách huyện.
3. Thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội sản xuất đồ mỹ nghệ của huyện
nhằm phát triển ngành kinh tế truyền thống này của địa phương. Theo đó, mức hỗ
trợ được xác định tương ứng với mức chênh lệch giữa nhu cầu chi và khả năng tài
chính của Hội.
4. Sử dụng toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của huyện.
Theo anh, chị, những nội dung trên trong dự toán ngân sách của huyện X có phù
hợp với quy định của pháp luật NSNN hiện hành hay không? Tại sao?
Bài 4:
Trong dự toán ngân sách 2006 của tỉnh A có một số nội dung sau đây:
1. Tỉnh A thực hiện bổ sung 50 tỷ cho huyện B, (thuộc tỉnh A), nhằm uỷ quyền
cho huyện B tiến hành nâng cấp Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn huyện. (Đây
vốn là nhiệm vụ của tỉnh A).
2. Giảm mức bổ sung cân đối ngân sách cho huyện C, (thuộc tỉnh A), là 30% so
với mức thực hiện năm 2005 do dự kiến nguồn thu của huyện C trong năm 2006
sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2005.
3. Trong năm 2006, tỉnh A sẽ tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
để đảm bảo bổ sung 40% tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách
tỉnh.
4. Trong trường hợp cần thiết, cho phép UBND tỉnh A có quyền sử dụng tối đa
40% số dư của Quỹ dự trữ tài chính tỉnh nhằm xử lý cân đối ngân sách tỉnh.
Căn cứ vào quy định của pháp luật NSNN hiện hành, anh, chị hãy nêu nhận xét
của mình về từng vấn đề nêu trên trong dự toán ngân sách của tỉnh A năm 2006?
Bài 5.
Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2005, Chủ tịch UBND tỉnh A đã
có một số quyết định sau đây:
a- Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng thu cho ngân
sách của Tỉnh.
b- Yêu cầu Cục Hải quan của Tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế XK-NK tiểu
ngạch biên giới phát sinh trên địa bàn để đưa vào dự phòng ngân sách của Tỉnh.
c- Chỉ đạo Chi cục Kho bạc nhà nước của Tỉnh phát hành tín phiếu kho bạc để bù
đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của Tỉnh.
d- Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của Tỉnh để thưởng Tết cho các cơ
quan, đơn vị thuộc Tỉnh.
Hỏi: Các quyết định trên của Chủ tịch UBND Tỉnh A là đúng hay sai? Vì sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 153_8744.pdf