Câu 1: Phân tích hoàn cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX -XX ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam?
Trả lời: Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX
a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
-Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường
xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.
- Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b) Chủ nghĩa Mác-Lênin
-Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.
-Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
c) Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới“thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
-Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam
-Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sảncó vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và
chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
21 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
Chương I
Câu 1 : Phân tích hoàn cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX - XX ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam?
Trả lời : Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX
a)Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường
xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.
- Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b) Chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
c) Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam
- Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và
chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
2. Hoàn cảnh trong nước
a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
-Về chính trị : thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt
Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
-Về kinh tế : thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên; xây dựng một
số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường bộ, đường thủy, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của
nước Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư
bản Pháp, bị kìm hãm.
-Về văn hóa: thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
Xã hội Việt Nam xuất hiện 5 giai cấp là công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
Xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu
thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: tiêu biểu là Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885,
vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc kỳ, Trung kỳ và
Nam kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 1896 mới kết
thúc.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước
giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.
-Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng
lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh
đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi
thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp vũ lực - bạo động; một bộ phận khác lại
coi duy tân - cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
-Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng lập hiến (1923), Đảng Thanh niên (3/1926), Đảng thanh
niên cao vọng (1926), Việt Nam nghĩa đoàn (1925) sau nhiều lần đổi tên thì đến tháng 7/1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng
đảng, Việt Nam quốc dân Đảng (12/1927). Các đảng phái chính trị tư sản tiểu tư sản trên đã góp phần thúc đẩy phong trào
yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt và Việt Nam quốc dân đảng.
-Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào
lưu tư tưởng, với các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản; với các phương thức, biện pháp đấu tranh khác nhau: bạo động
hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào
ngoại viện để đánh Pháp… Nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.
- Sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực
dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt
Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con
đường cách mạng mới, với 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng
lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công.
Câu 2: Phân tích chính sách thống trị của thực dân pháp về kinh tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
Trả lời :
-Sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược vũ trang, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị nô dịch và bóc lột rất
tàn bạo đối với dân tộc
- Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền đối ngoại và đối nội của chính quyền phong
kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời thực
dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức về chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
2- Về kinh tế: Tiến hành các chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp; độc quyền về kinh tế để dễ bề vơ vét; độc quyền quan thuế và phát hành giấy bạc; duy
trì hình thức bóc lột phong kiến; kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu; làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào
kinh tế Pháp.
- Về văn hóa xã hội : Thi hành chính sách ngu dân, nô dịch, gây tâm lý tự ti vong bản, đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện
và rượu cồn, hủ hóa thanh niên bằng tiệm nhảy, sòng bạc, khuyến khích mê tín dị đoan, ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn
hóa tiến bộ thế giới vào Việt Nam …
Câu 3 : Phân tích thái độ chính trị các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Trả lời :
- Việt Nam đã biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mất hẳn quyền độc lập, phụ
thuộc vào nước Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Các giai cấp xã hội bị biến đổi :
+ Giai cấp phong kiến địa chủ đầu hàng đế quốc, dựa vào chúng để áp bức, bóc lột nhân dân.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phân hóa sâu sắc.
+ Các giai cấp mới xuất hiện như : giai cấp tư sản (tư sản dân tộc và tư sản mại bản); giai cấp công nhân ra đời và
trưởng thành; giai cấp tiểu tư sản ngày càng đông đảo.
- Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:
+ Một là : mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai.
+ Hai là : mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay
sai phản động là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt.
Giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đường cho đất nước phát triển là yêu cầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta
lúc bấy giờ.
Câu 4 : Phân tích nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
1.1). Các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1.1). Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884 Pháp chính thức đặt ách thống trị trên toàn cõi nước ta.
Năm 1883 triều đình phong kiến Nhà Nguyễn ký hiệp uớc Ác_măng, năm 1884 ký hiệp uớc Patơnốt, đầu hàng thực dân
Pháp, song nhân dân ta vẫn nổi dậy đấu tranh chống thực dận Pháp xâm lược một cách mạnh mẽ. Tiêu biểu là các phong
trào đấu tranh theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước Việt Nam
a). Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản
* Phong trào yêu nước Cần Vương ( 1885 - 1896)
* Khởi nghĩa Yên Thế - Bắc Giang ( 1884 - 1913).
* Phong trào Đông Du ( 1906 - 1908).
* Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - Phan Châu Trinh.
b).Nguyên nhân thất bại
- Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế, đã chứng tỏ rằng giai cấp phong
kiên và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công
nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra.
- Do những hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp mà các phong trào yêu nước của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đều lần lượt
thất bại.
- Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được lực lưọng cách mạng.
- Chưa có phương pháp vận động, đấu tranh cách mạng, bạo động và cải cách không phải là phương pháp phù hợp và
đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
1.1.2) Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ công khai và theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
a). Các phong trào đấu tranh của các tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dân tộc theo khunh hưóng dân chủ tư sản và
theo lập trường quốc gia tư sản (1920 -1930).
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với tinh thần dân tộc, dân chủ giai cấp tư sản và tiểu tư sản dân tộc Việt Nam bắt đầu
vươn lên đấu tranh với thực dân Pháp bằng những hình thức khác nhau, tiêu biểu như
+ Năm 1919 - 1925, Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất khẩu gạo ở Nam Bộ
+ Năm 1923, Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu được thành lập.
+ Năm 1925 - 1926 diễn ra các phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp
dưới. Họ đã lập ra nhiều tổ chức yêu nước như : Hội phục Việt ( 1925), Hội hưng Nam, Đảng Thanh Niêm (1926),...
* Việt Nam Quốc Dân Đảng và Khởi nghĩa Yên Bái.
- Việt Nam Quốc Dân Đảng ( 25/12/1927).
+ Tiền thân của Đảng này là tổ chức Nam Đồng Thư Xã, lãnh tụ của Đảng Là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính...Đây là
Đảng chính trị tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam thời kì nay.
+ Việt Quốc Dân Đảng, đi theo chủ nghĩa Tam Dân của Tô Trung Sơn (ở Trung Quôc), chủ trương của Đảng này là đánh
3đuổi đế quốc, xoá bỏ chế độ vua quan phong kiến, thành lập dân quyền, nhưng chua bao giờ Đảng này có một đường lối
chính trị cụ thể rõ ràng.
- Khởi nghĩa Yên Bái ( 9/2/1930).
+ Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong tình thế bị động, thời cơ chưa đến nên đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp dập tắt.
Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đều bị bắt và bị đưa lên máy chém tại Yên bái.
b). Nguyên nhân thất bại.
- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở VN những năm đầu thế kỷ 20 đều lần lượt thất bại do :
+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn quá nhỏ bé yếu đuối cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc.
+ Chưa có đường lối chính trị cách mạng đúng đắn, cụ thể, chưa tập hợp được lực lưọng cách mạng. Thoả hiệp và cải
lưong không phải là phương pháp vận động và đấu tranh cách mạng.
+ Các cuộc khở nghĩa nổ ra lẻ tẻ và rời rạc, quyết định khởi nghĩa không thống nhất hầu hết đề bị lộ trước khi khởi nghĩa nổ
ra nên đã nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt.
1.1.3) Phong trào công nhân ( 1919 - 1925).
Cùng với các phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân Việt Nam cũng có bước phát triển mới. -Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân :
+ Năm 1920 cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn do người thanh niên Tô Đức Thắng lãnh đạo. Các cuộc đấu
tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp trên các tàu chiến Pháp ghé vào cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn ( 1919 - 1920).
+ Năm 1922 có cuộc bãi công của hàng nghìn công nhân và viên chức Bắc kỳ đòi tăng lương và nghỉ ngày chủ nhật. Ngoài
ra còn nhiều cuộc đấu tranh của công nhân ở các nhà máy dệt Nam Đinh, nhà máy rượu Hà nội
+ Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn ( 8/1925)
- Tuy nhiên các phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỷ XX đề lần lượt thất bại : Nguyên nhân là do các phong
trào đấu tranh của công nhân diễn ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất và mang tính tự phát.
Câu 5 : Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ?
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
-Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
-Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
-Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
-Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân
Việt Nam.
-Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành việc Ðảng Xã hội Pháp
gia nhập Quốc tế III.
Quá trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam thông qua những bài viết đăng trên các báo Người cùng khổ (le Paria), Nhân đạo
(L’Humanite), Đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”.
Từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
-Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
-Từ năm 1925 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam.
-Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh
- Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào
dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng diễn ra rất sớm.
Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các
cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của 2500 công nhân
nhà máy sợi Nam Định (30/2/1925) đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giãn đuổi thợ…
Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919 - 1925 đã có những bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
+ Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyêt định thành lập Đông Dương cộng
sản đảng.
+ Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các
ồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng.
+ Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh
mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Chương II
4Câu 1: Phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời của “Luận cương chính trị ” T10-1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương?
Trả lời : Nội dung cơ bản và hạn chế của “luận cương chính trị” tháng 10 - 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương:
* Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử:
- Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú trở về nước hoạt động và được bổ sung vào BCH TW lâm thời của Đảng ta.
- Hội nghị BCH TW lần thứ nhất diễn ra từ ngày 14-31/10/1930.
- Hội nghị diễn ra khi cao trào cách mạng đang phát triển mạnh mà đỉnh cao là phong trào Xôviết- Nghệ Tĩnh.
- Hội nghị này đã thông qua những nội dung cơ bản sau:
+ Phân tích tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cách mạng của Đảng.
+Đánh giá lại những nội dung cơ bản của hội nghị hợp nhất tháng 2/1930
+Quyết định bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam mà lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương
+Quyết định thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt của Đảng. Theo hội nghị chính cương sách lược vắn tắt lúc đó
đã phạm sai lầm chính trị rất nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh
+Hội nghị đã thảo luận và thông qua bản ''Luận cương chính trị ''do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
=>Như vậy, hội nghị Trung ương 10/1930 đã có một số quyết định rất quan trọng về đường lối cách mạng Việt
Nam. Hội nghị cũng đã bầu ban chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư..
- Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bước ngay vào trận tuyến đấu tranh, lãnh đạo quần chúng dáy lên
phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó.
- Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, BCHTW lâm thời của Đảng họp hội nghị lần thứ nhất tại
Hương Cảng (từ ngày 14 đến ngày 31 tháng 10 năm 1930). Hội nghị quết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản
Đông Dương và thông qua bản “Luận cương chính tri”do Trần Phú khởi thảo,
* Ý nghĩa của Luận cương: Từ nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn
bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ
bản, giữa Luận cương chính trị với Cương lĩnh đầu tiên có mặt khác nhau
B, Nội dung cơ bản của luận cương:
- LC chỉ rõ mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa 1 bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ vs 1 bên là địa chủ
phong kiến và tư bản đế quốc
- Luận cương khẳng định tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng Tư sản dân quyền:”Tư sản dân
quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Sau khi thắng lợi sẽ chuyển thẳng lên con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua “ thời kỳ tư
bản”.
- Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Tư sản dân quyền là đánh đổ các tàn tích phong kiến và các hình thức bóc lột
tiền tư bản, thực hành cách mạng thổ địa cho thật triệt để và đánh đổ đế quốc Pháp, đem lại ruộng đất cho dân cày
và làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, không
tách rời nhau.Trong 2 nv này, LC xác định: “vấn đề thổ địa là cái cốt của CM tư sản dân quyền” và là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng Tư sản dân quyền.
-Quan hệ giữa CM Vn vs Cm world: CM Đông Dương là 1 bộ phận của Cm vô sản thế giới, vì 2g/c vô sản đông
dương phải đoàn kết gắn bó vs g/c vô sản TG, trước hết là g/c vô sản Pháp, và phải mật thiết liện hệ vs phong trào
ở các nước thuộc đia và nửa thuộc địa mở rộng và tăng cường cho cuộc đấu tranh CM ở đông dương.
- Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị
đúng đắn có kỉ luật tập trung, liện hệ mật thiết vs quần chúng. Đảng là đội tiên phong của g/c vô sản lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng
- Phương pháp cách mạng: phải tập hợp quần chúng tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền.
- Phải thực hiện doàn kết quốc tế, Đảng phải liên lạc mật thiết với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc thuộc địa,
nhất là vô sản Pháp
c, Hạn chế của luận cương chính trị:
- Chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu
mà nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng, mặt tích cực, tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài
5công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra được vấn đề lôi kéo một bộ phận
giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình lãnh đạo cách mạng
-Nguyên nhân của hạn chế:
+do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và dân tộc, quá nhấn mạnh vấn đề đấu
tranh gc theo quyết định của các nhà kinh điển.
+do sự hiểu biết không đầy đủ về tình hình, đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông dương; chính vấn đề
dân tộc bao trùm lên hết thảy.
+do ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng " tả" của Quốc tế Cộng sản, quá đề cao vấn đề giai cấp, chưa coi trọng
vấn đề dân tộc.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam sẽ dần dần điều chỉnh và khắc phục những hạn chế này để đi đến thắng lợi.
Câu 2: So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10-1930 ? Từ đó phân tích
những hạn chế của luận cương so với cương lĩnh ?
NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
Hoàn cảnh
Hoäi nghò thaønh laäp Ñaûng Coäng saûn Vieät Nam taïi Cöûu
Long (Höông Caûng –Trung Quoác) baét ñaàu töø 6/1/1930
thoâng qua Chính cöông vaén taét, Saùch löôïc vaén taét do
Nguyeãn AÙi Quoác soaïn thaûo.
Thaùng 10/1930, Hoäi nghò Ban Chaáp haønh Trung öông
laâm thôøi cuûa Ñaûng hoïp taïi Höông Caûng –Trung Quoác,
thoâng qua Luaän cöông chính trò cuûa Ñaûng do Traàn Phuù
khôûi thaûo.
Chiến lược CM
Tö saûn daân quyeàn caùch maïng vaø thoå ñòa caùch maïng
ñeå ñi tôùi xaõ hoäi coäng saûn.
Caùch maïng tö saûn daân quyeàn, sau tieán thaúng leân xaõ
hoäi chuû nghóa.
Nhiệm vụ
Ñaùnh ñoå ñeá quoác Phaùp, boïn phong kieán vaø tö saûn
phaûn caùch maïng laøm cho nöôùc Vieät Nam ñoäc laäp töï
do
Ñaùnh phong kieán vaø ñeá quoác, hai nhieäm vuï naøy coù
quan heä khaêng khít vôùi nhau.
Lực lượng
Coâng nhaân, noâng daân, tieåu tö saûn, trí thöùc.
Vôùi phuù noâng, trung – tieåu ñòa chuû vaø tö saûn daân toäc
thì lôïi duïng hoaëc trung laäp hoï.
Coâng nhaân vaø noâng daân
Lãnh đạo Ñaûng coäng saûn Vieät Nam Ñaûng Coäng saûn ÑD
Quan hệ với
CMTG
CMVN laø moät boä phaän khaêng khít cuûa CMTG Caùch maïng Ñoâng Döông laø moät boä phaän CMTG.
Nhận xét
YÙ nghóa: laø cöông lónh giaûi phoùng daân toäc ñuùng
ñaén, saùng taïo, keát hôïp ñuùng ñaén vaán ñeà daân toäc vaø
giai caáp. Ñoäc laäp töï do laø tö töôûng coát loõi cuûa cöông
lónh naøy.
Haïn cheá :
+ Khoâng neâu ñöôïc nhieäm vuï giaûi phoùng daân toäc
leân haøng ñaàu, coøn naëng veà ñaáu tranh giai caáp.
+ Ñaùnh giaù khoâng ñuùng khaû naêng caùch maïng cuûa
caùc giai caáp khaùc ngoaøi coâng nhaân vaø noâng daân.
Câu 3 : Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối của Hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939)?
Trong những năm 1936-1939
a) Hoàn cảnh lịch sử
-Tình hình thế giới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở các nước tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của
chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch
các nước khác. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại Matxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G.
Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội.
6Tình hình trong nước:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống các giai tầng và tầng lớp nhân dân lao
động mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương
vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân ta.
b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:
yêu cầu cấp bách trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống
Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay
sai của chúng.
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình.
Thành lập mặt trận nhân dân phản đế với tên gọi là Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai,
hợp pháp và nửa hợp pháp
Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa.
Tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DUONG LOI CACH MANG CUA DANG.pdf