Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính

1. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục tr ưởng và tương

đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình

-> Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và

tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi nhận định và bài tập Luật Tố tụng hành chính 2010 1. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình -> Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình 2. Người bị kiện trong khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống phải là thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, trường hợp kỷ luật buộc thôi việc công chức ở đơn vị sự nghiệp như hiệu phó trường đại học luật thì người bị kiện trong khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc là hiệu trưởng tức thủ trưởng của đơn vị sự nghiệp, chứ không phải là thủ trưởng của cơ quan hành chính nhà nước.??? 3. Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính phải là Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, Quyết định hành chính có thể do cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành chứ không nhất thiết phải là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước. 4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục Tố tụng hành chính. -> Sai, có thể được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo. 5. Nơi cư trú của cá nhân khởi kiện không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính -> Sai, trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ thì tòa án có thẩm quyền giai quyết là tòa án đặt nơi cư trú của cá nhận khởi kiện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở (nếu người khởi kiện là tổ chức) 6. Tòa Hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những Quyết định hành chính, hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong Cơ quan nhà nước trên cùng lănh thổ với Tòa án -> Sai, tòa hành chính tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của các cơ quan nhà nước ở trung ương tức không cùng lãnh thổ với tòa án. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN 1) Câu hỏi tự luận: 1. Cơ quan THTT gồm những cơ quan nào? Có gồm cơ quan thi hành án dân sự hay không? Vì sao? 2. Việc phân biệt cơ quan THTT và người THTT có căn cứ hay không? Vì sao trước đây Pháp lệnh TTGQCVAHC không quy định cơ quan THTT? So sánh với Bộ luật TTHS và Bộ luật TTDS? 3. Vì sao Tòa án nhân dân là cơ quan THTT? 4. Vì sao VKSND là cơ quan THTT? 5. Tư cách người tiến hành TTHC của Chánh án TAND thể hiện như thế nào? 6. Tư cách người tiến hành TTHC của Thẩm phán thể hiện như thế nào? 7. Tư cách người tiến hành TTHC của Hội thẩm nhân dân thể hiện như thế nào? 8. Tư cách người tiến hành TTHC của Thư ký Tòa án thể hiện như thế nào? 9. Tư cách người tiến hành TTHC của Viện trưởng VKSND thể hiện như thế nào? 10. Tư cách người tiến hành TTHC của Kiểm sát viên thể hiện như thế nào? 11. So sánh mức độ quy định về quyền và nghĩa vụ của những người THTT theo Bộ luật TTDS và Bộ luật TTHS với Pháp lệnh TTGQCVAHC, Luật TTHC và nêu nhận xét của mình. 12. Vì sao phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng? 13. Căn cứ từ chối, thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án khác nhau như thế nào? 14. Lấy ví dụ về trường hợp Tòa án cấp trên hủy bản án của tòa án cấp dưới vì vi phạm yêu cầu về thay đổi thẩm phán? 15. Nêu quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện. Người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện hay không? Tại giai đoạn nào? 16. Người khởi kiện có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra hay không? 17. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ hay không? Lấy ví dụ? 18. Lấy ví dụ về người khởi kiện trong lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực thuế, hoặc lĩnh vực khác. 19. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức nhà nước thì thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào? 20. Lấy ví dụ về người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức nhà nước? 21. Lấy ví dụ về người bị kiện trong một vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. 22. Lấy ví dụ về người bị kiện trong một vụ án hành chính trong lĩnh vực thuế. 23. Người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, khắc phục hành vi hành chính bị khiếu kiện hay không? 24. Lấy ví dụ về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 25. Lấy ví dụ về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. 26. Lấy ví dụ về người đại diện theo pháp luật của người bị kiện là cơ quan nhà nước. 27. Lấy ví dụ về người đại diện theo ủy quyền trong một vụ án hành chính. 28. Lấy ví dụ về trường hợp người kế thừa quyền và nghĩa vụ của pháp nhân 29. Người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi nào. 30. Tại sao người làm chứng, người giám định, người phiên dịch lại là người tham gia tố tụng? Họ có phải từ chối hoặc bị thay đổi hay không? 2) Câu hỏi nhận định: Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? 1. Cơ quan thi hành án dân sự cũng là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính? -> Sai, Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính phải là tòa án hành chính. ??? 2. Hội thẩm nhân dân có tất cả các quyền và nghĩa vụ như thẩm phán khi tham gia Hội đồng xét xử? Đối chiếu nhiệm vụ và quyền hạn, cái nào ông này có ông kia không có là không như nhau. -> Sai, .... 3. Việc không từ chối hoặc không thay đổi người tiến hành tố tụng có thể dẫn đến việc hủy bản án để xét xử lại. Xem bài xét xử sơ thẩm 4. Người khởi kiện bao giờ cũng phải tự mình gửi đơn khởi kiện? -> Sai, còn có qua bưu điện 5. Viện kiểm sát có thể khởi tố vụ án hành chính tro> ng trường hợp xét thấy cần thiết? -> Luật 2010 đã bỏ quyền khởi tố của VKS 6. Người khởi kiện có thể ủy quyền cho bất cứ người nào tham gia tố tụng? 7. Trong mọi trường hợp, người được ủy quyền có thể thỏa thuận với bên đương sự khác của tranh chấp hành chính 8. Người bị kiện bao giờ cũng là người đứng đầu của cơ quan, tổ chức của nhà nước? -> Sai rõ ràng, có đượng sự bị khởi kiện là cơ quan, tổ chức. 9. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Toà án chấp nhận ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. 10. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính? Đúng, người có quyền khởi kiện và người khởi kiện là khác nhau, thu hồi đất 10 hộ, 2 hộ khởi kiện, 8 người còn lại có quyền khởi kiện nhưng không khởi kiện thôi, lúc đó 8 người này là Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ???? -> 11. Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách: Người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự? -> Có thể: nhưng thầy lại nói không ta? 12. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, -> Sai, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự này không được trái với nhau. 13. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm? 14. Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu thuộc trường hợp quy định tại Luật TTHC. 3. Bài tập: Bài 1. Doanh nghiệp Hương Sơn kinh doanh bất động sản. Tháng 2 năm 2006 doanh nghiệp này được giao đất để xây dựng dự án nhà ở dạng chung cư. Tháng 9, do không triển khai dự án nên diện tích đất được giao cho công ty Hương Sơn bị Ủy ban nhân dân Tỉnh B. ra quyết định thu hồi. Công ty Hương sơn đã khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B. nhưng bị bác yêu cầu nên đã khởi kiện vụ án hành chínhvà được Tòa án thụ lý. Hỏi: 1) Hãy xác định tư cách tố tụng của công ty Hương Sơn, Ủy ban nhân dân tỉnh B.và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B. -> Đây là đương sự trong vụ án hành chính trong đó: công ty Hương Sơn là người khởi kiện, Chủ tịch UBND tỉnh B và UBND tỉnh B là người bị kiện. 2) Xác định cơ quan tiến hành tố tụng? Đây là quyết định hành chính của UBND tỉnh B sẽ do tòa án tỉnh B thụ lý giải quyết. Tình huống bổ sung: - Nếu công ty Hương Sơn đã ký hợp đồng góp vốn của các cá nhân để đầu tư nay bị thu hồi đất thì những người góp vốn có phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan hay không? Vì sao? Những người này có thể tham gia vào việc tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vu liên quan, vì việc giải quyết vụ án hành chính này có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, nên họ có thể yêu cầu tòa án tham gia với tư tưch người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Bài 2: Ông A. được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích 520 m2 thuộc thửa số 42 tờ bản đồ số 6 theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Y. Ông B. có đất liền kề cho rằng quyết định cấp đất của Ủy ban nhân dân huyện Y. cho ông A. là không đúng vì đã cấp lấn sang đất của ông B. là 86 m2 nên đã khiếu nại quyết định cấp đất nói trên sau đó khởi kiện vụ án hành chính theo đúng thủ tục và được Tòa án thụ lý. Hỏi: Xác định tư cách tố tụng của ông A, ông B và của Ủy ban nhân dân huyện Y. Người khởi kiện ông B, người bị kiện là UBND huyện Y, còn người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông A Bài 3: Bà M. là luật sư được ông H. ủy quyền đại diện cho ông H. tham gia trong vụ án hành chính đối với quyết định truy thu thuế đối với công ty Trà My của ông H. Trong quá trình tham gia phiên tòa sơ thẩm, bà M. đã thỏa thuận với đại diện cơ quan thuế rút một phần yêu cầu khởi kiện, đổi lại, đại diện cơ quan thuế đồng ý hủy một phần quyết định truy thu thuế.Vì vậy bà M. tuyên bố rút đơn kiện. Tòa án xét xử sơ thẩm đã căn cứ thỏa thuận này quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Không đồng ý với Quyết định của Tòa án, ông H. đã kháng cáo phúc thẩm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và xét xử lại theo thủ tục chung. Hỏi: Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào thì đúng pháp luật? vì sao? Bài 4: Công ty Hoàng Minh bị Chi cục trưởng chi cục thuế Quận Y. xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế nên đã khiếu nại. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại nên Công ty Hoàng Minh đã khởi kiện vụ án hành chính và được thụ lý giải quyết. Hỏi:Hãy xác định người bị kiện trong trường hợp trên? Công ty Hoàng Minh thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình thông qua người nào? Người bị kiện trong vụ án trên là chi cục trưởng chi cục thuế quận Y, công ty Hoàng Minh thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình thông qua tòa án ??? Bai 3,5: I. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Viec ke tlura quyen va nghla vu to tung chi dirge Toa chap nhan a giai doan xet xur sa tham. 2. Thai diem bat dau ti'nh thai hieu khai kien'vu an hanh chinh la ngay ca quan nha nuac hoac ngirai co tham quyen trong ca quan nha niroc ban hanh quyet dinh hanh chinh hoac thirc hien hanh vi hanh chinh. 3. Mot ngu'oi co the bao ve quyen va lai ich hop phap cho nhieu duang sir trong mot vu an. 4. Toa an thu ly vu an vao thai diem ngirai khai kien xuat trinh bien lai nop ti£n tam ung an phi. 5. Cac vu an hanh chinh ma doi tirgng ap dung quyet dinh hanh chinh la ngirai chua thanh nien deu phai co luat sir tham gia. 6. Viec ap dung bien phap khan cap tam thai co the duac tien hanh a bat cir giai doan nao trong qua trinh giai quyet vu an. 7. Trong moi tnrang hop, ngirai thua kien phai chiu chi phi phien dich. 8. Thai hieu khai kien cua ca nhan. to dure doi vai QDHC, HVHC theo quy dinh tai diem a Khoan 2 Dieu 104 Luat TTHC, khong phai bao gia cung la 1 nam, k6 tir ngay nhan diroc hoac biet dirge quyet dinh hanh chinh, hanh vi hanh chinh. quy^t dinh ky luat buoc thoi viec. 9. Viec ra quyet dinh ap dung bien phap khan cap tam thai thuoc tham quyen cua Toa an. 10. Khong phai trong moi tnrang hgp, toa an deu thu ly vu an hanh chinh vao ngay ngirdi khai kien xuat trinh bien lai nop tien tam ung an phi 1 1. Sau khi thu ly vu an. neu co can cu quy dinh tai Khoan 1 Dieu 109 Luat TTHC thi Toa an se tra lai don khai kien. 12. Viec tra lai dan kien theo qui dinh tai Khoan 1 Dieu 109 Luat TTHC co th£ thirc hien sau khi da thu li vu an. 13. Neu khong dong y vai quyet dinh tra lai don kien cua Toa an. ngiroi khai kien co the khang cao theo trinh tir phuc tham. B. Bài tập 1- Ngày 1.7.2011, Giám đốc Sở công thương X đã ra quyết đinh kỷ luật buộc thôi việc ông A (la công chức công tác tại Sở). Ông A đã gửi đơn khiếu nại về hình thức kỷ luật tại giám đốc Sở. Giám đốc Sở ra quyet dinh giai quyet lần đầu với nội dung: Giữ nguyên hình thức kỷ luật nêu trên. Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho ông A ngày 20.7.2007. Ngày 1.8.2011, ông A gửi đơn khiếu nại lần hai đến chủ tịch UBND tỉnh X. Ngày 28.8.2011, ông A gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND tỉnh X. a) Hỏi đơn khởi kiện của ông A có được tòa án thụ lý không? vì sao? Đơn khởi kiện của ông A được tòa án thụ lý giải quyết vì đây là đơn khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thội việc ông A ( là công chức tại Sở từ tổng cục trưởng hoặc tương đương trở xuống. Và trong thời hạn khởi kiện vụ án hành chính (1 năm) b) Hãy xác định ngày nào ông A được quyền khởi kiện vụ án hành chính và ngày ngào ông A mất quyền khởi kiên vụ án. 1.7.2011 : ông A được quyền khởi kiện vụ án hành chính -> 1.7.2012 : ông A mất quyền khởi kiện vụ án hành chính do hết thời hiệu khởi kiện. 2- Một ngày sau khi nhận được giấy giới thiệu của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, người khởi kiện chưa nộp tiền tạm ứng án phí và đến tòa án xin rút lại đơn kiện. Trong trường hợp này tòa sẽ xử lý như thế nào ? tại sao? Trả lại đơn kiện, vì hết thời hạn nộp biên lai tạm ứng án phí mà chưa nộp thì cũng bi trả lại đơn kiện, 3- Ông Nguyễn Văn A, 30 tuổi, bị xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi được giải quyết khiếu nại lần hai. Ông A đã khởi kiện vụ án hành chính trong thời gian quy định nhưng TA lại trả lại đơn kiện vì lí do vụ việc của ông A đã qua hai lần giải quyết khiếu nại và đều được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại. Hỏi : TA trả lại đơn kiện là đúng hay sai? vì sao? ông A có thể bảo vệ quyền của mình bằng cách nào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf110_5586.pdf
Tài liệu liên quan