1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được Luật
hình sự bảo vệ?
SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật HS là quan hệ PL hình sự, là quan hệ xã hội
phát sinh khi có1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là 1 tội
phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và ngươì thực hiện
hành vi phạm tội
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Câu hỏi nhận định môn Những vấn đề chung về Luật Hình sự và tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi nhận định môn Những vấn đề
chung về Luật Hình sự và tội phạm
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được Luật
hình sự bảo vệ?
SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật HS là quan hệ PL hình sự, là quan hệ xã hội
phát sinh khi có 1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là 1 tội
phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và ngươì thực hiện
hành vi phạm tội.
2. Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể?
SAI. Tội phạm có thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều quan hệ xã hội mà
Luật Hình sự bảo vệ.
3. Ngươì bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về
xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS?
ĐÚNG. Vì cưỡng bức thân thể là trường hợp dùng bạo lực vật chất tác động lên
thân thể của ngươì khác (giam, trói..) khiến ngươì này không thể hành động theo ý
muốn của họ được và trường hợp này thì trách nhiệm hình sự được loại trừ.
4. Hành vi của con ngườì không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp
thiết?
SAI. Vì nếu hành vi đó trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu
của tình thế cấp thiết, thì hành vi gây thiệt hại đó được xem là nguồn nguy hiểm và
ngươì gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
5. Ngươì phạm tội và ngươì bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ
trách nhiệm hình sự của ngươì phạm tội?
SAI. Vì nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là ngươì
bảo vệ luật pháp, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử
ngươì phạm tội buộc ngươì phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã gây ra. Mức độ trách nhiệm
hình sự không phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngươì phạm tội và ngươì bị hại.
6. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là mức hình phạt do toà án
áp dụng đối với ngươì phạm tội?
SAI. Vì phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là cụ thể hoá chính sách hình sự
trong xử lý tội phạm. Là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm, áp dụng hình
phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác cũng như là cơ sở pháp lý cho việc áp
dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự như: Tạm giam, bắt ngươì trong
trường hợp khẩn cấp... chứ không phải là mức hình phạt do toà án áp dụng đối với
ngươỉ phạm tội.
???
7. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội?
SAI. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu
định tội còn những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Là dấu hiệu phản ánh tội phạm
có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với
trường hợp bình thường).
8. Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại
trừ tính chất phạm tội?
ĐÚNG. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc
đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính
khách quan cho nên tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
cũng là loại trừ tính chất phạm tội.
???
9. Bãi nại của ngươì bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt
quan hệ pháp luật HS?
SAI. Việc bãi nại của ngươì bị hại chỉ có giá trị dân sự. BLHS có đối tượng điều
chỉnh là những quan hệ phát sinh giữa nhà nước và ngươì phạm tội khi ngươì này
thực hiện tội phạm.Việc bãi nại của ngươì bị hại không làm căn cứ pháp lý có giá
trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.
10. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là
phạm tội?
SAI. Theo Điều 19 BLHS quy định: “ Ngươì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì ngươì đó phái chịu trách nhiệm hình
sự về tội này”.
11. Dấu hiệu định tội là dấu hiệu chỉ được quy định trong cấu thành tội phạm
cơ bản?
SAI. Dấu hiệu định tội ngoài quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản còn quy
định ở cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
12. Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm?
SAI. Vì phòng vệ quá sớm là khi chưa có những biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ
xảy ra ngay tức khắc mà có hành vi phòng vệ. Nếu sự tấn công chưa xảy ra nhưng
có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì sự phòng vệ không cho
là quá sớm.
13. Qui phạm pháp luật HS tại Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là
loại quy định mô tả?
SAI. Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định giản đơn. Chỉ
nêu tên tội phạm chứ không mô tả các dấu hiệu của tội phạm.
14. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại VN nếu tội phạm đó bắt đầu và
kết thúc trên lãnh thổ VN?
SAI. Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt nam khi tội phạm ấy có
một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt
nam. Nghĩa là tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt
Nam.
15. Để xác định tội phạm theo Điều 8 BLHS phải dựa vào mức cao nhất của
khung hình phạt nặng nhất trong điều luật quy định về tội phạm đó?
SAI. Xác định tội phạm về mặt biểu hiện pháp lý ở mức cao nhất của khung hình
phạt chỉ là kết quả quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về
sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với những hành
vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định,
khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các
nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp
dụng.
???
16. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?
ĐÚNG. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ngươì chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực
trách nhiệm hình sự được coi là không có lỗi. Ngươì từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ16
tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Ngươì từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.
17. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm
vụ điều chỉnh?
SAI. Khách thể của tội phạm là quan hệ của xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại.
18. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành
là đồng phạm?
ĐÚNG. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành
là tạo ra những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm,
được xem là đồng phạm, tuy vai trò giúp sức ít nguy hiểm hơn những đồng phạm
khác.
??? SAI
19. Quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 điều 136 BLHS có phần chế tài
là loại chế tài “tương đối dứt khoát”?
ĐÚNG. Khoản 1 Điều 136 quy định “Ngươì nào cướp giật tài sản của người khác,
thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Đây là loại chế tài tương đối dứt khoát
quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt hay còn gọi là khung hình
phạt.
20. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội
phạm cơ bản?
SAI. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện
qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành QHXH là khách
thể củatội phạm. Trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội-dấu
hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
21. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại khách thể chung?
ĐÚNG. Vì khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (quy định tại Điều 1 và Điều 8
BLHS)
22. Những tội phạm bị toà tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm
ít nghiêm trọng?
SAI. Vì có những tội phạm nghiêm trọng nhưng khi xét xử toà án quyết định mức
hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS do đương sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ
(Điều 46 & 47 BLHS) hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với ngươì chưa thành
niên phạm tội.
23. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách
quan đối với các tội phạm có cấu thành vật chất?
ĐÚNG. Đây là dấu hiệu có tính bắt buộc để kết luận hành vi của ngươì phạm tội
gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng vật chất là tài sản. Đó là những thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản và xác
định theo giá trị tài sản quy ra tiền.
24. Nguồn nguy hiểm trong phòng vệ chính đáng chỉ là hành vi của con
ngươì?
ĐÚNG. Đó là hành vi của con ngươì tạo ra nguồn nguy hiểm như: Sự tấn công
nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật; Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước,
xã hội, lơị ích chính đáng của mình hoặc của ngươì khác; Sự tấn công đang hiện
hữu, đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra trong tức khắc.
25. Luật hình sự chỉ có nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm?
SAI. Vì BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN,
chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi ngươì ý thức tuân theo pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
26. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện?
SAI. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt nam là quan hệ xã hội phát sinh
giữa nhà nước và ngươì phạm tội khi ngươì này thực hiện tội phạm.
27. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi?
ĐÚNG. Vì ngoài các yếu tố như: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự, chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sự kiện bất ngờ cũng được xem là
tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi. Điều 11 BLHS quy định: “Ngươì thực
hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong
trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của
hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
28. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm có cấu thành hình thức?
SAI. Vì một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
ngoài cấu thành tội phạm hình thức còn cấu thành tội phạm cắt xén, trong cấu
thành tội phạm cắt xén cũng chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu
quả, nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu
thành tội phạm cắt xén không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành
vi hoạt động nhằm thực hiện hành vi đó.
29. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ
bản, cấu thành tăng nặng và cấu hành giảm nhẹ?
SAI. Vì mỗi loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có
một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Không nhất thiết phải
có đủ ba loại cấu thành tội phạm. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác
định xem hành vi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nào trong BLHS.
30. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội
phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là thiệt hại cho xã
hội?
SAI. Việc xâm hại các quan hệ xã hội bằng cách tác động đến các đối tượng tác
động không có nghĩa là các đối tượng tác động đó luôn luôn bị thiệt hại cùng với
các quan hệ xã hội. Có những trường hợp trong đó đối tượng tác động không rơi
vào tình trạng xấu hơn trước khi phạm tội xảy ra.
Ví dụ: Kẻ trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho đối tượng tác động mà
còn có những biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt...
31. Mọi trường hợp có từ hai ngươì trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
đều là đồng phạm?
SAI. Vì tuy chủ thể của đồng phạm phải từ hai ngươì trở lên cùng cố ý thực hiện
một tội phạm nhưng phải thoả mãn là những ngươì này phải đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
32. Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ tính chất phạm
tội của hành vi?
ĐÚNG. Theo quy định tại điều 13 BLHS thì ngươì ở trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự là ngươì đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Đây cũng là tình tiết loại trừ tính có lỗi, tính chất phạm tội của hành vi. Tuy không
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với ngươì này nhưng phải áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh.
33. Phần quy định trong pháp luật hình sự tại Khoản 2 Điều 93 BLHS-1999 là
loại quy định viện dẫn?
ĐÚNG. Khoản 2 Điều 93 BLHS “ Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” là loại quy
định viện dẫn. Là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của
nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật.
34. Mục đích phạm tội là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành
tội phạm?
ĐÚNG. Vì mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà ngươì phạm tội
đặt ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội. Nên nó là dấu hiệu có ý nghĩa bắt
buộc để định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
???
35. Phạm tội do phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn là phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
SAI. Phạm tội do phòng vệ quá sớm là khi chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công
sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ. Phạm tội do phòng vệ quá
muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm sứt mới có hành vi phòng vệ. Cả hai
trường hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Đối với vượt quá phòng vệ
chính đáng theo Điều 15 khoản 2 BLHS: “Vượt quá giới hạn pòng vệ chính đáng
là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Ngươì có hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng phải chiụ trách nhiệm hình sự”.
36. Những ngươì đồng phạm khác phải chiụ trách nhiệm hình sự đối vơí mọi
tội phạm do ngươì thực hành thực hiện trên thực tế?
SAI. Vì nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm
ngoài nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm còn có nguyên tắc
chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm và nguyên tắc cá
thể hoá trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm. Theo khoản 2 Điều 3
BLHS thể hiện chính sách hình sự của VN là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng.
Đó là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối...khoan hồng
đối với ngươì tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngươì đồng phạm, lập công
chuộc tội...
???
37. Trong phần các tội phạm của BLHS, mỗi điều luật chỉ quy định một quy
phạm pháp luật hình sự?
SAI. Trong phần cá tội phạm của BLHS, mỗi điều luật thường quy định một quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, không ít trường hợp tại một số điều luật lại quy định
nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định. Ví dụ: Điều 133 quy
định một loại tội phạm (tội cướp tài sản) nhưng tại điều 164 quy định hai loại tội
phạm (tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả) ...
38. Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể?
SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm ngoài đối tượng vật chất với ý nghĩa là
khách thể của quan hệ xã hội thì đối tượng tác động của tội phạm còn là con người
hoặc những hoạt động bình thường của chủ thể.
39. Động cơ phạm tội là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong mọi cấu
thành tội phạm?
SAI. Vì động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng
nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có quyết định hình phạt. Ví dụ: Trong
những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được quy định ở điều 46 và điều 48
BLHS có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.
40. Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi?
ĐÚNG. Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Là
một trong hai tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Đây chính là cơ sở
pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm, bảo
đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 86_4145.pdf