Câu hỏi lý thuyết luật hành chính

Câu 1: Tại sao nói luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước?

Xuất phát từ từ ngữ: quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp và hành chính nhà

nước là đồng nghĩa.

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính làhoạt động hành chính nhà nước, tức

là các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành nhà nước phát sinh

trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. Gồm 3 nhóm sau:

-Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà

nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực của đời sống

xã hội.

pdf19 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Câu hỏi lý thuyết luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi lý thuyết luật hành chính Câu 1: Tại sao nói luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước? Xuất phát từ từ ngữ: quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp và hành chính nhà nước là đồng nghĩa. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là hoạt động hành chính nhà nước, tức là các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành nhà nước phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. Gồm 3 nhóm sau: - Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Gồm 9 nhóm nhỏ sau: + Một: quan hệ quản lý giữa CQ hành chính NN cấp trên với CQ hành chính NN cấp dứơi theo hệ thống dọc. + Hai: quan hệ quản lý giữa CQ hành chính NN có thẩm quyền chung với CQ hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. + Ba: quan hệ quản lý giữa CQ hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với CQ hành chính NN có thẩm quyền chung cấp dưới. + Bốn: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. + Năm: QH quản lý giữa các CQ hành chính NN với các đơn vị cơ sở trực thuộc. Vd: Bộ GD - ĐT với Trường Đại học Luật TPHCM + Sáu: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN ở địa phương với các đơn vị cơ sở trực thuộc TW đóng tại địa phương. Vd: Trường ĐH Luật với UBND tp HCM. + Bảy: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ chức CT, CT - XH. Vd: UBNDTP.HCM với Thành Đoàn TPHCM + Tám: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh. Vd: Quan hệ giữa Sở KHĐT với doanh nghiệp + Chín: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch. - Những QHXH phát sinh trong quá trình các CQNN thực hiện hoạt động quản lý hành chính nội bộ - Những QHXH phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của PL. Câu 2: Tại sao quản lý hành chính nhà nước cần chủ động sáng tạo? Bản thân tính chất và sự phức tạp, phong phú, đa dạnh của khách thể quản lý, đó là mọi mặt dời sống xã hội luôn biến động và phát triển, đòi hỏi tác động quản lý phải ứng phó nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sáng tạo luật, tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Ví dụ các quan hệ xã hội mới phát sinh chưa ổn định và chưa được luật và pháp lệnh điều chỉnh nên cần phải sáng tạo pháp luật – xây dựng ban hành văn bản quy phạp điều chỉnh các hoạt động hành chính, trong các văn bản đó có chứa những quy phạm tiên phát. Câu 3: Tại sao luật hành chính sử dụng phương pháp quyền uy phục tùng? Xuất pháp từ bản chất của quản lý, muốn quản lý thì phải có quyền uy. Trong quan hệ pháp luật hành chính thường một bên, trong tuyệt đại đa số các trường hợp, được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước: ra các quyết định đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên kia, áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi nhà nước cần thiết theo pháp luật, nghĩa là được thực hiện những hoạt động mang tính đơn phương còn bên kia phải bắt buộc thi hành các quyết định, phục tùng bên được trao các quyền hạn nhà nước, mặc dù trong nhiều trường hợp vấn đề được quyết định theo sáng kiến của bên không nắm quyền hạn nhà nước. Các cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan tổ chức xã hội khi được trao quyền, trong hoạt động hành chính đã nhân danh nhà nước thể hiện ý chí nhà nước tham gia thực hiện các chức năng nhà nước. Câu 4. Luật hành chính có sử dụng phương pháp thỏa thuận không? Vì sao? Luật hành chính có sử dụng phương pháp thỏa thuận trong giao kết các hợp đồng hành chính; trong ban hành các quyết định liên tịch. Vì: Trong xu hướng hợp tác, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về kinh tế, tiến hành cải cách hành chính ở nước ta, yêu cầu phải có những công cụ quản lý vĩ mô nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả sự quản lý nhà nước về kinh tế được xem như là một yêu cầu cần thiết khách quan. Phương pháp thỏa thuận trong hợp đồng hành chính là một công cụ trong quản lý hành chính nhà nước và nó không chỉ là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước mở rộng, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công, vào các công trình xây dựng cơ bản, giao thông công chính nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng của các tầng lớp xã hội; mà nó còn là công cụ hành chính nhằm quản lý chặt chẽ, hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta. Việc lựa chọn được phương pháp thỏa thuận đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật nói chung, luật hành chính nói riêng như mềm dẻo, không gò bó, xơ cứng đáp ứng đầy đủ các lợi ích: lợi ích quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế, lợi ích quốc gia và lợi ích của từng công dân, lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phù hợp với tâm lý, đặc điểm truyền thống của dân tộc sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển mọi mặt của xã hội đồng thời chứng tỏ việc làm luật đã đạt đến trình độ phát triển cao, trình độ nghệ thuật. Sử dụng phương pháp thỏa thuận trong việc ban hành các quyết định liên tịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia quản lý nhà nước. Việc ban hành các thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhằm áp dụng thống nhất pháp luật giữa các cơ quan đó. Mặc dù sử dụng phương pháp thỏa thuận được sử dụng trong hợp đồng hành chính hay trong các quyết định liên tịch nhưng suy cho cùng thì nó là tiền đề cho phương pháp mệnh lệnh, quyền uy phục tùng. Ví dụ các hợp đồng, các quyết định liên tịch sau khi đã được ký kết, ban hành thì các hợp đồng và quyết định này sẽ trở thành mệnh lệnh đối với các cơ quan cấp dưới của chủ thể tham gia ký kết, ban hành. Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa chấp hành – áp dụng quy phạm pháp luật. Cho ví dụ. + Việc chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính; + Việc không chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính; + Việc áp dụng cũng có thể dẫn đến chấp hành quy phạm pháp luật hành chính. Câu 6: Phân tích phương thức giải quyết tranh chấp hành chính. Trình bày quan điểm của anh chị. ….. Câu 7: Mối quan hệ biện chứng giữa tập trung dân chủ. Nguyên tắc của tập trung dân chủ Là nguyên tắc quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trung nhưng không phải là tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất của hoạt động hành chính. Đồng thời phải bảo đảm cho cơ quan cấp dưới quần chúng ở địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của trung ương căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phươnbg và cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mọi cơ quan nhà nước của cả hệ thống chính trị nước ta. Tập trung dân chủ phải đi kèm với trách nhiệm tránh tập trung quan liêu cũng như dân chủ quá trớn dẫn đến cục bộ bản vị địa phương chủ nghĩa tự do tùy tiện. Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ bác bỏ tình trạng lạm quyền của cấp dưới mà cả tình trạng làm thay lấn sân vào thẩm quyền cơ quan cấp dưới đồng thời cũng phủ nhận việc cơ quan cấp dưới ủy laaji đùn đẩy công việc cho cấp trên và khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung thuộc thẩm quyền cấp trên đề xuất những kiến nghị hợp lý để giải quyết chúng. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và cascv biểu hiện của nguyên tắc đó như thế nào trong tổ chức và hoạt động của toàn thể bộ máy hành chính trong từng loại cơ quan cũng như trong mỗi cơ quan, sao cho hai mặt tập trung và dân chủ được kết hợp một cách hợp lý tối ưu phù hợp bản chất đặc thù của vị trí chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể, luôn luôn là vấn đề cấp bách của khao hoạc lý luận quản lý nhà nước và luật hành chính. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ: - Sự trực thuộc của CQHCNN đối với CQ quyền lực NN cùng cấp - Sự phụ thuộc của CQHCNN cấp dưới đối với CQHCNN cấp trên, địa phương đối với TW - Sự trực thuộc 2 chiều của CQHCNN ở địa phương - Sự phân cấp QLHCNN Ý nghĩa của nguyên tắc: - Nguyên tắc nhấn mạnh sự kết hợp hài hoà giữa “tập trung” và “dân chủ” khi thực hiện quyền lực NN trong đó tập trung/ tập quyền là chủ đạo - Thực hiện tốt nguyên tắc sẽ triễn khai một cách nhịp nhàng hoạt động QLHCNN trên cơ sở kết hợp giữa các bộ phận trong bộ máy hành chính Câu 8: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo có cần đổi mới không? Câu 9. Nguồn của luật hành chính Khái niệm: Nguồn của luật hành chính Việt Nam là những văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính, được ban hành bởi các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, hay trong những trường hợp nhất định, có sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Nguồn của luật hành chính bao gồm: - Văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành; - Văn bản do Chủ tịch nước ban hành; - Văn bản do Chính phủ, TTg ban hành - Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành - Văn bản do Hội đồng thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC ban hành - Văn bàn do Viện trưởng VKSNDTC ban hành; - Văn bản do Tổng Kiểm toán NN ban hành - Văn bản do nhiều cơ quan nhà nước hoặc cùng với các cơ quan của tổ chức chính trị- xã hội ban hành (văn bản liên tịch). Từ hệ thống nguồn trên của Luật hành chính cho thấy: Nguồn của Luật hành chính được ban hành bởi rất nhiều chủ thể. Do vậy chúng có nội dung phong phú, số lượng nhiều và phạm vi thi hành khác nhau. Điều này có thể tạo ra nhiều bất cập trong quản lý hành chính. Từ đó đưa ra hướng hoàn thiện: Phải hệ thống hóa nguồn của Luật hành chính - Tập hợp hóa - Pháp điển hóa Câu 10. Phân biệt hình thức quản lý mang tính pháp lý với hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý. Ỹ nghĩa của sự phân biệt này. Câu 11. Trình trự xử lý kỷ luật CBCC-VC Quy trình xử lý kỷ luật CBCCVC: - Thành lập HĐKL Hội đồng kỷ luật CBCC: + Thành phần Hội đồng kỷ luật CBCC + Vai trò Hội đồng kỷ luật CBCC + Điều kiện họp HĐKL CBCC + Nguyên tắc làm việc của HĐKL - Triệu tập CBCCVC vi phạm - Họp HĐKL - Ra quyết định kỷ luật - Khiếu nại, khởi kiện Câu 12. Vì sao CBCC Việt Nam ít từ chức (tổng hợp một vài ý kiến) Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, cơ hội của đời người chỉ tập trung vào một dãy ghế, cơ hội nhiều hơn ở những ghế cao hơn. Chúng ta đang chuyển sang cơ chế thị trường nhưng giai đoạn đầu, cơ hội do thị trường mang lại chưa nhiều. Chức tước vẫn đưa lại nhiều cơ hội hơn. Do vậy, họ cố bám lấy cái ghế đến suốt đời, rồi quyền lợi đi theo. Hiện nay, không ít trường hợp cán bộ chỉ có kỹ năng hoạt động chính trị chuyên nghiệp, khi lên vị trí cao thì chỉ có kỹ năng làm quan. Nếu anh ra ngoài xin việc đâu có dễ vì không có chuyên môn giỏi, từ chức xong lấy gì để sống. Nếu là kỹ sư hoặc có chuyên môn giỏi về một lĩnh vực thì không làm quan anh cũng sẽ có công việc tốt. Một nguyên nhân nữa là vấn đề dư luận xã hội với những người từ chức. Nếu thấy chưa tròn trách nhiệm, thấy lương tâm cắn rứt anh từ chức, vậy là rất tốt. Nhưng đi đâu bà con, anh em cũng dị nghị là "thằng đó thế nọ thế kia nên phải từ chức". Như vậy anh từ chức nhưng dư luận xã hội không dung tha, người ta không đánh giá anh là có liêm sỉ mà coi anh là có vấn đề. Khi cân nhắc việc từ chức nhiều người cũng đã nghĩ đến áp lực dư luận xã hội. Nếu dư luận xã hội coi chuyện từ chức là bình thường thì cán bộ cũng sẽ giảm áp lực. Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào con đường chính trị ví dụ Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thái Lan... Với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm sống. Họ đã có nền tảng kinh tế rất tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn ở Việt Nam, không khéo người ta làm chính trị vì mục đích kinh tế, điều đó dẫn tới tệ tham nhũng. Ban đầu anh là lãnh đạo tốt nhưng quyền lực có thể làm tha hoá con người. Khi lên hàm Thứ trưởng anh có ôtô. Ngoài ra còn chuyện ơn huệ, lại quả. Ở nước ngoài cũng không có chuyện anh đứng đầu chịu trách nhiệm vô tận. Nhưng cái khác của họ với ta là sự phân định rất rõ chức trách từng người. Như vậy, khi xảy ra vụ việc rất dễ phân định trách nhiệm. Ví dụ, khi cần giấy phép kinh doanh tôi chỉ cần đến ông A trực tiếp giải quyết công việc này, không phải đến ông to hơn vì ông này không có quyền can thiệp. Ở Thuỵ Điển, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới, ông bộ trưởng gọi điện xuống can thiệp là thành chuyện tày trời. Còn ở ta, việc phân định trách nhiệm không rõ, đôi khi cấp trên lại có bút phê yêu cầu cấp dưới làm thế này thế kia. Nói vềcác văn bản quy định trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại khá chung chung, cho nên trên thực tế hầu như chưa có công chức nào phải chịu trách nhiệm vật chất, pháp lý khi làm sai, vi phạm... Thí dụ như trong bồi thường thiệt hại, các văn bản chỉ đề cập đối với mức bồi thường, hoàn trả, thủ tục,... nhưng chưa đề cập đến cách xác định thiệt hại như thế nào. Thực tế thiệt hại xảy ra hết sức đa dạng và phức tạp, diễn ra dạng này hay dạng khác, hình thức này hay hình thức khác, đòi hỏi các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại vừa có tính khái quát cao, vừa có tính cụ thể để vận dụng một cách thống nhất và hiệu quả. Hơn nữa, bộ máy hành chính nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung hiện nay còn hạn chế vì có sự chồng chéo, đối lập về thẩm quyền, mối quan hệ phức tạp, ngang dọc chưa có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan với nhau... Tất cả những yếu tố trên tổng hợp lại đã gây khó khăn nhiều trong việc xác định trách nhiệm thuộc về ai. Do đó, nhà nước cần phân định trách nhiệm giữa cá nhân, tập thể và cơ quan để việc xác định trách nhiệm được thực hiện công minh, rõ ràng hơn. Ngoài ra việc qui trách nhiệm còn gặp một số khó khăn như phải phân biệt được trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm không do lỗi nhưng phải mặc nhiên chịu trách nhiệm, lỗi công vụ,lỗ ngoài công vụ, lỗi cá nhân và tổng hợp lỗi, tổng hợp trách nhiệm... Lâu nay chúng ta vẫn có quan niệm gần như trở thành chính thống rằng chức vụ của một ai đó là do nhân dân ủy thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân bố trí, bổ nhiệm hoặc giới thiệu ra ứng cử... Với quan niệm như vậy, người cán bộ công chức xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống ra vào là chuyện của tổ chức, còn bản thân thụ động chờ đợi tổ chức phân công làm thì làm, nói nghỉ thì nghỉ. Chuyện từ chức ở các nước được xem là bình thường. Cầu bị sập, xe lửa đụng nhau, bộ trưởng giao thông từ chức (Hàn Quốc, Ấn Độ); phát ngôn không chuẩn, một bộ trưởng của nội các hai ngày tuổi ở Nhật cũng từ chức. Chuyện sữa có melamine, cục trưởng Cục Chất lượng Trung Quốc từ chức. Gần đây, chuyện Vedan gây ô nhiễm, ngay cả những dòng sông như sông Đáy, sông Cầu, sông Thị Vải, kênh Tham Lương, Ba Bò bị "giết chết" từ mấy chục năm qua..., các tổ chức cá nhân quản lý và bảo vệ môi trường ở đâu sao không thấy lên tiếng? Vì năng lực yếu, bệnh vô cảm, thiếu trách nhiệm hay có gì gì khác nữa mà làm ngơ? Cái giá phải trả do tác hại môi trường thật quá đắt! Phải mất 10 năm tích cực cứu chữa, môi trường mới có thể trở lại như cũ. Việc từ chức khi tự thấy mình không đủ năng lực đảm nhiệm vị trí công tác là một sự trung thực, dũng cảm rất đáng cho mọi người suy nghĩ. Mong rằng nó trở thành chuyện bình thường và cần thiết diễn ra ở các cấp chính quyền. Việc từ chức trong một khía cạnh nào đó cũng nói lên một điều là đương sự thấy được trách nhiệm cá nhân trước những bê bối, sai phạm, thậm chí là không thành công của một chủ trương, chính sách. Từ chức phải được xem là chuyện cần thiết, bình thường trong hoạt động công vụ. Có làm được những điều trên, thì mới mong khắc phục được căn bệnh đùn đẩy trách nhiệm. Có ý kiến cho rằng, đợi đến lúc bộ máy quản lý đủ sức khắc phục những bất cập thì mới nghĩ đến làm những công trình hoành tráng cho tương lai. Nói như vậy là quá cực đoan! Nếu nền tài chính cho phép, đủ sức chịu đựng, công trình cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh thì vẫn phải làm. Nền hành chính phải cải cách nâng mình lên để làm cho phù hợp với hoàn cảnh hành chính,đủ sức vận hành nền kinh tế và xã hội đang phát triển. Câu 13. Vị trí pháp lý của chính phủ qua các bản hiếp pháp Theo HP 1946, Chính phủ được quy định là cơ quan hành chính cao nhất của nứoc Việt nam dân chủ cộng hoa (Điều 43 HP). Kể từ Hiến pháp 1959 trở đi, bộ máy nhà nước ta được tổ chức trên cơ sở tiếp thu nguyên tắc tập quyền XHCN và mô hình bộ máy nhà nước xô viết. Hiên pháp 1959, tại điều 71 quy định: Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước VNDCCH Theo Hiến pháp 1980, Chính phủ được gọi là Hội đồng bộ trưởng và Điều 104 HP 1980 quy định: Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước CHXHCN Việt nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định mô hình tập quyền, tuy nhiên Chính phủ đã được xác định độc lập tương đối so với quy định của HP 1980. Chính phủ theo quy định của HP 1992. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam (Đ.109) Vị trí pháp lý của Chính phủ được thể hiện ở hai tư cách: - Là cơ quan chấp hành của QH; - Là cơ quan hành chính NN cao nhất Thứ nhất: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội - Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn - Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các văn bản của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội - Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, báo cáo trước UBTVQH; - Chính phủ và các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu sự giám sát của Quốc hoi và UBTVQH trực tiếp hoặc thông qua các Uy ban của Quốc hội. - QH có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ - QH có quyền huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Thứ hai, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước; - Thống nhất lãnh đạo và đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả; - Đảm bảo đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân cả nước. Câu 14. Điểm bất cập của Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Câu 15. Thực trạng của thủ tục hành chính, giải pháp hoàn thiện Rườm rà, phức tạp, không rõ ràng Nguyên nhân: - Hiện nay có quá nhiều cơ quan qui định về thủ tục hành chính - Pháp luật qui định về thủ tục hành chính chưa rõ ràng chính xác - Vấn đề con người như nưng lực và đạo đức công vụ Giải pháp - Rà soát tất các các văn bản pháp luật hành chính và ban hành luật thủ tục hành chính - Thống nhất các qui định về thủ tục hành chính. - Đào tạo bồi dưỡng thanh tra kiểm tra giám sát, xử lý các vi phạm hành chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf92_6724.pdf