Câu 1: Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam; tinh hoa văn hoá nhân loại;
b. Chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh;
c. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh?
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Sự thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người là gì?
a. Không có gì quý hơn độc lập, tự do;
b. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế;
c. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc;
d. Cả a và b.
29 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Câu hỏi Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Phần thi hiểu biết cấp huyện và cụm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng liêng, bất
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc vào thời gian nào?
a. Trong cách mạng tháng 8-1945.
b. Trong kháng chiến chống Pháp.
c. Trong kháng chiến chống Mỹ.
d. Cả 3 đáp án trên đúng.
Câu 81: Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở
các nước đang đấu tranh giành độc lập. Đó là chủ nghĩa dân tộc nào?
a. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
b. Chủ nghĩa dân tộc chân chính.
c. Chủ nghĩa sô vanh, nước lớn.
d. Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ.
Câu 82: Kiên trì con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn nghĩa là:
a. Giữ vững nền độc lập dân tộc.
b. Thực hiện triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
c. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
d. Hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 83: Trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi đến Hội nghị Véc
xây, lúc đó Hồ Chí Minh mang tên là gì?
a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Ái Quốc
c. Văn Ba c. Trần Vương
Câu 84: Những câu sau đây, câu nào là của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn phải
làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
b. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân
tộc học phương Đông.
c. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
d. Cả ba đáp án trên
Câu 85: "... Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản" được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường cách mệnh
b. Chính cương vắn tắt của Đảng
c. Sách lược vắn tắt của Đảng
d. Chương trình tóm tắt của Đảng
Câu 86: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ". Câu nói trên của Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
a. Tháng 8 năm 1945
b. Tháng 9 năm 1945
c. Tháng 12 năm 1946
d. Tháng 6 năm 1966
Câu 87: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa..., song nhân dân Việt Nam quyết không sợ? Không có gì quý hơn độc lập tự
do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn". Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
a. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946
b. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966
c. Thư chúc tết đầu Xuân 1969
d. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9
/9/1969
Câu 88: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Đoạn văn trên trích từ
bài viết nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa.
b. Tuyên ngôn Độc lập.
c. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
d. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
Câu 89: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là của Chủ tịch Hồ
Chí Minh?
a. Không có gì quý hơn độc lập, tự do
b. Không có gì quý bằng độc lập, tự do
c. Cay đắng chi bằng mất tự do.
d. Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Câu 90: Luận điểm: "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" được trích từ
tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ chí Minh?
a. Đường Cách mệnh
b. Thường thức chính trị
c. Sửa đổi lối làm việc
d. Di chúc.
Câu 91: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng được
hiểu là:
a. Một giải pháp tình thế
b. Việc làm thường xuyên của Đảng
c. Khi Đảng không còn vững mạnh
d. Khi cách mạng ở vào thời kỳ khó khăn
Câu 91: Quan điểm : "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" được Hồ Chí Minh
trình bày trong tác phẩm nào?
a. Sách lược vắn tắt của Đảng
b. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
c. Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng
d. Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Câu 92: Quan điểm: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh
trình bày trong văn kiện nào?
a. Chánh cương vắn tắt của Đảng
b. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng
c. Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao
động Việt Nam
d. Di chúc
Câu 93: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Câu viết trên của Hồ Chí Minh ở trong tác
phẩm nào của Người?
a. Đạo đức cách mạng
b. Đường cách mệnh
c. Di chúc
d. Sửa đổi lối làm việc
Câu 94: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân
ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất
trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Câu viết trên ở trong tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?
a. Đạo đức cách mạng
b. Sửa đổi lối làm việc
c. Thường thức chính trị
d. Di chúc
Câu 95: "Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy". Câu trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp.
b. Chánh cương vắn tắt của Đảng
c. Đường cách mệnh.
d. Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
Câu 96: Theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong
cách mạng Việt Nam do yếu tố nào quy định?
a. Do ý muốn của Đảng Cộng sản.
b. Do số lượng giai cấp công nhân.
c. Do đặc điểm của thời đại mới.
d. Do đặc tính của giai cấp công nhân.
Câu 97: Những căn bệnh nào trong bộ máy nhà nước mà Hồ Chí Minh gọi là
"giặc nội xâm"?
a. Cậy thế, hủ hoá, tư túng
b. Tham ô, lãng phí, quan liêu
c. Trái phép, chia rẽ, kiêu ngạo
d. Đặc quyền, đặc lợi
Câu 98: Việc chống những căn bệnh nào trong bộ máy nhà nước được Hồ
Chí Minh so sánh giống việc cần kíp như đánh giặc trên mặt trận ?
a. Trái phép, cậy thế, hủ hoá
b. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
c. Tham ô, lãng phí, quan liêu
d. Đặc quyền, đặc lợi
Câu 99: Chọn đáp án trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nhà nước của dân là:
a. Nhà nước do nhân dân tổ chức nên.
b. Dân là chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
c. Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân.
d. Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.
Câu 100: Chọn đáp án trả lời đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhà nước Việt Nam...
a. Mang bản chất giai cấp công nhân.
b. Có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc.
c. Có sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và
tính dân tộc.
d. Mang tính dân tộc.
Câu 101: Chọn một đáp án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau
của Hồ Chí Minh: "Chống và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần
kíp như việc đánh giặc trên mặt trận".
a. Phá hoại của công
b. Tham ô, lãng phí
c. Vi phạm kỷ luật
d. Lãng phí
Câu 101: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"
Những câu trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
a. Bài phát biểu tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, năm 1946
b. Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà
c. Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng.
d. Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ.
Câu 102: Theo Hồ Chí Minh, vai trò của đạo đức được xác định là:
a. Nền tảng của người cách mạng
b. Chỗ dựa của người cách mạng
c. Vũ khí của người cách mạng
d. Hành trang của người cách mạng
Câu 103: Để xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và chống lại những
cái vô đạo đức có kết quả, theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải:
a. Tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi
b. Động viên từng cá nhân thực hiện
c. Bắt buộc từng cá nhân thực hiện
d. Chống chủ nghĩa cá nhân
Câu 104: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của văn hoá giáo dục là:
a. Nâng cao dân trí
b. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
c. Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh
d. Thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục
Câu 105: Nội dung giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải bao gồm:
a. Văn hoá
b. Chính trị
c. Khoa học - kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ
d. Toàn diện
Câu 106: Theo Hồ Chí Minh, việc học phải được tiến hành như thế nào?
a. Học ở mọi lúc, mọi nơi, suốt đời
b. Học ở mọi người
c. Tự học, tự đào tạo và đào tạo lại
d. Cả a, b, c
Câu 107: Ý nghĩa của việc thực hiện phương châm của Hồ Chí Minh về giáo
dục: Học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động;
kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội là gì?.
a. Để có chất lượng và hiệu quả cao trong học tập.
b. Để tạo ra phong trào rộng rãi trong cả nước.
c. Tận dụng tất cả các điều kiện cho học tập.
d. Để mọi người đều có cơ hội học tập.
Câu 108: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà
phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô
hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa,
không giúp ích gì được ai”. Đoạn trích trên trong bài viết nào của Chủ tịch Hồ
Chí Minh?
a. Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các
lớp trung cấp của các tổng cục.
b. Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I.
c. Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng
d. Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá
Câu 109: Vấn đề xây dựng đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra
từ khi nào?
a. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
b. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
c. Trong cải tạo XHCN nền kinh tế miền Bắc.
d. Sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 110: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá hiện nay cần:
a. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
b. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
c. Chống văn hoá phản tiến bộ
d. Cả a, b, c
Câu 111: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách
mạng?
a. Tài năng
b. Phẩm chất chính trị
c. Đạo đức
d. Cả a, b, c
Câu 112: Các câu nói dưới đây, câu nói nào là của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công
việc chung của chúng ta.
b. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực
về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì
thiếu cán bộ.
c. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm
nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng
ngày càng phát triển càng thêm nhiều.
d. Cả a, b và c.
Câu 113: Chọn luận điểm đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển văn hoá và kinh tế
b. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn
hoá
c. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế
d. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển văn hoá
Câu 114: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống trong câu nói sau của Hồ
Chí Minh:
“Một dân tộc dốt là một dân tộc ”
a. Chậm phát triển
b. Lạc hậu
c. Yếu
d. Không thể trở thành phú cường
Câu 115: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống () trong nhận định sau
của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“ là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình,
không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ
gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng,
kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách
mạng”.
a. Chủ nghĩa cá nhân
b. Tham ô, lãng phí
c. Bệnh quan liêu
d. Bệnh cận thị.
Câu 116: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đời sống văn hoá mới không bao gồm
mặt nào dưới đây?
a. Đạo đức mới
b. Lối sống mới
c. Nếp sống mới
d. Cách sống mới
Câu 117: Tác phẩm đầu tiên của Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng
là tác phẩm nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b. Đường cách mệnh (1927)
c. Thường thức chính trị (1953)
d. Đạo đức cách mạng (1955)
Câu 118: Hồ Chí Minh đề cập đạo đức trong những quan hệ nào của mỗi
người?
a. Đối với mình
b. Đối với người
c. Đối với việc
d. Cả a, b, c
Câu 119: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công tác lưu thông phân phối,
có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ, đó là hai điều nào dưới đây, chọn đáp
án đúng nhất?
a. Không sợ ít, chỉ sợ không công bằng; không sợ khổ, chỉ sợ lòng dân không
yên.
b. Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng
dân không yên.
c. Không sợ ít, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân
không yên.
d. Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ khổ, chỉ sợ lòng dân
không yên.
Câu 120: Đoạn thơ sau của Chế Lan Viên:
“Bác reo một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
Miêu tả tâm trạng của Bác khi Người đọc tài liệu nào và vào thời gian nào?
a. Đường Kách Mệnh (1919)
b. Sơ thảo đề cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920)
c. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1920)
d. Bản án chế độ thực dân (1921)
Câu 121: Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh năm 2019 là gì?
a. Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời
sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
b. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây
dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên;
c. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về
phòng,chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ.
d. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần
trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm.
Câu 122: Tác phẩm Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào
thời gian nào?
a. 12/1958; b. 11/1958; c. 10/1958; d. 9/1958.
Câu 123 Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào thời gian nào?
a. 01/1969; b. 02/1969; c. 3/1969; d. 4/1969.
Câu 124: Bác Hồ viết bài báo Dân vận vào thời gian nào?
a. Năm 1948; b. Năm 1949; c. Năm 1950; d. Năm 1951.
Câu 125: Chọn đáp án trả lời đúng nhất: Việc tu dưỡng đạo đức ở mỗi người
phải được thực hiện trong:
a. Mọi hoạt động thực tiễn
b. Mọi mối quan hệ xã hội
c. Mọi hoạt động thực tiễn, mọi mối quan hệ xã hội
d. Trong đời tư và đời công.
Câu 126: Phương hướng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp đổi mới là:
a. Nắm vững quan điểm thực tiễn
b. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Giải quyết đúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra
d. Cả a, b, c.
Câu 127: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm những phong cách nào?
a. Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại.
b. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.
c. Phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.
d. Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu 128: Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi: Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được thể hiện qua:
a. Phong cách dân chủ, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
b. Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thể, thường xuyên
c. Phong cách quần chúng, luôn luôn gần dân, tin dân, trọng dân, dựa vào dân,
gắn bó với nhân dân và phong cách nêu gương.
d. Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu 129: Phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua
phong cách nào dưới đây?
a. Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn gọn, cô đọng,
hàm súc, trong sáng, có lượng thông tin cao.
b. Sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh,
sự ví von, so sánh cụ thể; diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng.
c. Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây.
d. Cả a và b.
Câu 130: Phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua
những phong cách nào dưới đây?
a. Hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây.
b. Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; chân tình, nồng hậu, tự nhiên.
c. Linh hoạt, chủ động, biến hóa; vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách.
d. Cả b và c.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_hoi_hoi_thi_tim_hieu_ve_tu_tuong_dao_duc_phong_cach_ho_c.pdf