Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ

Bài viết của chúng tôi hướng đến Câu điều kiện tiếng Anh và vấn đề giảng dạy nội dung

này trong mối tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt nhằm đưa ra những khái quát bước

đầu về vấn đề thú vị này. Trong giảng dạy tiếng Anh, việt so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ

(tiếng Việt) đã được lưu ý đến từ khá sớm, vì thế chúng tôi nhấn mạnh việc đối sánh hai

ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy mẫu câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ.

Từ góc độ tiếng Anh, bài viết trình bày những kết quả khảo sát, phân tích và luận chứng

các dạng câu điều kiện đang tồn tại lẫn hai dạng đề xuất, sau đó phân nhóm với các giá trị

ổn định. Bên cạnh đó, mối quan hệ nội tại giữa ba dạng chính của câu điều kiện cũng được

chỉ ra. Từ góc độ tiếng Việt, chúng tôi giới thiệu bảng phân loại và các nhận định về 14

cấu trúc câu điều kiện tiếng Việt, đây là một tham chiếu quan trọng khi giảng dạy câu điều

kiện tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các lưu ý và đề xuất về hệ thống hóa cấu

trúc câu điều kiện tiếng Anh, phát triển các dạng câu điều kiện kết hợp, giải quyết vấn đề

số lượng câu điều kiện , so sánh hệ thống liên từ điều kiện nhằm hiệu quả hóa quá trình

giảng dạy câu điều kiện tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ.

pdf20 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện cho sinh viên không chuyên ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
get here before Friday. [5:337] 3-2 If you hadn’t woken me up in the middle of night, I wouldn’t feel so tired now. [5:338] Chúng tôi thiết nghĩ có thể mix được tất cả các dạng (trừ dạng 0/4 vì bản chất đồng thì của chúng), như vậy với 03 dạng được ghép đôi với nhau, về lý thuyết có thể thu được 06 dạng phân biệt. Vấn đề là khi tổ hợp xảy ra có những dạng rất khó xuất hiện vì lớp ý nghĩa không thông dụng hay có phần khiên cưỡng (dạng 1-2 và 2-1). Tuy vậy vấn đề nằm ở chỗ nếu có thể tạo ra một ngữ cảnh trong đó các dạng mix có ý nghĩa thì đây chính là luận chứng cho các dạng mix chưa xuất hiện. Rõ ràng các ví dụ về kết hợp dạng 1 và 2 ở phần 1 của chúng tôi cần được giải trình thêm. a)1-2: If human being’s ancestor is monkey (based on the Darwin’s theory of evolution), everyone could move from trees to trees easily. Tổ tiên của con người là động vật linh trưởng, khỉ là đại diện, nói một cách trừu tượng hoá khôm kém phần nôm na thì mệnh đề Tổ tiên của loài người là khỉ có giá trị chân lý theo tinh thần thuyết Tiến hoá Darwin, vì vậy dạng Open (1) là phù hợp. Một lẽ đơn giản là khỉ có thể chuyền cành vì thế theo mệnh đề trên mọi người đều có thể chuyền cành dễ dàng; điều này là không thực tế, hẳn phải thuộc dạng 2. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 185 Bên cạnh đó chúng tôi cũng có thể dùng ví dụ: If she is in the lobby, the plan arrived early [Dancygier 1982:62]- chuyển dẫn từ Nguyễn Khánh Hà [3:5] để luận chứng. Thực chất mệnh đề if ở dạng 2 chính là nhằm thể hiện sự mong muốn và tiếc nuối của người nói về cảnh huống giả định này. b)2-1: If I were the President of China, China will become the most powerful country. Tôi ở đây là người viết, có thể mở rộng ra đến tất cả các đối tượng người Việt Nam hoặc bất kỳ dân tộc nào ngoại trừ Trung Quốc; nếu tôi là chủ tịch nước Trung Hoa- đây là một giả định không thật thuộc dạng 2. Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số một thế giới- chuyện này đúng là không thực trong hiện tại nhưng hoàn toàn là có khả năng trong tương lai, nhất thiết phải chia ở dạng 1. Thứ ba, như một sự tổng hợp, chúng tôi muốn đề cập đến câu hỏi thông dụng mà nhiều sinh viên đã đặt ra: “Tóm lại, có bao nhiêu kiểu câu điều kiện?”. Ban đầu là 04 dạng cơ bản bổ sung thêm 04 dạng kết hợp của các tác giả và 02 dạng kết hợp chúng tôi vừa luận giải thì thu được 10 đơn vị. Tuy nhiên, nếu phân biệt rạch ròi về ý nghĩa của từng mẫu khảo sát thì số lượng này còn phát triển lên rất nhiều. Lấy ví dụ trường hợp hợp động từ Tobe trong loại số 2. Bởi động từ tobe là động từ duy nhất trong tiếng Anh có dạng quá khứ đơn giả định (subiunctive past simple tense) khác với dạng quá khứ đơn trình bày (indicative past simple tense) [4:34]. Điều này ảnh hưởng đến nghĩa của mệnh đề If theo sơ đồ khái quát sau: Dạng Ví dụ Ý nghĩa Indicative If clause If I/he was there yesterday Người nói không biết, không chắc điều này Subjunctive If clause If I/he were there now Người nói biết điều này là trái với thực tại ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 186 Sự phân biệt này sẽ làm cho khi xuất hiện mệnh đề if loại 2 sử dụng động từ Tobe sẽ đồng thời mang theo hai khả năng; cộng dạng cơ bản và hai dạng mix phù hợp thì sẽ có thêm 3 nghĩa mới,.. Cứ như vậy mỗi ý nghĩa về tính thực hữu và thời gian ở loại 1 và 2 hoặc kết hợp mệnh đề chính ở dạng Imperative (yêu cầu) với các dạng khác, sẽ làm xuất hiện những ý nghĩa phát sinh tuần tự. Tuy việc con số cuối cùng của việc khảo sát này là hoàn toàn có thể nhưng thiết nghĩ không dẫn đến đặc điểm khu biệt lớn. Vì vậy, chúng tôi tạm thời có thể khẳng định có 10 dạng câu điều kiện trong tiếng Anh. Thứ tư, cần lưu ý đến hệ thống liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt. Như chúng tôi từng đề cập, việc đối sánh hai ngôn ngữ là điều kiện để sinh viên tiếp thu tốt hơn câu điều kiện tiếng Anh. Tuy nhiên do bản chất ngôn ngữ, tiếng Anh sử dụng dạng động từ để thể hiện sự khác biệt về nghĩa câu điều kiện trong khi tiếng Việt chủ yếu phân lập câu điều kiện trên phương diện từ vựng chứ không ở thể động từ. Vì thế nếu cần so sánh thì hệ thống liên từ điều kiện của tiếng Anh và tiếng Việt chính là điểm khả dĩ và hứa hẹn. Đứng từ góc độ tiếng Anh, chúng tôi lập bảng đối chiếu như trong Bảng 2.3.3. Thông qua bảng khảo sát có thể nhận thấy những điểm tương đồng lẫn dị biệt giữa câu điều kiện tiếng Anh và câu điều kiện tiếng Việt. Trước hết, về mặt tương đồng, có thể thấy các liên từ chỉ điều kiện trong hai ngôn ngữ về đại thể khá tương đồng. Những ý nghĩa điều kiện, giả định được chuyển tải gần như song song giữa hai ngôn ngữ. Như vậy việc học câu điều kiện tiếng Anh không thể dừng lại ở dạng phổ biến nhất là If mà phải mở rộng ra các dạng thức khác, không phải trong thế cô lập kiểu dịch nghĩa tiếng Việt như hiện nay, mà cần theo hướng đối sánh với ngôn ngữ tiếng Việt để thấy được điểm tương đồng về tư duy. Đó chính là môi trường và tâm thế thuận lợi để học viên tiếp cận câu điều kiện tiếng Anh. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 187 Bảng 2.3.3. Đối sánh liên từ điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt Liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Anh Liên từ chỉ điều kiện trong tiếng Việt 1 If (and) Nếu ........... thì Giả sử......... thì Hễ ...............thì Giá mà ........thì 2 Even if Whether or. Ngay cả khi. thì Bất kể là hay ... thì 3 Unless (if not) (=otherwise/ or) Trừ phi ........thì 4 But for Nếu trừ (cái gì) thì 5 Providing / provided (that) As long as/ so long as Only if/ if.... only (=not unless) On condition that Miễn là Miễn là..... thì Giá như Với điều kiện là 6 In case of In the event that In that case Trong trường hợp là 7 Assuming that Given that Cứ cho là 8 Suppose / supposing (that) What if Giả sử là Giả định (rằng) 9 When/ whenever Khi mà 10 With Với thì Từ góc độ tiếng Việt, các cấu trúc nhỡ- 6, nhược bằng- 8, bao nhiêu bấy nhiêu- 13 dường như không tìm được biểu hiện tương hợp nhất trong tiếng Anh. Nhóm Trừ khi và bằng không/kẻo (tức nhóm 10 và 11) trong tiếng Việt qua tiếng Anh chỉ còn Unless. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 188 Với Unless cần lưu ý rằng bản thân liên từ này đã mang nghĩa phủ định, đây là ý nghĩa rất cơ bản nhưng thực tế cho thấy rằng khá nhiều sinh viên đã sử dụng mẫu unless không chính xác theo kiểu: Unless you refund my money, I shall not take legal action. Điều này có thể lý giải từ ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ đến tiếp nhận ngoại ngữ đích. Tiếng Việt có khuynh hướng phát triển ngôn ngữ thành đôi theo mô hình so hành, đối xứng một cách hài hoà, nhịp điệu nghiêng về khuynh hướng thẩm âm (đặc trưng của một ngôn ngữ có hệ thống thanh điệu). Hiện tượng -iếc hoá trong ngữ âm, từ láy trong từ vựng, và song song các dấu hiệu ngữ pháp là minh chứng rõ nhất. Tiếng Anh phát triển theo mô hình ngữ pháp chặt chẽ hình thành nhiều cấu trúc có sự tham gia của các đơn vị ngữ pháp, ví dụ như cấu trúc Although/ though mở ra một mệnh đề, mệnh đề còn lại xuất hiện độc lập và được phân xuất bằng dấu [,] (comma), khi đó một sinh viên Việt Nam khi dùng sẽ dễ viết câu: Although, but do ảnh hưởng cấu trúc song đối Tuynhưng trong tiếng Việt. Ví dụ trên kh dịch ra tiếng Việt sẽ là: Trừ phi anh trả tiền cho tôi, nếu không tôi sẽ đưa chuyện này ra pháp luật. Chúng ta nhận ra kiểu song hành của Trừ phi nếu không; chính ngữ nếu không phát sinh mang nét nghĩa phủ định đã ảnh hưởng và làm xuất hiệ thêm một nghĩa phủ định hoá giả nghĩa phủ định trong Unless, kết quả là câu trên dịch sang tiếng Việt thì có lý nhưng trong tiếng Anh thì vô nghĩa. Ý thức được ảnh hưởng từ tiếng Việt sẽ giúp cho sinh viên tránh được lỗi sai về logic khá phổ biến này. Giải pháp chúng tôi đề xuất là hoặc cẩn trọng suy xét hoặc đặt unless vào giữa câu (thực tế chứng minh là giải pháp thứ hai tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên). 3. Kết Luận- Câu Điều Kiện, Một Phương Thức Tiếp Cận và Giảng Dạy Thông qua đề tài Câu điều kiện Anh ngữ và việc giảng dạy câu điều kiện với đối tượng là sinh viên không chuyên ngữ chúng tôi đã thể hiện những suy nghĩ bước đầu về cách thức tiếp cận từ đó quyết định phương pháp giảng dạy vấn đề này. Có thể thấy ngôn ngữ học tri nhận đã cung cấp một thông lộ tuận tiện cho việc khái quát và cấu trúc các phạm trù ngữ pháp nói chung và câu điều kiện nói riêng. Theo đó câu điều kiện tiếng Anh và tiếng Việt được đối sánh thông qua những nguyên lý ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 189 chung, cấu trúc ngữ pháp, phương tiện từ vựng với mục đích ưu hoá tiến trình giới thiệu điểm ngữ pháp thú vị này. Từ lý thuyết, chúng tôi đã triển khai trên cơ sở thực tế giảng dạy những điểm lưu ý về cách nắm kiến thức theo hai chiều sâu và rộng để sinh viên sử dụng câu điều kiện tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên nhất có thể. Hạt nhân cơ bản nhất ở đây là ý tưởng trình bày câu điều kiện tiếng Anh không phải như một điểm bất khả giải (arbitrary- võ đoán) mà là khả giải trong sự tương hợp với đối tượng là sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh. Tác giả ThS. Nguyễn Thành Trung chuyên ngành Văn học nước ngoài; là giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh; phụ trách giảng dạy các môn Anh ngữ, Văn học phương Tây, Văn học Mỹ Latin. Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: Văn hóa, ngôn ngữ và văn học Anh Mỹ Email: thanhtrungdhsp@yahoo.com; trungnt@hcmup.edu.com Tài liệu tham khảo 1. Võ Thị Kim Anh, Chức năng ngữ dụng của câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt, tạp chí Khoa học và Công nghệ, đại học Đà Nẵng, số 05 (40).2010 2. Betty Schrampfer Azar (1998), Understanding and Using English Grammar, 3rd edition, Pearson ESL. 3. Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, NXB KHXH HN, Hà Nội. 4. Đặng Thị Hưởng (1998), Practical English Grammar, College of Social Sciences and Humanities, Department of English. 5. John Eastwood (1997), Oxford Guide to English Grammar, Oxford University Press 6. B.D Graver (1986), Advanced English Practice, 3rd edition, Oxford University Press, Hongkong. ThS. Nguyễn Thành Trung Câu Điều Kiện Anh ngữ 190 7. Raymond Murphy (1994), English Grammar in Use, 2nd edition, Cambridge University Press. 8. Palmer, F, R. (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press, Cambridge. 9. A.J.Thomson, A.V.Martinet (1986), A Practical English Grammar, 4th edition, Oxford University Press, USA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_dieu_kien_anh_ngu_va_viec_giang_day_cau_dieu_kien_cho_si.pdf