Cắt tầng sinh môn khi sinh

Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận

ít được biết đến nhưng rất quan trọng trong lúc sinh đẻ và

nhạy cảm trong quan hệ tình dục.

Vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biết

đến (google image)

Thai phụ khi sinh, những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong

âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai

nhi dễ ra khỏi tử cung, thông qua âm đạo. Nhưng trên thực

tế, khi đầu thai chuẩn bị ra ngoài, nếu không có sự giúp đỡ

của bác sĩ trợ sản bảo vệ tầng sinh môn thì thai phụ rất dễ

bị rách tầng sinh môn khi sinh.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cắt tầng sinh môn khi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cắt tầng sinh môn khi sinh Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biết đến nhưng rất quan trọng trong lúc sinh đẻ và nhạy cảm trong quan hệ tình dục. Vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biết đến (google image) Thai phụ khi sinh, những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai nhi dễ ra khỏi tử cung, thông qua âm đạo. Nhưng trên thực tế, khi đầu thai chuẩn bị ra ngoài, nếu không có sự giúp đỡ của bác sĩ trợ sản bảo vệ tầng sinh môn thì thai phụ rất dễ bị rách tầng sinh môn khi sinh. Vì sao phải cắt tầng sinh môn? Về thẩm mỹ: Trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn không đủ giãn để bé chui ra thì sẽ bị rách. Vết rách sẽ ngoằn ngoèo và rất xấu so với vết cắt can thiệp là 1 đường thẳng. Vết rách dù được khâu kỹ vẫn có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ và lần sinh sau có thể bị rách nứt ngay vết sẹo cũ. Về sức khỏe: Vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó, tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như bình thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Thời điểm cắt là lúc sản phụ đang có cơn gò tử cung, tức là đang đau rặn, nên cái đau do vết cắt sẽ bị lấp đi trong cái đau của cơn gò. Thực chất, cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ chứ không phải làm cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ đỡ đẻ dễ hơn như vài sản phụ lầm tưởng. Những trường hợp nào cần cắt tầng sinh môn? - Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù… có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng. - Thai nhi khá lớn, vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn. - Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kì mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai… Để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ, khi đầu của thai nhi hạ đến tầng sinh môn nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn. - Miệng tử cung đã mở hết, đầu thai khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi không đều, có những biến đổi khác thường, nước ối có tình trạng vẩn đục hoặc có phân của thai nhi. Cắt tầng sinh môn không phải là triệt để, nhưng tốt hơn là để bị rách tầng sinh môn Phẫu thuật cắt tầng sinh môn là một vết thương thực thụ, dễ khâu và có thể liền sẹo trong vòng 5 - 7 ngày. Trong khi đó, nếu bạn để tầng sinh môn bị rách, các vết rách sẽ theo hình răng cưa và có thể sẽ rách rất rộng, chạm đến cơ thắt của hậu môn. Cắt tầng sinh môn như thế nào? Khi cái đầu của bé lấp ló ở âm đạo và âm đạo căng giãn tới mức tối đa, bạn sẽ được gây tê tại chỗ ở vùng sàn khung chậu. Khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên. Có những trường hợp không đủ thời gian để chích thuốc tê, nhưng bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên. Sau đó, sẽ mất một ít thời gian để bạn được khâu lại các lớp da và cơ bắp (hoặc âm hộ nếu bị rách). Lúc này, có thể bạn sẽ cần thuốc tê nếu thấy đau. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon (cắt chỉ sau 5 - 7 ngày). Việc tháo chỉ sẽ không gây đau cho bạn. Chú ý giữ vệ sinh sau khi cắt tấng sinh môn Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phía sau gần hậu môn nên có rất nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sinh, nếu màng thai vỡ sớm, quá trình sinh kéo dài và tầng sinh môn bị viêm, phù… sẽ làm cho việc lành miệng vết mổ ở tầng sinh môn chậm chạp. Do đó, sau khi mổ cắt tầng sinh môn, phải duy trì vệ sinh tại chỗ, mỗi lần sau khi đi vệ sinh xong nên dùng nước rửa ngay để tránh nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể tự rửa bằng nước đun sôi với xà phòng thơm hoặc xà phòng trung tính rồi lau khô hằng ngày. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô nhanh vết khâu. Cần lưu ý là bạn nên mặc đồ lót thoáng. Những tác hại có thật của việc cắt tầng sinh môn - Cắt tầng sinh môn gây mất máu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với một ca mổ chỉ định. - Vết cắt tầng sinh môn đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên. - Sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ. - Gây rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ. - Sản phụ đã qua cắt tầng sinh môn sẽ bị đau đớn, khó khăn khi giao hợp cho tới ít nhất 3 tháng sau sinh. - Đau đớn kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ và việc cho con bú sau này. Tránh cắt tầng sinh môn như thế nào? Một số bệnh viện thường dùng thủ thuật này, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về nguyện vọng tránh cắt tầng sinh môn nếu có thể. Để tránh khỏi phải qua những thủ thuật này hoặc bị rách âm hộ, bạn hãy: - Sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm ngửa. Các tư thế như ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn. - Học cách thư giãn các cơ sản khung chậu: Thả lỏng cơ đáy chậu, cách phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách hít thở khi có các cơn gò tử cung. Những bài tập này rất đơn giản và bạn có thể tự tập tại nhà nhưng tốt nhất bạn nên đăng ký theo học một lớp tiền sản một vài tháng trước khi sinh. Theo Mangthai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf85_7471.pdf
Tài liệu liên quan