Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ (SHTT) Thế giới (World Intellectual
Property Organization - WIPO), tài sản trí tuệ (Intellectual Property) là
khái niệm được dùng để chỉ những sáng tạo trí tuệ của con người như
sáng chế, tác phẩm văn học và nghệ thuật, các biểu tượng, tên, hình ảnh
và kiểu dáng công nghiệp được sử dụng trong thương mại [1].
Điều 2. viii Công ước Stockholm thành lập WIPO (14.7.1967)
định nghĩa: “Quyền SHTT bao gồm các quyền đối với các tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học; các quyền liên quan đến hoạt động của
các nghệ sĩ biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, chương trình phát sóng;
quyền đối với sáng chế ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người,
phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu và nhãn hiệu
dịch vụ; tên thương mại; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công
nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật”[2].
18 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cấp phép sử dụng tài nguyên giáo dục mở - Tiếp cận từ pháp luật về quyền tác giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/doanh nghiệp nước ngoài đã dễ dàng sử
dụng sáng chế của Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp vì mục đích thương
mại. Chủ đề này khá thú vị, nhưng lại không thuộc nội dung cần phân
tích của bài tham luận này, tác giả xin phép được đề cập tại diễn đàn khác.
Bộ giấy phép quyền sử dụng OER theo quy định của WIPO (2016)
bao gồm 6 dạng, từng giấy phép có các điều kiện khác nhau theo hướng
giảm dần quyền từ dạng 1 đến dạng 6, cụ thể như sau:
6.1. Giấy phép Creative Commons/Attribution 3.0 IGO
Giấy phép này cho phép người sử dụng OER quyền sao chép, phân
phối, chỉnh sửa, dịch các ấn phẩm OER, kể cả sử dụng OER với mục
đích thương mại, với điều kiện tôn trọng quyền đặt tên và quyền đứng
tên của tác giả tác phẩm gốc.
Trong mục này có thể cho phép quyền dịch theo quy định tại Điều
20.1.a Luật SHTT (quyền dịch là một trong những quyền cho phép làm
tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm),
tuy nhiên Attribution 3.0 IGO chỉ cho phép dịch vì mục đích phi thương
mại/mục đích nghiên cứu.
Việc chỉnh sửa tác phẩm không áp dụng đối với các tác phẩm là kết
quả nghiên cứu cơ bản, mà chỉ có thể áp dụng đối với tác phẩm khoa
học là kết quả nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên,
kỹ thuật và công nghệ. Như đã biết người sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học không được phép sửa chữa tác phẩm theo quy
định tại Điều 19.4 Luật SHTT, nhưng người sử dụng sáng chế/tác phẩm
chuyển tải nội dung sáng chế (ví dụ bản mô tả sáng chế) lại có quyền cải
tiến/chỉnh sửa sáng chế, vì pháp luật không quy định tác giả sáng chế có
quyền bảo vệ sự toàn vẹn của sáng chế.
251PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
6.2. Giấy phép Creative Commons/Attribution-ShareAlike 3.0 IGO
Giấy phép này cho phép người sử dụng OER quyền sao chép, phân
phối, chỉnh sửa, dịch các ấn phẩm OER, kể cả sử dụng OER với mục
đích thương mại, với điều kiện tôn trọng quyền đặt tên và quyền đứng
tên của tác giả tác phẩm gốc. Điểm khác biệt so với giấy phép được
nêu tại trường hợp Attribution 3.0 IGO là người sử dụng OER có quyền
phân phối lại (re-distribution) tác phẩm.
Các chi tiết “chỉnh sửa, dịch” cần lưu ý như giấy phép Attribution
3.0 IGO đã nêu.
6.3. Giấy phép Creative Commons/Attribution-NonCommercial 3.0 IGO
Giấy phép này cho phép người sử dụng OER quyền sao chép, phân
phối, chỉnh sửa, dịch các ấn phẩm OER, với điều kiện tôn trọng quyền
đặt tên và quyền đứng tên của tác giả tác phẩm gốc.
Đối với việc thực hiện các hành vi khác: phải được sự cho phép
bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm.
Các chi tiết “chỉnh sửa, dịch” cần lưu ý như giấy phép Attribution
3.0 IGO đã nêu.
6.4. Giấy phép Creative Commons/Attribution-NoDerivs 3.0 IGO
Giấy phép này cho phép người sử dụng OER quyền sao chép, phân
phối các ấn phẩm OER, kể cả sử dụng OER với mục đích thương mại
(không bao gồm quyền dịch vì mục đích thương mại), với điều kiện tôn
trọng quyền đặt tên và quyền đứng tên của tác giả tác phẩm gốc.
Đối với việc thực hiện các hành vi khác: phải được sự cho phép
bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm.
6.5. Giấy phép Creative Commons/Attribution-NonCommercial-ShareAlike 3.0 IGO
Giấy phép này cho phép người sử dụng OER quyền sao chép, chỉnh
sửa, dịch các ấn phẩm OER, với điều kiện tôn trọng quyền đặt tên và
quyền đứng tên của tác giả tác phẩm gốc.
Đối với việc thực hiện các hành vi khác: phải được sự cho phép
bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm.
252 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Các chi tiết “chỉnh sửa, dịch” cần lưu ý như giấy phép Attribution
3.0 IGO đã nêu.
6.6. Giấy phép Creative Commons/Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 IGO
Dạng giấy phép này được xem là hạn chế nhất. Người sử dụng
OER chỉ được phép sao chép các ấn phẩm của OER, với điều kiện tôn
trọng quyền đặt tên và quyền đứng tên của tác giả tác phẩm gốc.
Đối với việc thực hiện các hành vi khác: phải được sự cho phép
bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm.
7. KẾT LUẬN
Mặc dù có những rào cản trong quy định của pháp luật về quyền
tác giả đã tác động đến việc cấp phép sử dụng OER, bài tham luận đã
đề xuất việc áp dụng Bộ giấy phép quyền sử dụng OER theo quy định
của WIPO (2016) trong một “đường biên” rất hẹp như đã nêu.
Để xây dựng OER, có nhiều việc phải làm, như theo quy định của
CPTPP trong thời hạn 3 năm (kể từ ngày 14/01/2019), các cơ quan hữu
quan cần chuẩn bị các điều kiện (đặc biệt là chuẩn bị cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số) và ban hành
các quy định về quyền tác giả để Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO
về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty - WCT), Hiệp ước WIPO về
biểu diễn và bản ghi âm (WIPO Performances and Phonograms Treaty
- WPPT), chỉnh sửa quy định tại Điều 22.2 Nghị định số 22/2018/NĐ-
CP: Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới
công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Quy định này được ban hành
năm 2006, trong thực tế rất khó thực thi, nhưng vẫn được khẳng định lại
bằng cách “tái quy định” vào năm 2018.
Để kết thúc bài viết này, có lẽ nên nhắc lại trường hợp Bangladesh
xây dựng OER, như đã biết Bangladesh là một quốc gia nghèo, nhưng
Bangladesh lại là quốc gia đầu tiên trên thế giới số hóa bộ sách giáo
khoa phổ thông hoàn chỉnh trên OER ngay từ năm 2011.
253PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
BẢNG CHÚ GIẢI
[1] WIPO (1992), What is Intellectual Property? WIPO Publication No.
450(E). ISBN 978-92-805-1555-0.
[2] Article 2.viii (Convention Establishing the World Intellectual Property
Organization) definitions: “intellectual property” shall include the
rights relating to: literary, artistic and scientific works; performances
of performing artists, phonograms, and broadcasts; inventions in all
fields of human endeavor; scientific discoveries; industrial designs;
trademarks, service marks, and commercial names and designations;
protection against unfair competition; and all other rights resulting from
intellectual activity in the industrial, scientific, literary or artistic fields.
[3] Cục SHTT (2010), Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành
kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng
Cục Sở hữu trí tuệ), Điều 5.8.2.5.
[4] Trần Văn Hải (2017), Bảo hộ quyền tác giả trong việc xây dựng “tài
nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 4/2017.
[5] “Courseware” là một thuật ngữ dùng để chỉ giáo trình, bài giảng môn học
và các tài liệu khác kèm theo môn học đó, do trường đại học công bố trên
website mở, trong đó có thể kèm theo hướng dẫn và cũng có thể ở dạng
thô (không kèm theo hướng dẫn), với mục đích dành cho những người tự
học và những khác tham khảo, không có phần hỗ trợ hoặc tham gia của
giảng viên môn học đó.
[6] Butcher N. and Moore A. (2015), Understanding Open Educational
Resources, Commonwealth of Learning, British Columbia Canada,
ISBN 978-1-894975-72-8.
[7] Octavio Kulesz (2017), Culture in the Digital Environment: Assessing
impact in Latin America and Spain. Published in 2017 by the United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.
[8]
Ngày truy cập: 08/9/2019.
[9]
article&id=14829:2017-06-16-10-19-32&catid=726:s-6&Itemid=825
Ngày truy cập: 08/9/2019.
254 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
[10] Ngày truy cập: 08/9/2019.
[11] không thể truy cập được bất kỳ thông tin nào tại
thời điểm 21h00 ngày 08/9/2019.
[12] không thể truy cập được bất
kỳ thông tin nào tại thời điểm 21h00 ngày 08/9/2019.
[13] Khi viết mục này, tác giả có tham khảo: Lê Trung Nghĩa (2015), Hệ thống
giấy phép và khía cạnh công nghệ của OER, và một số bài viết khác đăng
trên Phần mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam.
[14] Theo tài liệu của WIPO (cập nhật ngày 10/6/2019 từ
treaties/en), hiện có 102 nước/vùng lãnh thổ tham gia Hiệp ước WIPO
về quyền tác giả, Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm. Tại khu
vực ASEAN có 5 nước là Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore tham gia WCT và WPPT. Các nước thành viên
CPTPP: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mêxico,
New Zealand, Peru, Singapore đã tham gia WCT và WPPT, như vậy chỉ
còn duy nhất Việt Nam là thành viên CPTPP chưa tham gia WCT và
WPPT. Trong khi đó, Điều 18.7.2. CPTPP quy định: Mỗi Bên phải phê
chuẩn (ratify) hoặc tham gia (accede) WCT và WPPT trước thời điểm
Hiệp định này có hiệu lực đối với các Bên liên quan. Nhưng để Việt Nam
có sự chuẩn bị cho việc bảo hộ và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan
trong môi trường kỹ thuật số, Điều 18.83.4.f. CPTPP cho phép Việt Nam
sau 3 năm mới phải tham gia WCT và WPPT.
[15] WIPO (2016), Use of the Creative Commons IGO licenses, Under the
WIPO Open Access Policy.
[16] Priest Eric (2012), Copyright and the Harvard Open Access Mandate,
Northwestern Journal of Technology and Intellectual Property, Volume
10, Number 7 (October 2012)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Butcher N. and Moore A. (2015), Understanding Open Educational
Resources, Commonwealth of Learning, British Columbia Canada,
ISBN 978-1-894975-72-8.
2. Cục SHTT (2010), Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành
kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng
Cục Sở hữu trí tuệ).
255PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở
3. Trần Văn Hải (2017), “Bảo hộ quyền tác giả trong việc xây dựng “tài
nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 4/2017
4. Trần Văn Hải (2017), Những rào cản trong chính sách bảo hộ quyền tác
giả đối với truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, Tập 33, Số 3 (2017), trang 45-57
5. Trần Văn Hải (2019), “Khắc phục những hạn chế trong quy định về bảo
hộ quyền tác giả để xây dựng thư viện trong Cách mạng Công nghiệp
4.0”, Sách Thư viện thông minh 4.0, công nghệ - dữ liệu - con người, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 166-184
6. Trần Lê (2012), “Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Tin
học và Đời sống, số tháng 10/2012, trang 66-69
7. Lê Trung Nghĩa (2015), Hệ thống giấy phép và khía cạnh công nghệ của
OER, Phần mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam
8. Octavio Kulesz (2017), Culture in the Digital Environment: Assessing
impact in Latin America and Spain. Published in 2017 by the United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
9. Priest E. (2012), Copyright and the Harvard Open Access Mandate,
Northwestern Journal of Technology and Intellectual Property, Volume
10, Number 7 (October 2012)
10. WIPO (1992), What is Intellectual Property? WIPO Publication No.
450(E). ISBN 978-92-805-1555-0
11. WIPO (2016), Use of the Creative Commons IGO licenses, Under the
WIPO Open Access Policy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cap_phep_su_dung_tai_nguyen_giao_duc_mo_tiep_can_tu_phap_lua.pdf