Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.
Với chức nâng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cạnh tranh và người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘCÔNGTHƯƠNG
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.
Với chức nâng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.
'
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
Lãnh đạo Cục
Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh
Trung tâm Thông tin cạnh tranh
Văn phòng
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm Đào tạo điều tra viên
Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh
Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng
Ban Bảo vệ người tiêu dùng
BẢN TIN
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
của Cục Quản lý cạnh tranh
Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBT Cấp ngày 3/12/2008
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng
TỔNG BIÊN TẬP
BẠCH VĂN MỪNG
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
VŨ BÁ PHÚ
BIÊN TẬP VIÊN
LÊ PHÚ CƯỜNG, nguyễn thành hải,
PHAN CÔNG THÀNH, NGUYỄN VĂN THÀNH,
BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại PGS.TS. LÊ DANH VĨNH Thứ trưởng Bộ Công Thương
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN Đại học Kinh tế Quốc dân
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Viện Nhà nước và Pháp luật
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH Viện Nhà nước và Pháp luật
TS. HỒ TẤT THẮNG Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH Giảng viên, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Cộng tác viên ở nước ngoài
LÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật ĐH Monash, Australia DANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ
Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)
25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5009 Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả
Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi hạn chế cạnh tranh
Chống các hành vi phản cạnh tranh
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.
Fax: (04) 2220 5303
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Số 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: cncbulletiniamoit.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản
VŨ BÁ PHÚ
Phát hành tại
Công ty phát hành báo chí Trung ương
Thư Ban biên tập
Luật Cạnh tranh
VÀ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
"Bạn đã biết đến Luật Cạnh tranh chưa?" là 1 trong số những câu hỏi được đặt ra với các doanh nghiệp và hiệp hội trong một khảo sát về mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ biết là 53,4%; tỷ lệ chưa biết chiếm 44,8%. Con số này theo chúng tôi là phản ánh khá chính xác mức độ nhận biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Con số 53,4% biết về sự tồn tại của Luật Cạnh tranh "trên đời" về 1 khía cạnh nào đó cho thấy qua hơn 3 năm có hiệu lực thi hành, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đến được với doanh nghiệp và hiệp hội. Nguyên nhân có thể do: (1) doanh nghiệp và hiệp hội không quan tâm đến việc có tồn tại hay không tồn tại một đạo luật về cạnh tranh; (2) doanh nghiệp và hiệp hội không có điều kiện tiếp cận với Luật Cạnh tranh. Phân tích kết quả phỏng vấn chi tiết hơn cho thấy: trong số những doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh thì chủ yếu là do cán bộ của họ được giới thiệu trong nhà trường (chiếm đến 96,6%); kế đó là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (7,9%); tiếp theo là hình thức tư tìm hiểu (3,6%); tiếp theo nữa là thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàn doanh nghiệp (1,7%) và cuối cùng là thông qua hình thức tập huấn bởi cơ quan nhà nước (1,1%).
Thực tế trên bước đầu cho phép rút ra một nhận xét rằng số doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh vốn đã rất ít; trong số tỷ lệ ít ỏi đó họ chủ yếu biết qua con đường được học trong giảng đường đại học. Ở đây phải nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, phải chăng doanh nghiệp chưa quan tâm khi chưa có "va chạm lợi ích" cụ thể của họ? Và "văn hoá" sử dụng công cụ Luật cạnh tranh như là 1 phương tiện bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp còn chưa được hình thành?
Điều này càng được thể hiện qua những trao đổi rất "sơ khai" của doanh nghiệp và hiệp hội trong cuộc hội thảo "VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚc đay môi trường cạnh tranh lành MẠNH" do VCAD phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội ngày 03/3/2009. Đặc biệt, sự "lỗ mỗ" trong nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh còn được thể hiện trong những bình luận thiếu chính xác về những quy định và về những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trong những bài viết được đăng trên các phương tiện truyền thông sau đó.
Những bất cập từ thực tế trên đặt ra yêu cầu gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và cộng đồng trong thời gian tới dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, kiến thức về pháp luật cạnh tranh của cộng đồng xã hội được từng bước nâng lên để doanh nghiệp và hiệp hội một mặt tránh những vi phạm Luật do thiếu hiểu biết, mặt khác sử dụng Luật Cạnh tranh như một công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình.
Ban Biên tập
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhâm nâng cao chất
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn
BẢN TIN
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong số này
23
5
HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA
HOẠTĐỘNGTRONG KỲ
24
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
28
CHÚNG TÔI LÀ AI
17
29
HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI
22
30
TẢN MẠN
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG
10
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
15
21
HỎI ĐÁP
TRANG QUỐC TẾ
MỠ®®
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ
Hội thảo
"VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH"
N
gày 03 tháng 3 năm 2009, tại Hà Nội, VCAD phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (Japan Fair Trade Commision) đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội trong việc thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh".
Tham dự Hội thảo có Ông Vũ Bá Phú, đại diện Lãnh đạo VCAD, Ông Yasuhiro Toyo Đại diện của tổ chức JICA tại Việt Nam, Ông Katsumi Taka- hashi đại điện Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản và đông đảo đại diện đến từ các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp và các cán bộ của VCAD.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện của các Ban Điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, VCAD trình bày giới thiệu tổng quan về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, các văn bản hướng dẫn, các quy định liên quan đến hiệp hội và những hành vi của hiệp hội có thể dẫn đến vị phạm Luật Cạnh tranh cũng như vai trò của hiệp hội trong việc góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Ông Katsumi Takahashi, chuyên gia của Cục điều tra, Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản đã có bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan cạnh tranh và các hiệp hội, các doanh nghiệp và những khuyến nghị đối với Việt Nam.
Các đại biểu đã tham dự vào phiên thảo luận sôi nổi về các chủ đề được nêu ra tại hội thảo, đặc biệt là những vấn đề còn vướng mắc và trở ngại trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh nhìn từ cả góc độ các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, doanh nghiệp.
Đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử, Hiệp hội gốm sứ, Hiệp hội Dược,...đã chia sẽ những khó khăn trong quá trình hoạt động của hiệp hội mình trong bối cảnh
Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, một mặt các hiệp hội đã không còn được hỗ trợ từ Chính phủ, mặt khác, phải đối mặt với thách thức từ các công ty bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam cũng như giá các nguyên liệu trên thị trường thế giới biến động bất thường.
Qua những bài phát biểu, tham luận và thảo luận tại hội thảo; các hiệp hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng đã có được nhận thức rõ ràng hơn đối với các hoạt động của hiệp hội, tránh tình trạng vi phạm luật mà không biết mình đã vi phạm, đặc biệt là các hành vi thỏa thuận ấn định giá, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền,. Trong thời gian tới, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ là những hạt nhân phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm của mình từ hội thảo tới cộng đồng doanh nghiệp thuộc hiệp hội mình, góp phấn tạo ra môi trường cạnh tranh hiệu quả hơn tại Việt Nam.
CCID
Khóa đào tạo "Kỹ nâng điều tra vụ việc cạnh tranh- Kinh nghiệm của Nhật Bảnn
T
rong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa VCAD và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục đã phối hợp với Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) tổ chức khóa học cho các cán bộ của Cục từ ngày 04/3/2009 đến ngày 06/3/2009 tại Hà Nội.
Khóa học có sự tham dự của Ông Trần Anh Sơn- Phó Cục trưởng VCAD; Ông Katsumi Takahashi - điều tra viên cao cấp của JFTC; Ông Morio Ka- makura- Trưởng phòng kế hoạch của Ban nhân sự JFTC; Ông Daisuke Ya- mamoto- Phó Ban hợp tác JFTC; Bà Kumiko Tanaka- chuyên gia tư vấn thường trú tại VCAD; cùng các cán bộ của VCAD.
Khóa học đã tập trung đề cập tới các vấn đề như:
Kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh: quy trình điều tra, cách thức tiến hành, thu thập thông tin, rà soát chứng cứ và cách lập báo cáo điều tra.
Kỹ năng tiến hành nghiên cứu thị trường: tập trung vào cách thức thu thập thông tin cho quá trình điều tra.
Tìm hiểu về hệ thống đào tạo của JFTC: các loại hình tập huấn, phương pháp phát triển năng lực và xây dựng kế hoạch tập huấn.
Cũng trong khóa học, các học viên đã được tiếp cận với một số vụ việc điều tra cạnh tranh của Nhật Bản, trên cơ sở đó liên hệ với các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam và các vụ việc điều tra mà VCAD đã tiến hành, qua đó đưa ra cách thức xử lý phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Khóa học trong thời gian 03 ngày đã cung cấp cho các học viên những kiến thức và thông tin rất hữu ích cũng như các phương pháp nghiệp vụ cần thiết trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh. Những thông tin và kiến thức có được sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác điều tra do VCAD tiến hành trong thời gian tới.
CCID
VCAD thực hiện và công bố Báo cáo tập trung kinh tế nâm 2008
H
oạt động tập trung kinh tế trên thế giới ngày càng gia tăng cho thấy việc mua lại, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp vẫn là cách thức đầu tư hiệu quả nhất do tiết kiệm được nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư mới và quan trọng hơn là để thể rút ngắn thời gian thâm nhập một thị trường mới. Việt Nam không phải là một ngoại lệ của xu hướng này, số vụ M&A tăng nhanh về cả số lượng và quy mô trong thời gian gần đây. Thực trạng này phản sự cởi mở và sôi động của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, song nó cũng tiềm ẩ’n những yếu tố hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và mang đến nguy cơ giảm tính cạnh tranh của thị trường. Vì vậy, các hoạt động tập trung kinh tế cần được giám sát bởi cơ quan quản lý nhà nước và điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh. Nhận thức được yêu cầu cấp bách này, từ năm 2008, VCAD với chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh (trong đó có nhiệm vụ kiểm soát quá trình tập trung kinh tế), đã bắt tay vào thực hiện điều tra, đánh giá và xây dựng báo cáo tập trung kinh tế hàng năm nhằm cung cấp cho cộng đồng và các bên liên quan một bức tranh tổng thể và toàn diện về thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Với sự hỗ trợ của Cơ quan cạnh tranh Thụy Sỹ (COMCO), năm 2008 là năm đầu tiên VCAD thực hiện và công bố "Báo cáo tập trung kinh tế". Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau:
Rà soát hệ thống pháp luật về tập trung kinh tế;
Cấu trúc các ngành kinh tế quốc dân; mức độ tập trung kinh tế;
Nhận định xu hướng tập trung kinh tế trong thời gian tới đối với một số ngành, lĩnh vực;
Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Trên cơ sở những nội dung và khuyến nghị đã được đưa ra, Báo cáo là một trong những nguồn cơ sở dữ liệu đầu tiên về tập trung kinh tế của Việt Nam, cung cấp thông tin cho các các tổ chức kinh tế, gồm các tập đoàn kinh tế; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các quỹ đầu tư; công ty tư vấn; các tổ chức quốc tế, gồm các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cơ quan cạnh tranh các nước cùng với khối nghiên cứu kinh tế và luật pháp để các đơn vị này có thêm thông tin về thực trạng và môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động tập trung kinh tế, qua đó có thể định hướng và điều chỉnh các hoạt động có liên quan tới tập trung kinh tế cho phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tập trung kinh tế đó nói riêng và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng là cơ sở để VCAD tiếp tục triển khai công tác kiểm soát tập trung kinh tế một cách hiệu quả. Báo cáo cũng góp phần phục vụ cho công tác hoạch định chính sách cạnh tranh và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh.
Độc giả quan tâm tới nội dung chi tiết của Báo cáo Tập trung kinh tế 2008 có thể liên hệ với CCID hoặc truy cập vào website của VCAD để co thêm thông tin chi tiết. CCID
Các chuyên gia của VCAD
tham gia khảo sát và học tập kinh nghiệm
thực thi luật cạnh tranh tại Ủy ban cạnh tranh Italia
• • • • w •
T
ừ ngày 07/02 đến 13/02/2009, một số cán bộ của VCAD đã có chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ điều tra viên và làm việc với các cơ quan liên quan của Italia.
Theo chương trình, đoàn đã được ông Piero Barucci, Phó Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Italia tiếp xã giao. Phía Italia đã giới thiệu sơ bộ về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan cạnh tranh Italia. Theo đó, đây là một cơ quan độc lập được thành lập theo Luật số 287 ngày 10/10/1990. Ban lãnh đạo bao gồm Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch được do Thượng viện và Hạ viện bầu. Hiện nay cơ quan có 227 nhân viên, trụ sở ở thành phố Rome, một số trung tâm thuộc Ủy ban nằm tại các thành phố lớn như Venezia, Milan...
Tiếp đó, đoàn đã làm việc với Ban Tổ chức và điều phối nhân sự, đoàn công tác của VCAD đã được tham vấn với các Lãnh đạo và đại diện phụ trách các nội dung công việc khác nhau của Ban. Thông qua các bài thuyết trình và thảo luận, Ban Tổ chức và điều phối nhân sự đã cung cấp thông tin và lý giải cho đoàn công tác về các vấn đề: (1) So sánh, phân tích lịch sử tổ chức của Ủy ban cạnh tranh Italia qua các giai đoạn phát triển từ năm 1990 - 2008. Theo đó, khi mới thành lập, cơ quan cạnh tranh Italia chỉ là một Vụ (Vụ thương mại lành mạnh) thuộc Bộ Công nghiệp vào năm 1990 đến nay đã phát triển trở thành một cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội với 227 nhân viên; (2) Giải thích phương pháp tổ chức các phòng ban thuộc cơ quan cạnh tranh Italia để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Theo đó, cơ quan cạnh tranh Italia không chia các Ban theo nhóm hành vi (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, giám sát cạnh tranh) như mô hình của VCAD Việt Nam mà chia theo các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, cụ thể là: Ban ngân hàng và tài chính, ban năng lượng, ban truyền thông và mạng lưới, ban công nghiệp, ban viễn thông, ban giao thông, ban xây dựng. Các ban thuộc cơ quan cạnh tranh Italia đều phụ trách thực thi cả ba nhóm hành vi vi phạm bao gồm: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và giám sát sáp nhập, mua lại; (3) Phía Ban Tổ chức và điều phối nhân sự còn cung cấp thông tin cho đoàn công tác về phương pháp huy động, phân bổ nguồn nhân lực, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức của Cơ quan cạnh tranh Italia.
Trong Chương trình, đoàn cũng đã tìm hiểu về Trung tâm đào tạo điều tra viên của Ủy ban cạnh tranh Italia. Trung tâm này được thành lập từ năm 2000 với chức năng đào tạo mới và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên cạnh tranh trên cả nước. Trung tâm cũng mở các khóa đào tạo về cạnh tranh cho các đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này như khóa đào tạo hàng năm cho thẩm phán phụ trách giải quyết khiếu nại phúc thẩm vụ việc cạnh tranh, khóa đào tạo cho các luật sư tham gia tố tụng cạnh tranh, khóa đào tạo cho các giảng viên môn luật cạnh tranh tại các trường đại học lớn tại Italia. Ngoài ra, Trung tâm đào tạo điều tra viên còn tham gia các chương trình trao đổi chuyên gia với cơ quan cạnh tranh các nước trong khuôn khổ Mạng lưới các cơ quan cạnh tranh EU. Thông qua chương trình làm việc này, đoàn công tác của VCAD đã tìm hiểu được nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực cần đào tạo, kỹ năng đào tạo, phương pháp tổ chức các lớp tập huấn và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và đào tạo về quy trình phân tích hồ sơ sáp nhập.
Trong phiên trao đổi, học tập kinh nghiệp với Ban Pháp chế, các chuyên gia của Ban Pháp chế đã cùng trao đổi với đoàn công tác về các nhóm điều khoản quy định trong Luật Cạnh tranh, cụ thể như sau: (1) Quy định về xác định thị trường liên quan trong Luật Cạnh tranh: Có nên hoàn toàn dựa vào tính toán về xác định thị trường liên quan và thị phần trong phân tích hành vi vi phạm hay không;
Quy định về chương trình khoan dung: Vai trò của chương trình khoan dung trong việc giải quyết các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là các vụ việc thông đồng trong đấu thầu. Giới thiệu và phân tích chương trình khoan dung mẫu của Italia; (3) Quy định về ngưỡng thông báo và thủ tục tập trung kinh tế; (4) Mức phạt đối với hành vi vi phạm và việc phân bổ tiền phạt thu được. Các nội dung mà Ban Pháp chế chia sẻ với đoàn công tác hoàn toàn phù hợp những nhóm vấn đề mà VCAD đang nghiên cứu phương án xử lý.
Trong phiên làm việc với Ban phụ trách cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đoàn đại biểu của VCAD đã được nghe giới thiệu tóm tắt các tiếp cận 02 vụ việc lớn mà Ban đã giải quyết thành công từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với Cơ quan cạnh tranh của Việt Nam. Thông qua ví dụ về các vụ việc cạnh tranh này, đoàn công tác đã có những khái niệm về các công việc cần thiết khi tiến hành điều tra những vụ sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế quốc dân của bất cứ nền kinh tế nào.
Trong thời gian làm việc tại Italia, đoàn công tác đã đến làm việc với Văn phòng khu vực của Ủy ban cạnh tranh. Mục tiêu của buổi làm việc nhằm giúp đoàn có thêm thông tin và kiến thức về việc xây dựng và vận hành các văn phòng khu vực đặt tại các địa phương, cách thức tổ chức văn phòng khu vực và vai trò của văn phòng khu vực khi tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh.
Trước khi kết thúc chương trình công tác, đoàn đã có buổi làm việc với Ban Hợp tác quốc tế nhằm tổng kết lại các nội dung đã làm việc và bàn về phương hướng hợp tác trong tương lai giữa VCAD và Ủy ban cạnh tranh Italia. Theo đó, Cơ quan cạnh tranh Italia bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với VCAD trong việc đào tạo đội ngũ điều tra viên cạnh tranh. Phía Cơ quan cạnh tranh Italia đồng ý sẽ gửi thư cho Chương trình hợp tác của Italia để tìm kiếm và xây dựng phương án thực hiện hoạt động hợp tác.
(Xem tiếp trang 20)
VCAD-COMCO họp thường niên lần thứ I trong khung khổDựán "Nâng cao năng lực cho các cơquan cạnh tranh Viẹt Nam" của Chính phủ Thụy Sĩ
T
rong khuôn khổ Dự án "Nâng cao nâng lực cho các cơ quan cạnh tranh Việt Nam"do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ nhằm giúp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả tại Việt Nam, Cuộc họp thường niên lần thứ I của Dự án, và các hoạt động song hành bao gồm: buổi toạ đàm: "Các nhân tố thành công trong thực thi luật cạnh tranh" và Khoá đào tạo: "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông đồng trong đấu thâu" đã được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự Cuộc họp thường niên ngày 23/02/2009 có các bên tham gia Dự án là đại diện của Uỷ ban Cạnh tranh Thuỵ Sỹ, đại diện của VCAD, đại diện của Tổ chức quốc tế CUTS và các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí tỉnh Lâm Đồng.
Tại Cuộc họp này, các bên tham gia Dự án đã có những báo cáo vắn tắt các hoạt động đã thực thi, kết quả đã đạt được và hiệu quả của các hoạt động này đối với môi trường cạnh tranh Việt Nam trong năm 2008. Đồng thời, đánh giá những khó khăn, vướng mắc và những biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của Dự án này.
Cũng nhân dịp này, với mục đích giúp nâng cao nhận thức và năng lực cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước khu vực miền Trung về luật và chính sách cạnh tranh, vào ngày 24/02/2009, Dự án đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo: "Luật Cạnh tranh Việt Nam và kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của Thụy Sỹ"
Hội thảo đã nhận được sự tham gia đông đảo đại diện của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí tỉnh Lâm Đồng. Các đại biểu tham dự thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến các thông tin do hội thảo cung cấp liên quan tới việc tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tiếp theo Hội thảo trên, ngày 24 - 25/02/2009, VCAD đã tổ chức Khoá đào tạo: "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông đồng trong đấu thâu"dành cho các cán bộ Sở Công Thương cũng như các Thẩ’m phán - Tòa án nhân dân các Tỉnh miền Trung.
Chương trình của Khoá đào tạo được xây dựng dựng rất chi tiết với mục tiêu nâng cao tối đa kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ trong công tác điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh và thông đồng trong đấu thầu. Các học viên có cơ hội thực hành, trao đổi thông qua một số bài tập giả định do chuyên gia đưa ra trong mối liên hệ với thực tiễn trong công tác điều tra tại Thụy Sỹ.
Hội thảo và Khoá đào tạo đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các học viên và cán bộ tham dự. Trong thời gian tới, Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và năng lực chuyên môn cho các cán bộ Việt Nam với mục tiêu hướng tới xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
HỒNG NHUNG
VCAD tham dự cuộc họp thường niên nhỏm công tác về luật và chính sách cạnh tranh APEC
T
ừ ngày 20-22/02/2009, đoàn công tác của VCAD đã tham gia Cuộc họp thường niên của Nhóm công tác về luật và chính sách cạnh tranh APEC (CPLG) do ban Thư ký APEC tổ chức tại Singapore.
Tại cuộc họp, đại diện cơ quan cạnh tranh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ đã báo cáo cập nhật tình hình thực thi và phát triển luật và chính sách cạnh tranh của nước mình đồng thời nghe đại diện các Cơ quan cạnh tranh thành viên APEC trình bày kết quả các hoạt động của Nhóm CPLG trong năm 2008 và xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2009.
Chương trình hành động Osaka (OAA) năm 1995 đã khẳng định khuyến khích các nước thành viên APEC thực thi chính sách cạnh tranh và thực hiện nới lỏng chính sách trong 15 lĩnh vực cụ thể. Theo đó, kể từ năm 1995, một loạt các hội thảo về chính sách cạnh tranh đã được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về chính sách cạnh tranh.
"Các nguyên tắc của APEC nhằm nâng cao cải cách thể chế và cạnh tranh" (gọi tắt là nguyên tắc) được thông qua tại cuộc họp cấp Bộ trưởng APEC tổ chức tại New Zealand năm 1999 ghi nhận "Việc bảo vệ môi trường cạnh tranh", "Thực thi luật cạnh tranh" và "Xây dựng năng lực" sẽ tạo cơ sở chiến lược và quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong khu vực APEC.
Trên cơ sở đó, năm 2000, Nhóm nới lỏng chính sách và chính sách cạnh tranh (CPDG) đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban về thương mại và đầu tư APEC (CTI). Các thành viên của CPDG chủ yếu là các cơ quan cạnh tranh hoặc liên quan đến cạnh tranh của mỗi nền kinh tế thành viên.
Do có sự tái tổ chức lại APEC năm 2007, CPDG đã trở thành tiểu nhóm trực thuộc Uỷ Ban kinh tế APEC.
Được sự tán thành của SOM tại cuộc họp SOM3 năm 2008, CPDG đã đổi tên thành Nhóm công tác về luật và chính sách cạnh tranh (CPLG) để thể hiện sự tập trung của nhóm vào lĩnh vực luật và chính sách cạnh tranh.
(Xem tiếp trang 27)
MỠ®®
VCAD tổ chức hội thảo
"Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam"
N
gày 28 tháng 02 năm 2009 tại Tp. Hồ Chí Minh, VCAD đã tổ chức hội thảo "Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam" nhằm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức có liên quan trao đổi, học tập kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- canhtranh_03_pdf_2205.doc