Cảnh quan miền núi cho phát triển nông lâm nghiệp

- Quan niệm cảnh quan theo nghĩa phong cảnh

Theo quan điểm này, cảnh quan được xem là “. phần không

gian xung quanh có thể quan sát được (the visual surroundings),.

bao gồm cả phần con người có thể cảm nhận được” (Grano, 1928,

p.56). Trong T điển Tiếng Việt (1988), cảnh quan hay phong

cảnh là “. những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt”. Hàn Tất

Ngạn (2012) cho rằng cảnh quan là “. những phần thiên nhiên và

nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng

khác nhau”, do đó được xác định là “đối tượng có ý nghĩa quan

trọng trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan”1. Về mặt không gian,

khái niệm cảnh quan được quan niệm rộng hơn khái niệm phong

cảnh: “. một tổ hợp phong cảnh có thế khác nhau, tạo ra một

biểu tượng thống nhất về cảnh chung của địa phương.”1. Quan

điểm phong cảnh và cảnh quan có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đặc

biệt là trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và nghiên cứu phát triển

du lịch. Các nhà địa lý đương đại đã hình thành các ý tưởng về

quy hoạch chi tiết các cảnh quan văn hóa như dân cư, đô thị, công

viên hoặc vườn thực vật.

pdf296 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cảnh quan miền núi cho phát triển nông lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo hình thức trồng và khoanh nuôi tái sinh r ng. Đảm bảo Quỳ Châu là vùng phòng hộ xung yếu của t nh Nghệ An với diện tích r ng phòng hộ là 23.100,00 ha. Rừng đặc dụng được xác định 10.696,30 ha (diện tích Khu BTTN Pù Huống thuộc xã Châu Hoàn và Diên Lãm) 96 . - Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Duy trì vững đất nuôi trồng thuỷ sản hiện có, đồng thời khai thác triệt để mặt nước đã có để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. - Đất trống (đất chưa sử dụng): Khai thác phần lớn diện tích đất trống, đồi núi trọc đưa vào sử dụng cho các mục đích nông 96 UBND t nh Nghệ An (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến 2020. 192 lâm nghiệp. Theo định hướng sẽ đưa khoảng 400 ha vào mục đích sản xuất nông nghiệp, 9.000 ha sang đất lâm nghiệp và 550 ha sang đất phi nông nghiệp97. Từ quy hoạch trên có thể nhận thấy yếu tố này tác động đến sự thay đổi của cảnh quan nông lâm nghiệp trong thời gian tới theo hướng: - Tăng diện tích cảnh quan lúa nước và hoa màu. Các cảnh quan này dự kiến được phân bố tập trung ở TVCQ III (trọng điểm là Châu Tiến, Châu Thắng), TVCQIV (tập trung ở cánh đồng Châu Phong). Tuy nhiên một số cảnh quan lúa nước có thể chuyển đổi sang cảnh quan đồng cỏ chăn nuôi hoặc hoa màu. - Mở rộng diện tích các cảnh quan trồng cây công nghiệp, chủ yếu là mía, lạc, tập trung ở TVCQ II và TVCQ III. - Cảnh quan trồng cây ăn quả được mở rộng ở TVCQ II và TVCQ III (Châu Hội, Châu Bình, Châu Hạnh,...). - Trong các cảnh quan r ng, r ng đặc dụng, r ng phòng hộ được giữ nguyên và phục hồi tốt, cảnh quan r ng trồng có xu hướng tăng nhanh thay thế cho cảnh quan r ng đang phục hồi hoặc trảng cỏ - cây bụi. Xu hướng biến động này cần được xem xét, điều ch nh kịp thời để phù hợp với quy luật diễn thế cảnh quan. 4.3. TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI HIỆN TRẠNG TRÊN CÁC TVCQ Hoạt động sản xuất ở Quỳ Châu chủ yếu là nông - lâm nghiệp: canh tác lúa nước ven sông suối, trồng cây công nghiệp trên bãi bồi và bậc thềm sông, trồng cây lâm nghiệp tại vùng đồi và núi thấp. Các hộ gia đình đều kết hợp chăn nuôi trong mô hình sản xuất. Căn cứ vào số liệu khảo sát, có thể thống kê các mô hình hiện trạng tại khu vực như sau: 193 * Mô hình kinh tế sinh thái trên TVCQ núi Tang Quai: Dân tộc Thái có sự gắn bó, phụ thuộc chặt chẽ vào cảnh quan tự nhiên. Người Thái phát triển mô hình KTST phổ biến là: nghề rừng - chăn nuôi đại gia súc - canh tác lúa nước. Nghề rừng chủ yếu là khai thác sản phẩm phụ phục vụ đời sống và tăng thu nhập như: măng, tre, củi, và các loại dược liệu. Vật nuôi chính là trâu, bò trong các hộ gia đình theo phương thức thả rông. Người dân có kinh nghiệm trong quản lý đàn gia súc như: làm mõ trâu, dùng thức ăn, muối để trâu nhớ nhà về, Lợn và gia cầm (vịt bầu, gà) chủ yếu các giống bản địa. Tuy nhiên, chăn nuôi chưa mang tính hàng hóa. Do tập quán chăn thả, thiếu dịch vụ y tế nên mùa đông trâu bò thường bị chết rét trong r ng, dịch bệnh. Canh tác lúa nước trên các cảnh quan thung lũng nhỏ hẹp với diện tích nhỏ, đảm bảo 30% nhu cầu lương thực địa phương. Điều kiện canh tác trên địa hình miền núi, thung lũng hẹp, người Thái ở các tiểu vùng này đã tạo ra tri thức bản địa: lối canh tác ruộng nước cổ truyền hiện còn sót lại rất ít ở thung lũng của miền núi Nghệ An (trên các cảnh quan Tl54, Tl56). Cách phân loại ruộng theo điều kiện tưới chủ động (ruộng nước ngâm) và bị động (ruộng nước mưa). Loại thứ nhất được đầu tư các khâu canh tác, có điều kiện để thâm canh vì thế cho năng suất khá cao. Lịch canh tác riêng, tuỳ vào t ng loại ruộng, nhưng thông thường: vụ chiêm làm đất, gieo mạ khoảng tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch, cấy hoặc gieo thẳng vào kỳ lập xuân. Sau đó, làm cỏ, bỏ phân, thu hoạch vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Vụ mùa gieo cấy vào tháng 6, sau đó làm cỏ, bỏ phân, thu hoạch vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Kiến thức trong việc lựa chọn các giống bản địa có sức chịu hạn tốt, ngon dẻo giúp người Thái tạo ra đặc sản của địa phương (nếp tan, tan ngấn, nếp nhoi, chắm háo, chắm nọi,...). Các biện pháp kỹ 194 thuật trong sản xuất ruộng nước: cày vỡ đất, giãy cỏ, phát bụi rậm, làm bờ, cày ải, b a; các ruộng ở chân núi hẹp (“nà hon”), lớp đất được cày lên không quá 10 - 15 cm với công cụ là chiếc cày lưỡi nhỏ và trâu làm sức kéo, quần ruộng ("thủy canh hỏa nậu") phù hợp với đặc điểm tự nhiên khu vực. * Mô hình kinh tế sinh thái trên TVCQ đồi Sán Sư: Đây là vùng có quỹ đất nông lâm nghiệp lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế theo mô hình vườn - chuồng - r ng (V-C-R), vườn - r ng (V- R), r ng (R). Bảng 4.12. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái tiểu vùng cảnh quan đồi Sán Sƣ TT Mô hình kinh tế Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập (triệu đồng/ha/năm) 1 Trồng r ng (R) 45 25,3 15 - 20 2 V - R (vườn - r ng) 30 16,8 30 - 35 3 Mía thuần 86 48,3 25 - 30 4 V-A-C-R 17 9,6 60 - 65 Tổng 178 100 Tổng hợp từ kết quả điều tra thực địa tại Châu Bình, Châu Hội, tháng 8/2013 Trong đó, mô hình trồng mía thuần chiếm tỷ lệ cao nhất (48,3%), sau đó là mô hình trồng r ng (25,3%); mô hình kết hợp vườn - r ng - chuồng chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,6%) nhưng đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hợp phần chủ yếu của mô hình V-C-R như sau: Vườn trồng cây ăn quả như: chuối, mít, đu đủ, vải thiều, gần đây trồng cây thanh long. Chuồng: chăn nuôi gà, vịt bầu, lợn, bò, trâu. R ng: trồng keo lai, quế, xoan, mía. 195 * Mô hình kinh tế sinh thái TVCQ đồi thấp - thung lũng sông Hiếu Dân tộc Kinh tập trung ở thị trấn Tân Lạc, ven quốc lộ 48 với hoạt động kinh tế chính là buôn bán và nghề thủ công (sản xuất hương trầm, mộc,...). Người Thái quần cư trong các bản làng, ven thung lũng, chân đồi với hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước, nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm) và nghề r ng. Mô hình KTST trên TVCQ này khá đa dạng, gồm: Lúa nước - CN (ở Châu Tiến, Châu Thắng), V - R, V - A - C (Châu Bình, Châu Hạnh),... Trong đó, mô hình CN (đại gia súc) - R và V-A-C đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bảng 4.13. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái tiểu vùng CQ đồi thấp TT Mô hình kinh tế Vị trí Thu nhập (triệu đồng/ha/năm) 1 V - R (r ng keo xen rễ hương) CQ Dt43, Dc26 (bản Hoa Hải, xã Châu Hạnh, xóm Mới, bản Xẹt xã Châu Thắng) 120 - 140 V - R (vườn ăn quả - r ng keo) 80 - 100 2 CN (vịt bầu)- ĐBTS Tl58 (xã Châu Tiến) 200 - 250 3 CN - R NDV22 (xã Châu Hạnh) 200 - 300 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực địa, tháng 8/2013 Trong canh tác ruộng nước, các biện pháp dẫn nước vào ruộng là hệ thống mương, phai, lin, cọn (guồng dẫn nước) được làm t nguồn nguyên liệu sẵn có như đất, đá, gỗ, tre... Gần đây, mặc dù đã sử dụng máy móc (máy bơm nước...), nhưng hệ thống 196 thủy lợi cổ truyền vẫn đóng một vai trò rất quan, cấp nước cho trên 80% diện tích lúa nước ở Quỳ Châu với ưu điểm là giá thành rẻ, phù hợp với địa hình dốc. Mặc dù cả huyện có 18 công trình kiên cố, năng lực thiết kế 8.675 ha, thực tế tưới 615,3 ha nhưng thực tế hiệu quả khai thác thấp. Ngoài các hợp phần chủ yếu trong các mô hình trên, còn có các hoạt động kinh tế phụ trợ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao: sản xuất hương trầm, chế biến nông - lâm sản, dệt thổ cẩm. Sản xuất hương trầm là nghề thủ công truyền thống của cả người Thái và người Kinh, tập trung ở thị trấn Tân Lạc, xã Châu Hạnh. Với kinh nghiệm nhiều đời truyền lại và vị thơm riêng của rễ hương Quỳ Châu, hương trầm ở đây đã trở thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Nghề dệt thổ cẩm xuất hiện ở Quỳ Châu t trước Cách mạng tháng 8 xuất phát t yêu cầu của trang phục truyền thống (váy, khăn) của người phụ nữ Thái. Các sản phẩm đều được người phụ nữ Thái dệt bằng khung cửi gỗ và kỹ thuật tinh xảo. Kỹ thuật nhuộm màu bằng chất liệu cỏ cây, hoa, lá của người Thái ở Quỳ Châu làm tăng giá trị hàng dệt với các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng: quần áo, ga trải giường, khăn trải bàn, cặp, ví, cà vạt,... Làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến được coi là cái nôi dệt thêu thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu, năm 2012, thu nhập bình quân 600 - 700 ngàn đồng/lao động/năm t nghề dệt thổ cẩm. * Mô hình kinh tế sinh thái TVCQ Pù Xen - Pù Huống: Mô hình kinh tế sinh thái phổ biến ở đây là canh tác trên nương rẫy và nghề rừng, ruộng nước. Hiện tại, canh tác nương rẫy ch còn diện tích nhỏ ở 2 xã Châu Hoàn và Diên Lãm (CQ Nt12, Nt19). Hiệu quả kinh tế t mô hình kinh tế này rất thấp, thu nhập bình quân: 300.000 - 350.000 đồng/người/tháng. Trong cơ cấu thu 197 nhập, cây lương thực chiếm t 60 - 70%; chăn nuôi chiếm 10 - 15%, còn lại là thu nhập t r ng. Nghề rừng: chủ yếu là các hoạt động khai thác, trồng và bảo vệ r ng. Thu nhập t nghề r ng không cao: khai thác các sản phẩm phi gỗ: măng, củi,... phục vụ nhu cầu trong gia đình và bán ra thị trường; Hoạt động bảo vệ r ng được chi trả theo mức nhận khoán: 80.000 đồng/ha/tháng. Đây là TVCQ đặc trưng bởi kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy: lịch thời vụ, kỹ thuật trồng, chế tác công cụ lao động, Canh tác trên nương rẫy theo lối cổ truyền là nét đặc thù trong văn hoá bản địa của người Thái, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong sử dụng cảnh quan đất dốc. Hầu hết, các cảnh quan có thảm thực vật hiện trạng là r ng phục hồi, keo, mía trên địa hình đồi núi trong quá khứ đều là đất nương rẫy. Địa điểm người Thái chọn làm nương là các khu vực r ng tốt. Họ phân biệt các loại đất tốt, đất xấu khác nhau dựa vào tiêu chí thực vật, màu sắc, độ ẩm của đất, Mối quan hệ giữa thực vật và thổ nhưỡng được nhận biết rất rõ. Cây trồng chính là lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, đậu, bầu bí, khoai, đặc biệt là cây lúa cạn. Các loại khác (sắn, rau) trồng trên đất xấu hơn. bỏ hóa khi đất bạc màu. Người Thái giàu kiến thức trong kỹ thuật xen canh, sử dụng các công cụ phù hợp. Họ không sử dụng máy móc mà ch dùng cuốc, gậy nhỏ (“chọc lỗ tra hạt”), không bón phân mà chăm sóc cây trồng bằng mùn cây và tro đốt. Khi thu hoạch, sản phẩm chính: hạt lúa, bắp ngô, quả đậu, bí, bầu được đưa về, phần phụ để lại trên nương (rơm, rạ, thân, rễ, lá,...) với lý do “để đất không bị trôi đi”. Giống cây trồng bản địa được chọn lọc nên thích nghi cao với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. 198 Tất cả các tri thức trên của người Thái thể hiện mối quan hệ hài hòa và khả năng hiểu, chế ngự tự nhiên, ý nguyện bảo vệ cảnh quan. Các sản phẩm trồng trên nương rẫy ít phổ biến trên thị trường, nhưng lại có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển thành hàng hoá. Tuy nhiên, với mô hình này, người dân ch đảm bảo lương thực tại chỗ. Tỷ lệ thu nhập t r ng cao, chủ yếu là khai thác các nguồn lợi t r ng như: gỗ, củi, măng, dược liệu, đây là yếu tố thiếu bền vững đối với quản lí tài nguyên r ng. 4.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN QUỲ CHÂU 4.4.1. Quan điểm và căn cứ định hƣớng a. Quan điểm định hướng - Về mặt tự nhiên: Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp phải đảm bảo tính thích nghi, nghĩa là phù hợp với tiềm năng tự nhiên của cảnh quan. Kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan đã ch ra sự phân hoá lãnh thổ và tiềm năng cho nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu. Vì vậy, sử dụng cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp phải bảo toàn và phục hồi tài nguyên đất dốc thông qua xây dựng các hệ thống canh tác hợp lý. - Về mặt kinh tế: đảm bảo phát triển có hiệu quả, tăng thu nhập cao cho người dân. Để đạt hiệu quả cao, cần thiết phải đa dạng hóa nền kinh tế để thích ứng và khai thác tối đa hiệu quả phù hợp với t ng hệ sinh thái tổ chức cụ thể. Đối với huyện miền núi Quỳ Châu, cần hình thành một nền kinh tế nhiều cấp độ, bên cạnh thị trường lớn, có thị trường nhỏ. Phát triển nền kinh tế thị trường nhưng không nên xóa bỏ nền kinh tế vẫn còn một bộ phận tự cung tự cấp. Sử dụng tổng hợp nền kinh tế đa dạng là khai thác mọi tiềm năng, để có hiệu quả trên các cảnh quan cụ thể. Quan điểm 199 trên cho phép tổ chức và vận hành nền kinh tế theo nguyên lý độ đa dạng, tạo nên một hệ sinh thái tổ chức hợp lý, đem lại hiệu quả tổng hợp, tối ưu. Chẳng hạn, mô hình hệ KTST quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện hiện tại của TVCQ I, IV trong khi quy mô trang trại có thể tổ chức hiệu quả cho TVCQ II, III; mô hình hệ KTST quy mô thôn bản phù hợp với nông dân, hiệu quả kinh tế cao, nhưng chuyển quy mô thôn lên toàn xã thì lập tức hiệu quả không cao. - Về mặt xã hội: Phát huy thế mạnh về tự nhiên và tri thức bản địa của huyện miền núi. Kết hợp giữa áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tri thức bản địa vào quá trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và được chấp nhận của cộng đồng. Tạo sự công bằng xã hội đồng nghĩa với giảm khoảng cách chênh lệch giữa dân tộc Thái và dân tộc Kinh trên địa bàn huyện thông qua các mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững. Đồng thời, tạo thị trường tiêu thụ ổn định, chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. - Về mặt môi trường: Phát triển nông lâm nghiệp sinh thái, các mô hình phát triển dựa vào quy luật tự nhiên, diễn thế sinh thái, đầu tư để bảo vệ môi trường, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế suy giảm đa dạng sinh học. b. Căn cứ định hướng Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường lãnh thổ miền núi Quỳ Châu dựa vào cơ sở: kết quả đánh giá thích nghi cảnh quan, phân tích diễn thế cảnh quan, kết quả phân tích xói mòn đất và các tai biến thiên nhiên, phân tích thực trạng, quy hoạch và xu hướng tổ chức không gian phát triển các cảnh quan nông lâm nghiệp của địa phương. 200 4.4.2. Định hƣớng không gian các hoạt động nông lâm nghiệp huyện Quỳ Châu a. Định hướng sử dụng cảnh quan huyện Quỳ Châu Các không gian ưu tiên phát triển nông - lâm nghiệp huyện Quỳ Châu được xác định dựa vào kết quả nghiên cứu cảnh quan, kết quả phân tích diễn thế cảnh quan, phân tích xói mòn, kết quả đánh giá thích nghi cảnh quan và thực trạng, định hướng phát triển nông lâm nghiệp địa phương. Ví dụ, CQ Ntb1, Ntb2, Ntb3 thích nghi nhất (S1) với r ng phòng hộ, S2 với r ng sản xuất, xói mòn tiềm năng cao, hiện tại và diễn thế phát triển thành r ng tự nhiên, định hướng sử dụng trong luận án trùng với quy hoạch của địa phương: sử dụng cho mục đích bảo tồn, đồng thời thực hiện chức năng phòng hộ. CQ Nt10 có khả năng thích nghi S3 với cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, r ng sản xuất, không thích nghi với cây lương thực, thực phẩm, nguy cơ xói mòn cao, hiện trạng là r ng phục hồi, diễn thế phát triển thành r ng tự nhiên, định hướng sử dụng: r ng sản xuất, hoạt động kinh tế cụ thể là khoanh nuôi. CQ Nt19 thích nghi với cây ăn quả, r ng phòng hộ, hiện tại đang trồng cây hàng năm trong khi xói mòn tiềm năng cao nên định hướng sử dụng: nông lâm kết hợp. Tương tự đối với các loại cảnh quan khác (Bảng 5, Phụ lục). * ác cảnh quan ưu tiên phát tri n n ng nghiệp - Các cảnh quan ưu tiên trồng cây lương thực, thực phẩm Với định hướng đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa; bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm bản địa. Xây dựng vùng lúa cao sản, lúa chất 201 lượng cao trên cảnh quan đánh giá là "thích nghi nhất" (Tl48, Tl49, Tl51, Tl52, Tl54 - Tl56, Tl58, Tl59), phân bố chủ yếu ở TVCQIII, TVCQIV. TVCQIII có diện tích đất phù sa lớn nhất hình thành trên địa hình thung lũng Karst, thung lũng sông Hiếu chiếm trên 25% diện tích trồng lúa cả huyện, xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn” (50 ha/mô hình), đầu tư thâm canh các giống lúa chất lượng cao, duy trì, mở rộng diện tích lúa nếp bản địa (Cù Phạng). Đồng thời, quy hoạch vùng trồng rau xanh theo hướng thâm canh tăng năng suất, phát triển diện tích rau màu, mở rộng diện tích rau xanh, bí các loại, đặc biệt là các giống rau bản địa. Trên TVCQ IV, cây lương thực, thực phẩm bố trí ven khe suối, tập trung diện tích nhất ở xã Châu Phong. - Các cảnh quan ưu tiên trồng cây công nghiệp ngắn ngày Các loại cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đậu, v ng, lạc, ngô bố trí trên các cảnh quan được đánh giá là thích nghi nhất, phù hợp với quy hoạch của địa phương: Dc27, Dc39, Dt41, Dt44, Dt45, Tl59, Trong đó, cây mía cần mở rộng diện tích, trồng tập trung trên diện tích thích nghi ở các xã gần quốc lộ 48 thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và giảm cước phí (xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Hội). - Các cảnh quan ưu tiên trồng cây ăn quả: Phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Kết quả đánh giá cảnh quan ch ra vùng thích nghi đối với cây ăn quả ở huyện Quỳ Châu tập trung ở các cảnh quan đồi thấp, thung lũng thuộc TVCQ III: Dt42, Dt43, Tl49, Tl56. * ác cảnh quan ưu tiên phát tri n âm nghiệp Mục tiêu của phát triển lâm nghiệp là đảm bảo sử dụng hiệu quả và bền vững các cảnh quan đồi núi. Phát triển lâm nghiệp phải 202 bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, tài nguyên đất đai, điều hoà nguồn nước và tạo nguồn thu t r ng. Theo diễn thế phục hồi r ng, giai đoạn đầu trên đất sau nương rẫy nghèo kiệt (sim, mua, giang) cần chọn loại cây có khả năng cải tạo đất và tăng lớp phủ bề mặt, tạo độ ẩm cho đất. Trong quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của huyện xác định "cây trồng r ng chủ yếu là keo, tràm và bạch đàn". Tuy nhiên, trong trường hợp này, cây bạch đàn hay tre nứa không phù hợp bởi chúng làm đất thoái hóa nhanh hơn, keo là loài cây họ đậu có nốt sần cố định đạm là phù hợp nhất . Sau khi tạo được môi trường r ng trồng, giai đoạn 2 là trồng các loại cây gỗ bản địa để trạng thái r ng tự nhiên dần được phục hồi. Để đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như môi trường sinh thái, mô hình trồng keo lai xen rễ hương trong giai đoạn đầu và cây gỗ bản địa ở giai đoạn 2 (sau khi thu hoạch r ng trồng) được lựa chọn đề xuất trên các cảnh quan cây bụi, đất chưa sử dụng,... - Các cảnh quan ưu tiên bảo tồn (rừng đặc dụng): Giữ nguyên diện tích bảo tồn theo quy hoạch của huyện, đó là khu r ng đặc dụng thuộc KBTTN Pù Huống có diện tích 10.696,30 ha (các đơn vị cảnh quan Ntb1, Ntb2, Ntb3 thuộc xã Châu Hoàn, Diên Lãm). - Các cảnh quan ưu tiên phát triển rừng phòng hộ: tập trung ở đầu nguồn sông suối (Ntb1, Ntb2, Ntb3, Nt5 - Nt13, NDV21,...). Cần trồng, bảo vệ hệ thống r ng phòng hộ đầu nguồn chống hiện tượng xói mòn, trượt lở đất, lũ quét trên các cảnh quan thuộc cấp phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. - Các cảnh quan ưu tiên phát triển rừng sản xuất: Lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế chính của huyện. Vì vậy, các giải pháp đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp sản xuất có ý nghĩa rất lớn 203 đối với đại bộ phận đồng bào Thái ở Quỳ Châu. Qua khảo sát thực tế tại xã Châu Thắng và Châu Hạnh cho thấy: Hiệu quả kinh tế trên các hoạt động sản xuất lâm nghiệp không giống nhau: So sánh giữa 1ha r ng khoanh nuôi phục hồi (r ng Lim, r ng Lát ở bản Na Xén, xã Châu Hạnh) và r ng khoanh nuôi, trồng bổ sung (bản Hạnh Khai, xã Châu Hạnh), hiệu quả kinh tế của loại r ng thứ nhất gấp 4,5 lần, hiệu quả môi trường cao. Các cảnh quan được đánh giá là thích nghi nhất cho lâm nghiệp sản xuất có diện tích 25.404,06 ha, gồm các loại CQ: Nt14, Nt15, Nt18, Dc26, Dc30, Dc31, cùng với kết quả phân tích diễn thế cảnh quan r ng, r ng sản xuất được định hướng cụ thể như sau: - Hoạt động bảo vệ: Các cảnh quan r ng tự nhiên ít bị tác động, r ng phục hồi hoặc có dấu hiệu tự phục hồi tốt (Nt5, Nt6, Nt9, Nt10, Dc31,...) cần được khoanh vùng và bảo vệ. - Hoạt động khoanh nuôi: Trên hiện trạng cảnh quan là r ng phục hồi, hoạt động khoanh nuôi chủ yếu là phát dọn thực bì, tạo môi trường tốt cho cây gỗ bản địa phát triển (Nt8, Nt14, Nt15). - Khoanh nuôi, trồng bổ sung: Trên cảnh quan hiện trạng là trảng cây bụi đang có xu hướng phục hồi, gần dân cư, có khả năng chăm sóc, trồng bổ sung cây gỗ bản địa hoặc cây lâm sản phụ (Nt9, Nt10, Nt16, Dc27,...). - Trồng mới r ng kinh tế: Trong hoạt động trồng r ng kinh tế, việc lựa chọn cây lâm nghiệp và mô hình trồng r ng phù hợp là quan trọng nhất. Đối với loại r ng này ở Quỳ Châu, hiện tại chủ yếu là r ng keo, ít hộ dân trồng cây gỗ bản địa (lim, lát, dẻ,). 204 * Các cảnh quan ưu tiên phát triển nông lâm kết hợp Không gian phát triển nông lâm kết hợp được xác định ở các cảnh quan hiện trạng là trảng cỏ - cây bụi, cây hàng năm hoặc r ng trồng trên đồi cao, núi thấp (Nt12, Nt9, Dc27, Dc37,...). Chẳng hạn, CQ Nt12, Nt19 hiện tại là nương rẫy trồng cây ngắn ngày được định hướng phát triển mô hình nông lâm kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc. Đồng thời, để thực hiện mục tiêu trong quy hoạch của địa phương: “cải tạo giống và phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức tập trung, tiếp tục gia tăng số lượng đàn vịt bầu,”, việc quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi là việc làm quan trọng bởi hiện tại chăn nuôi đại gia súc vẫn là hoạt động kinh tế tự phát, nuôi theo hình thức thả rông. Đàn trâu bò bị dịch bệnh, chết rét hàng năm gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trên các CQ trảng cỏ - cây bụi (Dc24, Dc27, Dc37,...), trồng thêm cây gỗ thưa tạo bóng mát, tận dụng trảng cỏ tự nhiên và trồng thêm cỏ ở tầng dưới (cỏ voi) để tạo thức ăn cho vật nuôi. b. Định hướng không gian phát triển các tiểu vùng cảnh quan huyện Quỳ Châu Trong phát triển kinh tế - xã hội, địa phương cũng đã có định hướng không gian theo “4 vùng sinh thái”. Mặc dù là “vùng sinh thái” nhưng thực chất đây là các vùng được phân chia theo ranh giới hành chính lãnh thổ, tên vùng gọi theo vị trí địa lý: vùng trên là các xã phía tây bắc, vùng dưới là các xã đông nam của huyện, vùng trong là các xã vùng sâu (xa quốc lộ 48). So với kết quả phân vùng cảnh quan của luận án (chương 2), tuy ranh giới không trùng khớp nhưng giữa 4 “vùng sinh thái” theo quy hoạch của 205 huyện và 4 TVCQ có tương đồng: “vùng trong” tương ứng với TVCQ 4 (TVCQ đồi núi Pù Xen - Pù Huống) gồm các xã: Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm, “vùng trên” và “vùng giữa” tương ứng với TVCQ đồi và thung lũng sông Hiếu, gồm: xã Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Hạnh, thị trấn Tân Lạc. Tuy nhiên, do nguyên tắc, phương pháp phân chia dẫn đến kết quả phân vùng cảnh quan và phân vùng kinh tế - xã hội có nhiều điểm không giống nhau. Theo đặc điểm phân hóa cảnh quan, một xã (diện tích lớn) có thể nằm ở 2 TVCQ khác nhau, ví dụ: xã Châu Bính, Châu Tiến v a có cảnh quan thung lũng, v a có các cảnh quan núi nên v a nằm ở TVCQ I, v a nằm ở TVCQ III hoặc xã Châu Hội, Châu Nga,... thuộc TVCQ I và TVCQ II, xã Châu Hạnh thuộc cả TVCQ I, II và III,... Với sự phân hóa như vậy, trong một xã sẽ có những chức năng tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội khác nhau theo định hướng phát triển của TVCQ. Trên cơ sở định hướng sử dụng các loại cảnh quan cho nông lâm nghiệp, phân tích đặc điểm, chức năng các TVCQ và tham khảo xu hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế của huyện Quỳ Châu, luận án đưa ra định hướng các hoạt động phát triển kinh tế của các TVCQ như sau: - TVCQ I: Chú trọng phát triển lâm - nông nghiệp, giữ và phát triển vốn r ng: đẩy mạnh khoanh nuôi r ng, trồng r ng cây gỗ chất lượng cao. Tập trung cải tạo r ng tạp, khai thác có hiệu quả kinh tế r ng, chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc. - TVCQ II: Tận dụng quỹ đất lớn phát triển vùng nguyên liệu cho phát triển TTCN, chăn nuôi đại gia súc quy mô trang trại trên cảnh quan đồi. 206 - TVCQ III: Tập trung sản xuất lúa nước, cây hàng năm, chăn nuôi tập trung trâu, bò, lợn Phát triển đàn vịt bầu gốc Quỳ Châu để nhân rộng. Phát triển văn hóa du lịch, tập trung là lễ hội Thẳm Bua, xây dựng làng nghề truyền thống mây tre đan, dệt thổ cẩm. Riêng “vùng trung tâm” (gồm xã Châu Hạnh và Thị trấn) là vùng có đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện theo hướng lâm - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ, hỗ trợ và mở rộng các làng nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Lấy thâm canh, tăng năng suất lúa nước và cây rau màu làm thế ổn định lâu dài. - TVCQ IV (vùng trong) gồm các xã: Châu Hoàn, Châu Phong, Diên Lãm. Hướng phát triển lâm - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Đầu tư phát triển cây nguyên liệu cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và nguyên liệu giấy, cây gỗ chất lượng cao. Tập trung cải tạo r ng tạp, khai thác có hiệu quả kinh tế r ng, chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc. T kết quả phân tích quy hoạch không gian phát triển vùng kinh tế của huyện, đặc điểm, chức năng các TVCQ và tổng hợp định hướng sử dụng các loại cảnh quan, định hướng các lĩnh vực ưu tiên và cơ cấu các loại hình nông lâm nghiệp ở Bảng 4.22. 207 Bảng 4.14. Đặc điểm và định hướng không gian phát triển các TVCQ Tiểu vùng CQ Các quá trình tự nhiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcanh_quan_mien_nui_cho_phat_trien_nong_lam_nghiep_6663.pdf
Tài liệu liên quan