Năm hết Tết đến, chắc chẳng ai muốn có chuyện gì đột ngột về sức
khỏe xảy đến với mình, mà chuyện đột ngột nhất thường chính là từ phía trái
tim: cơn thiếu máu cơ tim (TMCT). Đặc biệt là những người phải làm việc
căng thẳng, người cao tuổi và người có tiền sử di truyền về sức khỏe tim
mạch. Do đó, đây là một vấn đề thời sự mà chúng tôi nghĩ có một số điểm
cần lưu ý để xử lý bệnh cho tốt hơn.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cảnh báo về đột quỵ tim mạch trong dịp Tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảnh báo về đột quỵ tim
mạch trong dịp Tết
Năm hết Tết đến, chắc chẳng ai muốn có chuyện gì đột ngột về sức
khỏe xảy đến với mình, mà chuyện đột ngột nhất thường chính là từ phía trái
tim: cơn thiếu máu cơ tim (TMCT). Đặc biệt là những người phải làm việc
căng thẳng, người cao tuổi và người có tiền sử di truyền về sức khỏe tim
mạch... Do đó, đây là một vấn đề thời sự mà chúng tôi nghĩ có một số điểm
cần lưu ý để xử lý bệnh cho tốt hơn.
Ổn định tâm lý điều trị
Điểm đầu tiên cần lưu ý nằm ngay trong tâm lý chúng ta: có nhiều người
tim chẳng bị thiếu máu nhưng lại quá lo lắng hoặc bị ảnh hưởng của sách báo, ti
vi, các câu chuyện làm quà của bạn bè, thậm chí cả một vài chẩn đoán "quá đà"
của thầy thuốc nên cứ nghi ngờ lo lắng là mình có bệnh. Ngược lại, có những
người bị TMCT rõ ràng nhưng vì những lý do rất khác nhau cứ muốn thầy thuốc
bảo là mình không có bệnh. Đương nhiên đây phải là một người thầy thuốc có
trình độ tốt, có đạo đức, không tìm cách trục lợi trong việc tiến hành và quyết định
chẩn đoán và cách cho thuốc bệnh nhân một cách méo mó, thêm bớt.
Do vậy, muốn xử lý bệnh cho tốt, người bệnh cần biết khách quan dựa trên
các triệu chứng đúng hướng để ổn định tâm lý cho mình và để cộng tác với một
người thầy thuốc tốt, xử lý bệnh cho hợp lý.
Xác định đúng triệu chứng bệnh TMCT
Bệnh thiếu máu cơ tim có nhiều tên gọi: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh
mạch vành, bệnh suy vành, thiểu năng vành, bệnh đau thắt ngực... (có thể mạn tính
hay cấp tính như nhồi máu cơ tim) nhưng tựu trung cũng đều do các mảng xơ vữa
động mạch vành làm lòng động mạch hẹp lại, gây cản trở cho sự cung cấp máu và
ôxy nuôi dưỡng một vùng cơ tim nào đó. Kết quả là vùng cơ tim đó bị tổn thương
hay hoại tử và phải "kêu cứu" bằng triệu chứng đau ngực.
Nhưng không phải đau ngực nào cũng là TMCT mà có nhiều nguyên nhân
khác cũng gây đau ngực như: bệnh phổi, khớp sụn sườn, dây thần kinh liên sườn...
Điều cần nhấn mạnh là đau ngực do TMCT thường chủ yếu ở vùng xương ức giữa
ngực, còn đau bên trái, ở vùng tim, thì lại chỉ là đau không điển hình, ít nguy cơ
tim mạch hơn. Hơn nữa, đau phải chiếm một vùng rộng chứ không phải chỉ một
điểm nhỏ. Do đó, khi khám bệnh, thầy thuốc thường đặt cả một bàn tay lên vùng
xương ức và hỏi bệnh nhân có đau cả vùng đó không? Và đau có lan lên hai vai
hay hàm dưới không? Có đau như thắt, như nghẹt, như ép nặng vào đó không?
Nếu có thì rất đáng nghi! Còn loại đau "nhoi nhói", đau như kim châm... thì không
phải! Thêm nữa, đau phải xuất hiện thành cơn kéo dài dăm phút trở lên. Nhiều khi
ta đang làm việc gì đó thì phải dừng lại nghỉ và khi hết cơn vẫn còn thấy mệt mỏi
một lát nữa. Đó là lúc tình trạng TMCT dội lên thành cơn. Còn đau mà chỉ nhói
thoáng qua mấy giây, hoặc ngược lại, đau lai rai cả ngày cả buổi, hoặc từ ngày này
sang ngày khác thì cũng không phải. Lẽ tất nhiên, ở đây ta phải cảnh giác cơn đau
của nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định: cơn thường mạnh hơn, kéo
dài trên 20 phút, có thể vã mồ hôi, khó thở, trống ngực, buồn nôn... thì phải đi cấp
cứu ngay. Một đặc điểm quan trọng khác cần nhấn mạnh là cơn đau tim thường
xuất hiện khi ta làm một gắng sức như leo cầu thang, đi bộ hơi nhanh, bê vật nặng
hoặc bị xúc cảm mạnh, bị lạnh đột ngột hay sau một bữa ăn no, và nếu ta ngậm
ngay một viên nitroglycerin cắn vỡ đặt vào dưới lưỡi thì cơn đau sẽ hết nhanh hơn.
Nếu cơn đau có đầy đủ những tính chất điển hình đã mô tả như trên thì
chưa cần điện tâm đồ, xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp tim phổi... đã có thể xác
định đúng đến 90% là TMCT. Ngược lại, đau "không điển hình rõ ràng" thì phải
tùy thầy thuốc cân nhắc, tùy theo kinh nghiệm cá nhân của mình, đánh giá là nghi
TMCT đến bao nhiêu phần trăm. Thậm chí có những ca không đau chút nào
nhưng nhân một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ mà phát hiện ra có bệnh mạch
vành: giới y học thường gọi đó là "TMCT thầm lặng". Nhưng chuyện này thường
ít xảy ra nên trong thực tế lâm sàng, cơn đau vẫn có một vị trí quan trọng hàng
đầu, có tính quyết định cho chẩn đoán.
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là một thăm dò đầu bảng, ghi lại các dấu hiệu của
TMCT, giúp xác định chẩn đoán, đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh. Nhưng
giá trị chẩn đoán của nó không lớn như một số người lầm tưởng mà vẫn đứng sau
cơn đau. Và bạn đừng vội mừng cho là mình không có bệnh TMCT khi ĐTĐ của
mình được xác định là bình thường. Vì còn tùy theo trình độ đọc ĐTĐ của bác sĩ.
Thậm chí nếu bác sĩ có trình độ tốt hoặc bác sĩ chuyên khoa tim mạch đọc đúng
100% cái ĐTĐ đó là bình thường thì vẫn còn đến 60% khả năng là bạn có bệnh
TMCT nhưng bị bỏ sót.
Lý do thứ nhất là lúc đang tiến hành ghi ĐTĐ thì cơ tim của bạn không
đang trong cơn thiếu máu dội lên, mà như đã nói ở trên, cơn này có thể có đau
ngực hay thầm lặng.
Để khắc phục vấn đề này và cũng là nâng cao giá trị chẩn đoán của ĐTĐ,
người ta tiến hành gắn một máy ghi ĐTĐ vi tính nhỏ vào người bệnh nhân để ghi
được ĐTĐ liên tục suốt 24 giờ (1 ngày) trong khi bệnh nhân vẫn có thể đi lại làm
việc bình thường. Và, nếu cần, có thể ghi liên tục như thế 2, 3 ngày. Trong một
thời gian dài như thế, ta dễ bắt được một vài cơn TMCT nào đó xảy ra và ghi lại
được dấu hiệu ĐTĐ của cơn. Người ta gọi đây là phương pháp Holter ĐTĐ.
Phương pháp này giúp nâng cao khả năng chẩn đoán của ĐTĐ lên đến 70% và khả
năng bị bỏ sót chỉ còn 30%.
Để nâng cao hơn nữa khả năng chẩn đoán chính xác TMCT, người ta có thể
làm điện tâm đồ gắng sức, nghĩa là ghi ĐTĐ trong khi cho bệnh nhân chạy trên
một tấm thảm lăn hoặc đạp một xe đạp lực kế, có nghĩa là thực hiện một gắng sức
có máy đo cường độ cao dần. Như thế tim phải làm việc nhiều hơn, và như trên đã
nói, dễ xuất hiện các cơn TMCT hơn: ta sẽ ghi được các dấu hiệu ĐTĐ của nó ở
70 - 80%, khả năng bị bỏ sót chỉ còn 20 - 30%.
Để giúp sức cho ĐTĐ và lâm sàng xác định TMCT, người ta có thể làm
thêm xét nghiệm: chụp Xquang tim phổi; siêu âm tim để đánh giá tim, vận động
vùng thành tim; làm phóng xạ đồ tưới máu cơ tim (SPECT) (xét nghiệm này đắt
tiền, khi thực sự cần thiết mới làm).
Có một số "bệnh vệ tinh" nhưng rất quan trọng, mà nếu có thì không những
tự nó đã gây tai hại cho bệnh nhân, mà còn có nguy cơ gây ra hoặc làm nặng thêm
bệnh TMCT, buộc ta phải thăm khám và xét nghiệm cho thật rõ ràng, đồng thời
phải điều trị cho thật cẩn thận.
Trước tiên đó là bệnh tăng huyết áp, rồi sau đó đến bệnh tiểu đường mà nên
chú ý xét nghiệm cả đường huyết lúc đói và sau khi ăn 2 giờ. Thêm nữa là các
bệnh rối loạn mỡ (lipid) máu, bệnh nhịp tim nhanh thường xuyên hoặc cường giao
cảm, bệnh cường tuyến giáp, bệnh gút và cả bệnh "nghiện thuốc lá". Hơn nữa
trong khi điều trị không nên quên theo dõi các chức năng thận, chức năng gan,
công thức máu và hemoglobin.
Chụp động mạch vành là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Sau cùng, khi đã
có chẩn đoán hoặc nghi ngờ nhiều là TMCT thì một việc không thể thiếu là phải đi
chụp động mạch vành: Đây là một vũ khí đột phá, "một tiêu chuẩn vàng" để ta
chẩn đoán bệnh dứt điểm 100% là có TMCT hay không, những chỗ động mạch
vành nào bị tắc hẹp, tắc hẹp nhiều hay ít, có cần nong và đặt stent hay phẫu thuật
bắc cầu nối hay không? Các phương pháp này là để điều trị cơ bản, làm cho động
mạch vành thông suốt, đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim tốt hơn.
Để chụp động mạch vành, người ta phải luồn một ống thông qua một động
mạch nào đó (ở tay hoặc đùi...) rồi đưa vào tới tận động mạch vành ở tim và bơm
thuốc cản quang vào chụp. Làm như thế thường rất an toàn, rất ít có tai biến.
Nhưng dù sao, đó cũng là một phương pháp xâm nhập cơ thể nên gần đây, đối với
những ca bệnh chưa cần điều trị gấp, người ta có phương pháp chụp cắt lớp động
mạch vành mau tới 64 lớp không phải xâm nhập, gọi là MSCT64 (Multi Slide
Computed Tomography). Có thể tiến hành MSCT64 trước để nếu cần mới chụp
động mạch vành xâm nhập và kết hợp nong sau. Đương nhiên là thầy thuốc phải
cân nhắc có cần làm MSCT64 hay không vì làm như thế sẽ tốn kém, chi phí nhiều
hơn cho bệnh nhân.
Hy vọng các điều lưu ý trên đây giúp được các bạn yên tâm hơn về sức
khỏe tim mạch của mình và ăn một cái Tết vui vẻ, tốt đẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- canh_bao_ve_dot_quy_tim_mach_trong_dip_tet_8863.pdf
- giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_ve_sinh_phong_benh_tre_em_p1_c12_1216.pdf