Nhồi máu cơ tim là gì? Nhồi máu cơ tim là một tình trạng hoại tử một
phần cơ tim cấp tính do giảm sút đáng kể lượng máu cung cấp đến một vùng cơ
tim.
Đại đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp
tắc một trong số các động mạch vành nuôi quả tim, do cục máu đông hình thành
trong mạch vành khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, vốn thường xảy ra trên nền của bệnh
cảnh động mạch vành bị hẹp do xơ vữa từ trước. Một số ít trường hợp, nhồi máu
cơ tim có thể do co thắt động mạch vành, chấn thương, thiếu máu nặng nề, cấp
tính
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Can thiệp mạch vành trên bệnh nhân Nhồi máu cơ tim (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Can thiệp mạch vành trên bệnh
nhân Nhồi máu cơ tim
(Kỳ 1)
I. Nhồi máu cơ tim là gì? Nhồi máu cơ tim là một tình trạng hoại tử một
phần cơ tim cấp tính do giảm sút đáng kể lượng máu cung cấp đến một vùng cơ
tim.
Đại đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là do sự lấp
tắc một trong số các động mạch vành nuôi quả tim, do cục máu đông hình thành
trong mạch vành khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, vốn thường xảy ra trên nền của bệnh
cảnh động mạch vành bị hẹp do xơ vữa từ trước. Một số ít trường hợp, nhồi máu
cơ tim có thể do co thắt động mạch vành, chấn thương, thiếu máu nặng nề, cấp
tính…
II. Tần suất mắc bệnh
Nhồi máu cơ tim là một nguyên nhân tử vong và bệnh tật hàng đầu ở Hoa
Kỳ. Khoảng 1.3 triệu ca nhồi máu cơ tim không tử vong được ghi nhận hàng năm,
với tỉ lệ là 600 ca/ 100 000 dân. Trên thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây
tử vong của 12 000 000 người mỗi năm, trong đó, nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề
phổ biến ở các nước phát triển và ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước đang
phát triển.
III. Đối tượng mắc bệnh là ai?
- Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim cao nhất ở nam giới tuổi trên 40 (trung nhiên
và cao tuổi). Tỷ lệ này ở nữ giới theo độ tuổi thấp hơn ở nam song cũng tăng lên
gần tương đương ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Gần một nửa các trường
hợp là gặp ở độ tuổi dưới ngưỡng 60-65.
- Nhồi máu cơ tim gặp với tỷ lệ cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc
lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc gia đình có người
mắc bệnh tim mạch sớm trước tuổi 60.
- Không ít các trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ngay cả ở người trẻ hoặc
người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
III. Triệu chứng của nhồi máu cơ tim
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là cơn đau
thắt ngực, có thể trước ngực sau xương ức, hay đau ngực trái với cảm giác đau
như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-30 phút (kéo dài hơn
hẳn so với cơn đau thắt ngực ổn định thông thường), thường không quá 1 giờ.
Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là
tay trái. Có thể có kèm theo các triệu chứng như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt
hoặc khó thở. Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại biểu hiện như một tình trạng
rối loạn tiêu hoá, hoặc chẳng hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng), hoặc
lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột
tử...
IV. Chẩn đoán
Do tính chất thường gặp, nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh
chóng của bệnh, nên phương châm chủ đạo là tránh tối đa bỏ sót. Cần nghĩ tới
nhồi máu cơ tim trước biểu hiện đau hoặc tức nặng ở ngực trái mà không cắt nghĩa
được do nguyên nhân nào khác gây ra ở một người lớn tuổi, nhất là khi có các yếu
tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Khi có cơn đau ngực như mô tả, bạn nên ngưng ngay hoạt động, gọi điện
thoại cho thân nhân, nằm nghỉ, có thể sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưỡi (nếu
đã được bác sĩ khuyến cáo trước đó).
- Nếu cơn đau vẫn không giảm, đặc biệt sau khi ngậm Nitroglycerine dưới
lưỡi, cần vào bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để theo dõi ít nhất 12-24 giờ
nhằm loại trừ hoặc xác định chẩn đoán.
- Chẩn đoán nhồi máu cơ tim dựa vào đặc điểm cơn đau thắt ngực, các biến
đổi trên điện tâm đồ, các thay đổi về nồng độ men tim trong máu diễn ra trong quá
trình theo dõi. Nên lưu ý, không phải trường hợp nào cũng có thể dễ dàng chẩn
đoán nhồi máu cơ tim ngay lúc nhập viện. Các trường hợp nghi ngờ nhiều, cần
phải theo dõi sát bằng điện tâm đồ và định lượng men tim trong máu, khoảng cách
giữa mỗi lần tối đa 6 giờ. Chụp động mạch vành bằng thuốc cản quang có hình
ảnh tắc một đoạn động mạch vành do huyết khối là biện pháp chẩn đoán chắc
chắn. Đối với một số bệnh nhân có triệu chứng điển hình, nguy cơ biến chứng cao
(sốc tim, suy tim nặng, rối loạn nhịp ...), nên chụp động mạch vành ngay để có
chẩn đoán xác định và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Những bệnh nhân
còn nghi ngờ có thể sử dụng một số biện pháp chẩn đoán khác như siêu âm tim,
nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim... tùy từng trường hợp trước khi
chụp động mạch vành.
V. Biến chứng nguy hiểm
Nặng nề nhất và không hiếm xảy ra, đó là tử vong. Những biến chứng tiềm
tàng, đe dọa tính mạng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi nhồi máu cơ tim bao gồm
rối loạn nhịp trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim... Một vài trường
hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây thủng buồng tim (vỡ tim) có thể gây tử vong
hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu. Những biện pháp điều trị hiện đại như thuốc
tiêu cục máu đông, can thiệp động mạch vành qua da, kết hợp với điều trị nội khoa
tích cực từ sớm cho phép ngăn ngừa, hạn chế tiến triển và mức độ ảnh hưởng của
các biến chứng với tiên lượng sống của bệnh nhân trong giai đoạn sớm cũng như
lâu dài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_thiep_mach_vanh_tren_benh_nhan_nhoi_mau_co_tim_ky_1_2369.pdf