Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009
cho biết: Có tới 26,14% trong tổng số 2.280 học
sinh được điều tra bị mắc các tật về khúc xạ, trong
đó cận thị chiếm tới 79,53%. Tỷ lệ cận thị của học
sinh thành thị cao hơnvùng nông thôn. Điều tra
của Bệnh việnMắt trung ương tại Hà Nội năm
2009 cũng cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị của học sinh
thành thị là 27,86%, trong khi đó ở vùng ngoại
thành chỉ có
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cận thị ở trẻ cần được phát hiện sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cận thị ở trẻ cần được phát hiện sớm
Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009
cho biết: Có tới 26,14% trong tổng số 2.280 học
sinh được điều tra bị mắc các tật về khúc xạ, trong
đó cận thị chiếm tới 79,53%. Tỷ lệ cận thị của học
sinh thành thị cao hơn vùng nông thôn. Điều tra
của Bệnh viện Mắt trung ương tại Hà Nội năm
2009 cũng cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị của học sinh
thành thị là 27,86%, trong khi đó ở vùng ngoại
thành chỉ có
17,95%.
Nguyên nhân của cận thị
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được
nguyên nhân chính gây nên cận thị, nhưng có nhiều
yếu tố liên quan đến cận thị trong đó có việc trẻ xem
tivi, chơi trò chơi điện tử, sử dụng internet quá nhiều.
Bên cạnh đó là phòng học thiếu ánh sáng, tư thế ngồi
học và đọc sách không đúng cách, bàn ghế không phù
hợp, chưa có bảng chống lóa, môi trường ô nhiễm,
thời gian học và đọc sách không hợp lý, ăn uống
không đủ chất và cả do nguyên nhân di truyền…
TS.BS Vũ Bích Thủy- Khoa Mắt trẻ em Bệnh viện
Mắt trung ương cho biết: Mắt cận thị là mắt có trục
nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ
quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía
trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ
nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết
của mắt trừ khi bị cận thị quá nặng. Nếu cận thị
không được điều trị kịp thời khiến cho thị lực trở nên
kém đi, nhìn mờ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
và chất lượng cuộc sống của trẻ. Biến chứng của cận
thị có thể gây đục dịch kính, thoái hóa võng mạc,
bong võng mạc dẫn đến mù lòa.
Cách điều trị
Cô chú Minh Phượng có Shop phong thủy Hộ Mệnh
rất uy tín, tư vấn phong thủy miễn phí và bán đá
phong thủy, trang sức đá quý, và sách phong thủy để
tự tìm hiểu và ứng dụng.
Để điều trị cận thị ở trẻ em, phương pháp phổ biến,
thuận tiện, dễ dàng và kinh phí ít nhất là đeo kính
gọng. Ngoài ra có thể dùng kính tiếp xúc. Ở nước ta
chỉ dùng Laser Excimer chữa cận thị cho người từ 18
tuổi trở lên. Các chuyên gia về mắt cho biết, một cặp
kính tốt là: Gọng kính phải phù hợp với khuôn mặt;
chiều rộng của gọng, chiều dài của càng kính, cầu tỳ
mũi phải phù hợp với khuôn mặt về kích thước, màu
sắc và khuôn mẫu. Mắt kính phải đúng tâm trục thị
giác; khoảng cách từ kính đến mắt 12mm và độ
nghiêng của kính là 12 độ.
Tuy nhiên theo TS.BS Nguyễn Chí Dũng (Bệnh viện
Mắt trung ương) ở nước ta, kính thuốc chưa được
chấp nhận như một biện pháp điều trị nên chưa được
quản lý chặt chẽ. Hiện tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ được
điều chỉnh kính vẫn rất thấp. Điều này cho thấy, có
một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị tật khúc xạ có nguy cơ đeo
kính không đúng chuẩn.
Phát hiện cận thị thế nào là đúng nhất?
Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm,
nhưng trẻ em đa số chỉ được phát hiện khi trẻ bắt đầu
đi học. Vì thế theo TS Thủy, các bậc cha mẹ khi thấy
trẻ có hiện tượng ngồi gần ti vi; đọc sách, truyện quá
gần; trẻ hay nheo mắt; nghiêng hoặc quay đầu để
nhìn cho rõ; trẻ nheo mắt khi nhìn xa hoặc nghiêng
đầu xem ti vi; trẻ hay mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước
mắt; Thường không thích các hoạt động liên quan
đến nhìn xa; gia đình có ông bà, bố mẹ, hay anh chị
bị cận thị; trẻ có tiền sử sinh non… cần đưa trẻ tới cơ
sở y tế chuyên khoa mắt để được khám, phát hiện và
điều trị kịp thời các tật khúc xạ nói chung và cận thị
nói riêng, tránh các tai biến do các tật khúc xạ gây
nên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_8.pdf