Cẩn thận với 10 loài hoa kiểng độc

Ẩn trong dáng vẻ xinh đẹp quyến rũ, một số loại hoa

kiểng thông thường có thể là nguyên nhân làm bạn nhức

đầu, nôn mửa, co giật thậm chí nếu không được cứu chữa

có khả năng gây tử vong. Đó là lời tựa của quyển “Kim chỉ

nam về những loài cây độc hại” vừa được nhà xuất bản

sách khoa học nổi tiếng Springer ở Đức ấn hành. Sau đây là

10 loài hoa kiểng có độc tính cao, có khả năng ảnh hưởng

tới sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể hiện

diện ngay trong vườn nhà bạn.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cẩn thận với 10 loài hoa kiểng độc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cẩn thận với 10 loài hoa kiểng độc Ẩn trong dáng vẻ xinh đẹp quyến rũ, một số loại hoa kiểng thông thường có thể là nguyên nhân làm bạn nhức đầu, nôn mửa, co giật thậm chí nếu không được cứu chữa có khả năng gây tử vong. Đó là lời tựa của quyển “Kim chỉ nam về những loài cây độc hại” vừa được nhà xuất bản sách khoa học nổi tiếng Springer ở Đức ấn hành. Sau đây là 10 loài hoa kiểng có độc tính cao, có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể hiện diện ngay trong vườn nhà bạn. 1. Hoa đậu tía (hoa đậu tây, tử đằng) có thân leo, thường được trồng trang trí hàng rào, bờ tường hoặc lan can nhà. Những dây hoa màu xanh, tím, hồng hoặc trắng, mọc rũ thành từng lớp sum suê trông rất đẹp. Môt số báo cáo nghiên cứu cho biết ăn bất kỳ bộ phận nào của cây hoa này đều bị nôn mửa, vọp bẻ và tiêu chảy. 2. Hoa mao địa hoàng kết thành chùm trông rất bắt mắt. Cây trưởng thành cao khoảng 1 m, hoa hình chuông màu tía, hồng hoặc trắng rũ xuống, trong cánh hoa có những đốm màu hồng li ti. Ngoài phần lá được dùng làm thuốc chữa bệnh tim, các bộ phận khác của cây mọc hoang này đều có độc, nếu ăn phải có thể gây nôn ói, chuột rút, tiêu chảy và đau họng, sau đó biến chứng sang hệ tim mạch. 3. Hoa cẩm tú cầu thuộc họ bát tiên. Cây có thể cao đến 4,5 m với những chùm hoa màu hồng, trắng xanh và xanh sậm trông giống trái tú cầu. Tuy nhiên, những đóa hoa rực rỡ này có thể gây ngứa, nôn mửa, mệt mỏi, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn, những ai ăn nhầm có thể bị hôn mê, co giật và rối loạn tuần hoàn máu. 4. Hoa lan chuông (hoa tháng 5) có hình dáng giống chiếc chuông, màu trắng hay hồng. Cả thân cây đều chứa độc tố mạnh, chỉ 4 giọt nước ép có thể gây chết cho chó. Khi ngộ độc, nạn nhân sẽ nôn mửa, đau họng, tiêu chảy, co giật và loạn nhịp tim. 5. Hoa hồng môn thường màu đỏ (có thể có màu hồng hoặc trắng), hình trái tim. Nhụy vàng dài ở giữa là nơi chứa độc tố nhiều nhất. Nuốt phải loại hoa này có thể gây bỏng rát ở miệng và giộp da, sau đó khan tiếng. Nạn nhân nên uống nước mát, thuốc giảm đau và nhai kẹo bạc hà để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trên. 6. Hoa cúc, cây có thân thấp và thường mọc thành bụi. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100-200 loài cúc lớn nhỏ. Tiếp xúc với hoa cúc có thể làm bạn nổi mẩn ngứa. 7. Hoa trúc đào có chứa chất độc toàn thân, đến nỗi chỉ cần hít phải khói đốt cây này có thể ngộ độc. Triệu chứng thường gặp là rối loạn nhịp tim do nồng độ kali trong máu tăng cao. 8. Cây si (sung rũ) thuộc họ đa, thường được trồng trong chậu làm kiểng, còn loại trồng ngoài vườn có khi cao hơn 20 m. Chất độc của cây nằm ở phần nhựa màu trắng sữa trong thân và lá mà nếu dính vào da sẽ gây dị ứng, ngứa và phồng rộp. 9. Hoa đỗ quyên rất đẹp nên thường được dùng để trang trí nhà cửa vào dịp Tết. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá của loài cây này rất độc, có thể làm phỏng miệng, nôn mửa, tiêu chảy, ngứa ngáy, nhức đầu, suy cơ và mờ mắt. Nặng hơn, nạn nhân bị rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn tới hôn mê. 10. Hoa thủy tiên, cũng như hoa mai, khi bắt đầu khoe những sắc vàng óng ánh cũng là lúc xuân về. Một số người trúng độc hoa thủy tiên bị nôn mửa, vọp bẻ và tiêu chảy do nhầm lẫn phần củ chứa chất độc với củ tỏi do chúng rất giống nhau. Phần lớn những trường hợp ngộ độc do nuốt phải những loài hoa kiểng vừa kể đều có thể chữa khỏi nếu được cấp cứu kịp thời và dùng thuốc giải theo chỉ dẫn của bác sĩ. XH (nguồn BCT)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_2083.pdf