Cần làm gì để các mô hình trung tâm tri thức và liên kết thư viện đi vào hoạt động hiệu quả - Nhìn nhận từ chính sách đến thực tiễn

Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển

sâu rộng. Trong đó kỷ nguyên của toàn cầu hóa và cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra những cơ chế vận hành mới

cho điều hành và quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội. Với

vai trò là các đơn vị cung cấp thông tin tri thức cho mọi người dân,

các hệ thống thư viện phải không ngừng tiếp cận với những thay

đổi của công nghệ và thông tin, nhằm đưa ra các tiêu chí và công

cụ tra cứu và tìm đọc nguồn thông tin tri thức mình đang sở hữu.

Để làm được điều đó, không chỉ việc số hóa kho tài liệu của đơn vị,

cơ quan mình mà các thư viện cần hình thành và liên kết thành

các trung tâm tri thức cung cấp cho người dùng các cơ sở dữ liệu

phong phú và tập trung một cách hiệu quả. Bài viết nêu bật những

cơ hội và khó khăn cũng như đề xuất các giải pháp cho việc hình

thành các Trung tâm Tri thức số đối với các thư viện tại Việt Nam

hiện nay.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cần làm gì để các mô hình trung tâm tri thức và liên kết thư viện đi vào hoạt động hiệu quả - Nhìn nhận từ chính sách đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... VÀ LIÊN KẾT THƯ VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ - NHÌN NHẬN TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN Đỗ Xuân Đán1* Tóm tắt: Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển sâu rộng. Trong đó kỷ nguyên của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra những cơ chế vận hành mới cho điều hành và quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội. Với vai trò là các đơn vị cung cấp thông tin tri thức cho mọi người dân, các hệ thống thư viện phải không ngừng tiếp cận với những thay đổi của công nghệ và thông tin, nhằm đưa ra các tiêu chí và công cụ tra cứu và tìm đọc nguồn thông tin tri thức mình đang sở hữu. Để làm được điều đó, không chỉ việc số hóa kho tài liệu của đơn vị, cơ quan mình mà các thư viện cần hình thành và liên kết thành các trung tâm tri thức cung cấp cho người dùng các cơ sở dữ liệu phong phú và tập trung một cách hiệu quả. Bài viết nêu bật những cơ hội và khó khăn cũng như đề xuất các giải pháp cho việc hình thành các Trung tâm Tri thức số đối với các thư viện tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Thư viện; Liên kết thư viện; Số hóa tài liệu; Luật thư viện; Trung tâm tri thức. I. NHỮNG GHI NHẬN TÍCH CỰC CỦA NGÀNH THƯ VIỆN TRONG THỜI GIAN QUA Trong những năm qua, trước sự phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ, làn sóng dịch chuyển và đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ∗ Tiến sĩ, Trường Đại học Lao động Xã hội. 470 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM ngành Thư viện cũng đang chủ động chuyển mình bắt kịp với cơ chế và xây dựng các chính sách trình các cơ quan nhà nước ban hành, hướng tới một xã hội học tập và tiếp cận với các tri thức tiến bộ của xã hội. Điểm nổi bật đầu tiên, chúng tôi xin liệt kê một số văn bản pháp luật và chính sách mang tính đột phá trong lĩnh vực thư viện thông tin mà những người hoạt động trong ngành thư viện hết sức mong chờ bấy lâu. Điều đầu tiên phải khẳng định việc nâng cấp từ Pháp lệnh lên thành Luật Thư viện được Quốc hội thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 là một đột phá quan trọng nhất của ngành Thư viện thời gian qua. Theo cách nói của chuyên viên cao cấp Ông Phạm Thế Khang, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Thư viện là: “Luật Thư viện đã trở thành tờ giấy khai sinh, là tấm hộ chiếu để Thư viện Việt Nam hội nhập với bạn bè năm châu. Chúng ta có quyền tự hào về chất lượng của Luật Thư viện Việt Nam so với hàng trăm luật thư viện của các nước trên thế giới”. Đối với ngành Thư viện, cụ thể ở đây là Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã luôn chủ động xây dựng, trình với các cơ quan chức năng cho ban hành nhiều chương trình, đề án, các cuộc hội thảo khoa học: Ngay sau khi Luật Thư viện được Quốc hội thông qua và ban hành cuối năm 2019, chúng ta đã sớm có ngay Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thư viện. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhanh chóng xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền thông qua. Cả Luật Thư viện và Nghị định hướng dẫn này được coi như bảo bối mới, giải tỏa cho nhiều băn khoăn, trăn trở về việc thiếu các căn cứ pháp lý để triển khai các nhiệm vụ cụ thể của ngành. Chúng tôi quan tâm nhất ở hai điểm mang tính gợi mở và được nhấn mạnh trong các văn bản luật này. Một là ưu tiên sưu tầm, bổ sung, xử lý chuẩn hóa nghiệp vụ và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong cùng hệ thống, thư viện cùng ngành, lĩnh vực hoặc khu vực, đặc biệt là vai trò của các thư viện lớn trung tâm; hai là số hóa, lưu giữ, bảo quản và phục vụ 471 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... nghiên cứu, theo quy định của pháp luật. Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ có thể cho phép được số hóa tài liệu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không lo sợ vi phạm bản quyền. Cụ thể: Điều 25, mục 2 điểm đ Luật Thư viện đã nêu: “chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ,..." ở Điều 25 mục 1 của Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy: “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu và giảng dạy”. Như vậy có thể hiểu thư viện được số hóa để phục vụ nghiên cứu (dùng nội bộ và không được bán). Bên cạnh đó Luật cũng đề cập rõ việc bố trí cán bộ có tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ; trụ sở thư viện được bố trí tại nơi trung tâm. Một văn bản mới nữa là Thông tư số 03/2020/TT-BGDĐT ngày 10/02/2020 Quy định chi tiết hướng dẫn tiêu chuẩn định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trong đó có nêu rõ trong các cơ sở giáo dục đào tạo, phải bố trí diện tích tối thiểu tương ứng với quy mô đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng viên. Đặc biệt, trong đó nêu rất cụ thể như hội trường, phòng học, xưởng thực hành, phòng làm việc của giáo sư, giảng viên,... và lần đầu tiên Thông tư đã đưa ra quy chuẩn về diện tích thư viện, cụ thể là diện tích thư viện trong các cơ sở giáo dục phải có 2,5m2/người trên tổng số ít nhất 25% giảng viên và sinh viên quy đổi hiện có. Trước đó cũng có Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Theo hướng dẫn của Thông tư này, chúng ta có cơ sở để làm căn cứ tính giá khi triển khai đề xuất số hóa tài liệu trong các thư viện. Vụ Thư viện, Bộ VHTT&DL cũng liên tục tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đánh giá, khảo sát các mô hình hoạt động trong lĩnh vực thư viện trong khắp cả nước để có căn cứ xây dựng và trình các cơ quan nhà nước ban hành các đề án, kế hoạch... nhằm khai thác tối đa nguồn lực của xã hội nói chung và hệ thống thư viện nói riêng. Cụ thể có thể kể đến như: Đề án Học tập suốt đời, Đề án Xây dựng xã hội học tập, Đề án Văn hóa đọc, Đề án Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 472 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thứ hai, trong hoạt động của tổ chức nghề nghiệp thuộc lĩnh vực thư viện, cũng rất tích cực trong việc luôn tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nhằm quy tụ và phát huy thế mạnh của từng cơ sở, hướng đến xây dựng những mô hình, trung tâm tri thức trong các cơ sở giáo dục và các khu vực, vùng miền Ngày 30/10/2017 tại Quy Nhơn, Bình Định, Liên Chi hội Thư viện đại học phía Bắc và phía Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Xây dựng học liệu mở nội sinh dùng chung" và tại hội thảo đã có khoảng 30 lãnh đạo các thư viện đại học ký bản cam kết: “Hợp tác xây dựng thư viện số đại học dùng chung: Kết nối tri thức – thúc đẩy sáng tạo”. Qua đó, thư viện các trường sẽ cùng tham gia sưu tầm bổ sung, xây dựng và chia sẻ dữ liệu thông tin phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Ngày 25/7/2019, tại Nha Trang, Liên Chi hội Thư viện đại học phía Bắc, phía Nam và Trung tâm TTTV- Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Tối ưu hóa quản trị tri thức số Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện”. Hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp trong việc tạo lập, triển khai, liên kết, chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các cơ quan chuyên môn, cơ sở nghiên cứu, các nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đến nay, được biết đã có các liên kết khối ngành đào tạo như: khối ngành kinh tế (bao gồm kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh), gồm khoảng 50 trường, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì; khối trường đào tạo kỹ thuật do Trường Đại học Bách khoa chủ trì; khối trường đào tạo ngành luật do Trường Đại học Luật chủ trì; khối trường đào tạo nông lâm nghiệp; liên chi hội các vùng và khu vực thuộc khối thư viện công cộng, khối thư viện ngành công an, quân đội, Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN thuộc Cục Thông tin KHCNQG (Bộ KHCN) Các trường đại học cũng đã chủ động lập dự án đầu tư, nâng cấp hoặc được sự đầu tư từ Dự án Giáo dục đại học do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Do vậy, riêng về mảng thư viện đã có những sự khởi sắc, đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao và là một trong những tiêu chí phục vụ kiểm định và khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo của một trường đại học hay viện nghiên cứu. 473 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... II. MỘT VÀI THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Không thể không thừa nhận nỗ lực và cố gắng của ngành thư viện và những người làm nghề thư viện tâm huyết trong những năm qua đã có tiếng nói và hành động, việc làm thiết thực trong tham mưu, đề xuất các chính sách cho sự đổi mới và thay đổi về nhận thức của xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin thư viện thời gian qua. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động và đánh giá, chúng tôi nhận thấy vẫn còn những điểm bất cập như sau: Thứ nhất, mặc dù Luật Thư viện ra đời và đi kèm sau đó là Nghị định của Chính phủ đã được ban hành trong một thời gian ngắn, cùng với đó là một số văn bản của các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác thông tin thư viện. Tuy nhiên, Luật vẫn còn dừng ở văn bản trên giấy, mà chưa đi vào thực tiễn hoạt động của ngành, của nghề một sớm một chiều. Để dần biến từ chính sách đến hiệu quả thực tiễn trong hoạt động của lĩnh vực chuyên môn, rất cần sự phổ biến, tuyên truyền và kèm với đó là những giải pháp chi tiết cụ thể, nếu không văn bản chỉ mãi ở trên giấy. Đơn cử như Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học được ban hành ngày 10/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chưa có nhiều tác dụng khi ứng dụng vào thực tiễn. Trong khi thực tế, những người làm trong ngành luôn kêu ca thiếu văn bản pháp lý để triển khai hoạt động. Thứ hai, việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dữ liệu từ các trường được đầu tư chưa thống nhất, rời rạc, thậm chí kém hiệu quả, do chính sách, do sự thiếu chủ động, do còn tùy thuộc vào mức độ cho phép của lãnh đạo các trường, hoặc lãnh đạo địa phương. Đơn cử, người ta rất mong đợi Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là nơi lưu trữ đầy đủ nhất về các tài liệu, cơ sở dữ liệu toàn văn hoặc điện tử, chuẩn hóa về mặt xử lý nghiệp vụ để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, chia sẻ cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đã được xử lý, giúp cho các thành viên đỡ tốn công sức xử lý lại từ đầu hoặc sẽ có sự không chuẩn hóa. Tuy nhiên, như đánh giá của tác giả Lê Đức Thắng trong bài viết “Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ tại TVQGVN” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo phục vụ xây dựng đề án: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động của 474 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM thư viện ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: “Phần mềm thư viện đã sử dụng 19 năm, không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại của công nghệ. Tính năng thường xuyên lỗi, trục trặc gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong việc xử lý, quản lý, phổ biến thông tin, đặc biệt chưa đảm bảo được vai trò là trung tâm xử lý dữ liệu tập trung, chia sẻ cho thư viện toàn quốc. Điều này vô hình chung gây lãng phí nguồn nhân lực và kinh phí cho toàn hệ thống thư viện cả nước”. Thứ ba, trong các cuộc hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực thông tin thư viện, rất hiếm khi thấy sự xuất hiện lãnh đạo hay người có trách nhiệm từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ tư, lâu nay, các nhóm liên hiệp thư viện thuộc khối ngành nghề hoặc địa bàn, các thư viện có đủ nguồn lực luôn chủ động đề xuất việc mua các bộ sưu tập số của nước ngoài, điều đó cũng là cần thiết. Tuy nhiên, tỷ lệ và hiệu quả sử dụng chưa cao, nguyên nhân có thể do khả năng sử dụng ngoại ngữ của giảng viên, sinh viên, người nghiên cứu, cũng có thể do không mang tính cấp thiết, bắt buộc họ phải tìm đọc. Chúng tôi nhận thấy ở mảng bộ sưu tập số thuộc các lĩnh vực tri thức khác nhau của các nhà xuất bản, các tạp chí trong nước, các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành còn bỏ ngỏ đối với bạn đọc và vác thư viện, cơ quan nghiên cứu. Có thể do họ chưa quan tâm, chưa có các văn bản hướng dẫn từ cơ quan nhà nước, chưa có những tuyên truyền quảng bá đến cộng đồng giới đào tạo và nghiên cứu. Hiện như chúng tôi biết mới chỉ có Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ KH&CN); một số ít tạp chí chuyên ngành uy tín, tạo lập các cơ sở dữ liệu để cung cấp cho người dùng tin ở dạng số và điện tử. Tuy nhiên, tính phổ biến tới đông đảo người có nhu cầu còn hạn chế. Thứ năm, việc đầu tư, mua sắm nguồn thông tin, tài liệu từ các thư viện cũng có nhiều bất cập. Có nơi nhiều đầu tư kinh phí mua về thì không có người dùng, nơi có người dùng thì không có kinh phí để mua hoặc không thể sử dụng được từ thư viện khác. Chia sẻ từ lãnh đạo một thư viện đại học, cơ sở dữ liệu họ mua của nước ngoài với nhiều tỷ đồng, nhưng thống kê mỗi năm chỉ khoảng vài chục người tìm đọc. Nhiều thư viện, đặc biệt là thư viện công cộng duy trì bởi các kho sách chết, hàng năm không có bạn đọc ghé thăm. 475 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... Thứ sáu, mặc dù các tổ chức thuộc hội nghề nghiệp như Hội Thư viện Việt Nam, Liên Chi hội thư viện đại học phía Bắc, phía Nam liên tục tổ chức các hội thảo, tọa đàm, nhằm đề xuất các giải pháp cho công tác nghiệp vụ và kiến nghị chính sách cho ngành thư viện để có cơ sở pháp lý cho hoạt động lĩnh vực này hiệu quả hơn nhưng các cuộc hội thảo này mới chỉ dừng ở nội bộ những người làm thư viện, hầu như rất hiếm sự có mặt của các quan chức thuộc bộ, ngành có thẩm quyền ban hành chính sách. Đồng thời các ý kiến đề xuất, kiến nghị cũng rất ít/hiếm khi được tập hợp và gửi cho các cơ quan chức năng. Do vậy tiếng nói hay ảnh hưởng của hội nghề nghiệp tới xã hội nói chung hay các cơ quan chuyên ngành cũng chưa được rõ nét và hiệu quả. III. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO THƯ VIỆN VIỆT NAM NHẰM PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Chưa bao giờ có nhiều văn bản được ban hành, nhiều cuộc hội thảo tọa đàm liên quan đến lĩnh vực thư viện được tổ chức như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, ngành thư viện vẫn còn gặp một số khó khăn, rào cản, cả về cơ chế chính sách, lẫn nhận thức hành động. Trước những thực trạng như vậy, để góp phần giúp thư viện làm tốt vai trò và sứ mệnh của mình trong việc phục vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và phát triển khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số nội dung nhằm tiến tới xây dựng các Trung tâm Tri thức số cho thư viện Việt Nam, tập trung vào các giải pháp cụ thể sau đây: 1. Triển khai và hoàn thiện văn bản, cơ chế, chính sách và mô hình phù hợp liên quan đến lĩnh vực thông tin thư viện. Chúng ta đã có Luật, có Nghị định và một số thông tư liên quan. Tuy nhiên, cần chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến và áp dụng văn bản luật làm sao cho các cấp quản lý, lãnh đạo, người làm công tác trực tiếp nắm rõ và vận dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu để ban hành các thông tư, thông tư liên tịch giữa các bộ có liên quan, cụ thể là Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTBXH trong việc hướng dẫn và thực thi các vấn đề còn chung chung chưa cụ thể từ Luật và Nghị định. 476 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Cụ thể như vấn đề cho phép sao lưu, số hóa tài liệu phục vụ lưu trữ và nghiên cứu, học tập và giảng dạy; vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong việc cho phép truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin ra bên ngoài; vấn đề liên kết các nhóm, hiệp hội thư viện cùng khối, ngành hoặc địa bàn, bởi hiện nay các hoạt động nói trên vẫn chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình, tự nguyện hoặc tự phát từ các thư viện mà chưa có những căn cứ và trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; vấn đề đầu tư, mua sắm tập trung về cơ sở dữ liệu thông tin, tài liệu, phần mềm; vấn đề cho phép thu phí từ các dịch vụ Trong chuyến thăm quan thực tế một số thư viện trường đại học tại Hàn Quốc của đoàn đại biểu thư viện các trường ĐH phía Bắc, phía Nam, chúng tôi nhận thấy, họ đã đặt viết và đưa vào sử dụng một phần mềm thư viện chung áp dụng cho thư viện tất cả các trường đại học trong cả nước. Điều này sẽ tạo được ít nhất hai thứ: một là tiết kiệm ngân sách quốc gia, hai là rất dễ dàng trong việc thống nhất sưu tầm, xử lý và chia sẻ dữ liệu, tra cứu và sử dụng thông tin, bảo trì bảo dưỡng giữa thư viện và các cơ sở đào tạo. Thực trạng mua phần mềm và CSDL ở Việt Nam, chúng tôi thấy chủ yếu vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh trường nào trường ấy đầu tư; phần mềm cũng có nhiều loại khác nhau, chưa có quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá và tư vấn. Hiện nay, chạy theo xu thế số hóa, các đơn vị đua nhau xin dự án số hóa tài liệu, nơi nào cũng sắm máy và thiết bị, có khi sử dụng chỉ vài lần, trong khi mua sắm nhiều tỷ đồng, có nơi, thậm chí khi không có người biết sử dụng, nhiều nơi cùng số hóa một tên sách giống nhau. Do vậy dẫn đến việc đầu tư lãng phí và không hiệu quả từ nguồn đầu tư ngân sách. Một vấn đề nữa cần xem xét các tiêu chí đánh giá kiểm định trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nếu chỉ coi thư viện đại học là một trong hàng trăm tiêu chí ngang nhau so với các tiêu chí khác của trường đại học, khi mà thư viện không đạt, trong khi mỗi trường ĐH vượt qua 80/100 điểm/tiêu chí, thì trường đại học đó vẫn coi như đạt và vượt qua vòng kiểm định. Điều này sẽ dẫn đến lãnh đạo các trường không/hoặc chẳng cần thiết phải đầu tư thay đổi cho thư viện. 477 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... Chúng tôi quan tâm đến một ý tưởng trong bài viết của tác giả Nguyễn Việt Trung đăng trong Kỷ yếu Hội thảo phục vụ xây dựng Đề án: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động của thư viện ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, do Vụ Thư viện Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8/2020 với tiêu đề: “Đề xuất mô hình kiến trúc trung tâm dữ liệu thư viện điện tử quốc gia”. Theo bài viết, trung tâm dữ liệu sẽ cho phép triển khai, kết nối các quy trình công việc quan trọng, thực hiện các công việc như tìm kiếm, liên kết, truy vấn, tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo và tự động hóa các quy trình, giúp giảm chi phí, thời gian và đưa ra các quyết định chính xác cho người dùng và lãnh đạo. Đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng phần cứng thiết bị và công nghệ được đầu tư và kết nối trên nền tảng mạng LAN và Web 2. Tạo lập các cơ sở dữ liệu nội sinh thuộc tất cả các lĩnh vực nghiên cứu trong nước. Như đã phân tích ở phần trên, các thư viện (đặc biệt là thư viện đại học, viên nghiên cứu) bấy lâu nay vẫn tìm mua những cơ sở dữ liệu tri thức nước ngoài hết sức tốn kém, nhưng việc sử dụng lại chưa hiệu quả. Thậm chí có tình trạng nơi cần thì không có tiền mua; nhiều nơi mua về thì để đó, hoặc rất ít người có khả năng đọc tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên không hiểu vì sao rất ít các bộ sưu tập về các lĩnh vực nghiên cứu, tạp chí, xuất bản lại thiếu vắng những cơ sở dữ liệu phát hành bằng tiếng Việt. Chúng tôi đề xuất Nhà nước cần có những quy định bắt buộc hoặc chỉ đạo, hướng dẫn hoặc giao các cơ quan chuyên môn chủ trì trong việc xây dựng, số hóa, tạo lập các cơ sở dữ liệu nội sinh tập trung từ các cơ sở đào tạo, các địa phương, bộ ngành, các nhà xuất bản, các cơ quan tạp chí, truyền thông nhằm tập hợp thành các đầu mối thuộc quản lý nhà nước cho các lĩnh vực thông tin tri thức và có phương án phân phối, chia sẻ, khai thác nhằm phục vụ mục đích tra cứu, nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho cộng đồng và xã hội. 3. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của cán bộ làm công tác thông tin thư viện, nhằm hiểu rõ và vận dụng sáng tạo các chính sách đã ban hành. Không ngừng học hỏi để tiếp cận với khoa học và công nghệ trong bối cảnh đất nước tiến vào kỷ nguyên số hóa, với công nghệ 4.0, nhằm 478 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cho phép triển khai các bước số hóa, dịch vụ liên thông, liên kết với cơ sở bên ngoài, nhằm hướng tới cùng khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin từ các cơ sở một cách hiệu quả. 4. Phát huy tiếng nói và tầm ảnh hưởng của tổ chức hội nghề nghiệp. Cụ thể là như Hội Thư viện Việt Nam, Liên Chi hội TVĐH phía Bắc, phía Nam, Liên Chi hội thư viện công cộng các khu vực, khối thư viện lực lượng vũ trang, Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN trong việc chia sẻ thông tin, nghiệp vụ; tăng cường sức ảnh hưởng của tổ chức hội nghề nghiệp trong việc tham gia khảo sát nghiên cứu các đề tài, dự án, phản biện và trình các chính sách liên quan đến những tiêu chuẩn, chế độ thuộc lĩnh vực ngành trong phạm vi hoạt động của mình đối với xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước. IV. KẾT LUẬN Hướng đến việc hình thành các Trung tâm Tri thức số cho thư viện Việt Nam là nhiệm vụ và xu thế tất yếu của đất nước trong kỷ nguyên số, toàn cầu hóa và chúng ta đang bắt đầu bước vào giai đoạn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngành Thư viện và những người làm nghề thư viện thấy có trách nhiệm đề xuất các ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tìm kiếm các giải pháp để phục vụ hiệu quả các nguồn lực thông tin tri thức vì sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020), Kỷ yếu Hội thảo phục vụ xây dựng Đề án: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động của thư viện ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. 3. Nguyễn Huy Chương (2014), Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin thư viện đại học Việt Nam với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp – thư viện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 479 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC... 5. Đỗ Xuân Đán (2019), Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và nguồn lực thông tin tri thức trong các thư viện ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động thư viện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thư 4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 40. 6. Mẫn Đạt (2018), Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến các thư viện đại học ở Việt Nam, Thư viện thông minh Công nghệ - Dữ liệu – con người, tr. 132- 140. 7. Luật Thư viện số: 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019. 8. Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thư viện. 9. Nguyễn Hoàng sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng, Xây dựng thư viện số đại học dùng chung thông qua công cụ tìm kiếm thông minh Primo và phần mềm quản trị tài liệu số nội sinh Dispace. Công nghệ - Dữ liệu – con người, tr. 491 – 502. 10. Thông tư số 03/2020/TT-BGDĐT ngày 10/02/2020 Quy định chi tiết hướng dẫn tiêu chuẩn định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo. 11. Trường ĐH KHXH NV (2014), Hoạt động thông tin thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_lam_gi_de_cac_mo_hinh_trung_tam_tri_thuc_va_lien_ket_thu.pdf
Tài liệu liên quan