Cận cảnh xơ vữa động mạch

Đã đến lúc chúng ta phải phòng tránh xơ vữa động mạch ngay từ khi

còn nhỏ, bởi những chứng bệnh tim mạch đang ngày càng. trẻ hóa.

Chúng ta hẳn chẳng ai xa lạ với hai từ tim mạch. Tuy người ta nhắc

tim trước rồi mới nhớ đến mạch, nhưng trên thực tế thì đa số trường hợp

bệnh tim lại bắt đầu từ mạch máu mà điển hình là chứng xơ vữa động mạch.

Để có những hiểu biết sâu hơn về chứng bệnh nguy hiểm này, trước

hết chúng ta cùng tìm hiểu về động mạch vành -những mạch máu nhỏ chia

nhau chạy một vòng trên mặt tim như một vành nón. Những động mạch bé

nhỏ ấy mang trọng trách lớn lao: dẫn máu đến cơ tim. Và như thế, cũng có

nghĩa là chúng hỗ trợ cho ôxy (chứa trong máu) tìm đường đến với trái tim

bé bỏng. (Và bây giờ thì bạn hãy tạm quên đi những chùm mạch, và tập

trung sự chú ý vào trái tim).

Mặc dù chỉ nặng khoảng 250g (2-4 phần nghìn trọng lượng cơ thể),

nhưng tim mang một sứ mệnh cao cả: duy trì sự sống cả về thể chất và tâm

hồn con người. Mỗi phút tim đập trung bình 70 nhịp, nhưvậy trong 24 giờ

(tức 1440 phút), nó phải đập tới 108.000 nhịp. Nếu mỗi nhịp đập nó đưa vào

mạch máu 70ml máu, thì mỗi ngày đêm nó phải bơm 7000ml máu.

Trong nhiều trường hợp, tùy theo thể trạng con người lúc đó mà tim

phải làm việc nhiều hơn. Chẳng hạn, khi ăn, công suất của tim phải tăng

30%, khi xúc động lo lắng tăng 50-100%, khi lao động chân tay tăng gấp 7-10 lần, cả khi trời nóng hoặc thời kỳ mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn

lúc bình thường.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cận cảnh xơ vữa động mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cận cảnh xơ vữa động mạch Đã đến lúc chúng ta phải phòng tránh xơ vữa động mạch ngay từ khi còn nhỏ, bởi những chứng bệnh tim mạch đang ngày càng... trẻ hóa. Chúng ta hẳn chẳng ai xa lạ với hai từ tim mạch. Tuy người ta nhắc tim trước rồi mới nhớ đến mạch, nhưng trên thực tế thì đa số trường hợp bệnh tim lại bắt đầu từ mạch máu mà điển hình là chứng xơ vữa động mạch. Để có những hiểu biết sâu hơn về chứng bệnh nguy hiểm này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về động mạch vành - những mạch máu nhỏ chia nhau chạy một vòng trên mặt tim như một vành nón. Những động mạch bé nhỏ ấy mang trọng trách lớn lao: dẫn máu đến cơ tim. Và như thế, cũng có nghĩa là chúng hỗ trợ cho ôxy (chứa trong máu) tìm đường đến với trái tim bé bỏng. (Và bây giờ thì bạn hãy tạm quên đi những chùm mạch, và tập trung sự chú ý vào trái tim). Mặc dù chỉ nặng khoảng 250g (2-4 phần nghìn trọng lượng cơ thể), nhưng tim mang một sứ mệnh cao cả: duy trì sự sống cả về thể chất và tâm hồn con người. Mỗi phút tim đập trung bình 70 nhịp, như vậy trong 24 giờ (tức 1440 phút), nó phải đập tới 108.000 nhịp. Nếu mỗi nhịp đập nó đưa vào mạch máu 70ml máu, thì mỗi ngày đêm nó phải bơm 7000ml máu. Trong nhiều trường hợp, tùy theo thể trạng con người lúc đó mà tim phải làm việc nhiều hơn. Chẳng hạn, khi ăn, công suất của tim phải tăng 30%, khi xúc động lo lắng tăng 50-100%, khi lao động chân tay tăng gấp 7- 10 lần, cả khi trời nóng hoặc thời kỳ mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn lúc bình thường. Trung bình, một cơ tim sẽ nhận được 5% máu và tiêu thụ 10-12% ôxy của toàn cơ thể. Trong cùng một đơn vị thời gian, 1g cơ tim tiêu thụ ôxy gấp nhiều lần so với 1g các bộ phận khác (Mỗi phút, 100g gan chỉ tiêu thụ 2ml ôxy, 100g não tiêu thụ 3.3ml, 100g thận tiêu thụ 6ml, còn 100g cơ tim tiêu thụ 9.7ml). Thế nên chỉ cần 5-6 giờ không có ôxy, các tế bào cơ tim có thể bị hoại tử ngay lập tức. Nhưng tất cả lượng máu và ôxy đều chẳng có tác dụng gì nếu không có các động mạch vành. Và khi hệ động mạch này trục trặc thì trái tim bạn sẽ có vấn đề. Về đại thể, xơ vữa động mạch nói chung và động mạch vành nói riêng có thể hiểu nôm na là thành mạch máu trở nên xơ cứng, kém đàn hồi bởi các màng vữa (là mỡ, cholesterol, calcium và nhiều chất cặn khác trong máu) phát triển trong thành mạch. Ở người bình thường, mặt trong thành mạch nhẵn nhụi, đồng nhất một màu vàng nhạt, và động mạch co giãn linh hoạt. Khi những màng vữa phát triển, mặt trong của động mạch trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ban đầu, người ta sẽ chỉ thấy những chấm hoặc những dải đậm màu hơn. Dần dần, chúng sẽ lan rộng, ở tuổi 25 chúng sẽ chiếm tới 30-40% bề mặt của động mạch chủ. Chúng sẽ ngày một dày lên, tạo thành những chướng ngại vật khiến động mạch bị hẹp lại. Khi chướng ngại vật còn ít, máu vẫn còn qua lại tương đối dễ dàng. Nhưng nếu các mảng vữa tiếp tục lớn lên tới 60-70% thì đương nhiên máu sẽ bị cản trở đáng kể và sẽ không đủ để cung cấp cho tim nữa. Ở giai đoạn muộn, những mảng vữa này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể bị vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới. Chứng xơ vữa động mạch vành là thủ phạm gây nên khoảng 90-95% các bệnh về tim mạch (đột quỵ, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, suy tim, u huyết) trong khi các màng vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên. Những màng xơ vữa này xuất hiện từ lúc còn nhỏ và sẽ thấy rõ nếu trên 30 tuổi. Và bạn cũng nên biết rằng trên 20 tuổi, ai cũng có thể xơ vữa động mạch, chỉ khác nhau về vị trí và mức độ mà thôi. Động mạch nào cũng có thể bị xơ vữa, nhưng trong số đó sớm nhất là động mạch chủ bụng, rồi đến động mạch vành và đến động mạch não, tiếp đến là các động mạch ở chân tay. Thuốc và phẫu thuật là những kỹ thuật chuyên sâu giúp sửa chữa và dọn dẹp các chướng ngại vật trong động mạch, nhưng giải pháp lâu bền và hữu hiệu nhất vẫn là sự thay đổi các thói quen không tốt cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhằm giúp chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_4.PDF
Tài liệu liên quan