Cán cân thương mại Việt Nam

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn có xu hướng thâm hụt ( nhập khẩu cao hơn xuất khẩu ), con số thâm hụt ngày một tăng lên trong những năm gần đây. Trong 8 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực và thị trường xuất khẩu chủ yếu được duy trì. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 79,13 tỷ USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2008

doc10 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cán cân thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 1. Cán cân thương mại Tổng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 2000 – 2008 Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 30,119.2 14,482.7 15,636.5 -1,153.8 31,247.1 15,029.2 16,217.9 -1,188.7 36,451.7 16,706.2 19,745.6 -3,039.5 45,405.1 20,149.3 25,255.8 -5,106.5 58,453.8 26,485 31,968.8 -5,483.8 69,208.2 32,447.1 36,761.1 -4.314.0 84,717.3 39,826.2 44,891.1 -5,064.9 111,326.1 48,561.4 62,764.7 -14,203.3 143,398.9 62,685.1 80,713.8 -18,028.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam (đơn vị: tỷ USD) Nhận xét chung: Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn có xu hướng thâm hụt ( nhập khẩu cao hơn xuất khẩu ), con số thâm hụt ngày một tăng lên trong những năm gần đây. Trong 8 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực và thị trường xuất khẩu chủ yếu được duy trì. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 79,13 tỷ USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó xuất khẩu là 37,06 tỷ USD, giảm 14,6% và nhập khẩu là 42,08 tỷ USD, giảm 28,7%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…tăng trưởng đều vào các tháng trong quý III/2009. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu bình quân của nhiều mặt hàng chủ lực đã tăng dần lên so với các tháng đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân trong quý III/2009 đạt 4,6 tỷ USD/tháng cao hơn so với mức bình quân 4,5 tỷ USD/tháng trong quý II nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân 5,98 tỷ USD/tháng của cùng kỳ năm 2008. Tính chung 9 tháng, nhập siêu hơn 6 tỷ USD chiếm gần 16% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. a) Xuất khẩu _ Quy mô và tốc độ: Tháng 8/2009, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 4,52 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng 7/2009. Trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 2,1 tỷ USD, giảm 0.5% so với tháng trước; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này 8 tháng lên 14,61 tỷ USD và chiếm 39% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. _ Một số mặt hàng xuất khẩu chính: + Hàng dệt may: Trong 8 tháng năm 2009, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với trị giá đạt 3,25 tỷ USD và chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trên cả nước. Đứng thứ hai là thị trường EU với kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD, tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: 605 triệu USD; Đài Loan: 141 triệu USD; Hàn Quốc: 123 triệu USD; Canada: 121 triệu USD… + Giày dép các loại: Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu nhóm hàng giày dép của nước ta đạt 2,72 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó thị trường EU là 1,33 tỷ USD, giảm 21% và chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ, trị giá xuất khẩu đạt 697 triệu USD; Mexico: 91 triệu USD; Nhật Bản: 83 triệu USD; Trung Quốc: 62 triệu USD… + Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các đối tác lớn trong 8 tháng qua như sau: thị trường EU với kim ngạch gần 704 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2008; Nhật Bản: 464 triệu USD, giảm 13,7%; Hoa Kỳ: 448 triệu USD, tăng 4%; Hàn Quốc: 189 triệu USD, giảm 10,9%... + Dầu thô: Tính đến hết tháng 8, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là 9,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng xuất khẩu so tăng so với cùng kỳ năm 2008 nhưng do giá bình quân giảm mạnh tới 51,9% (tương đương với giảm 46 USD/ tấn), nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 8 tháng chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 48,2%. Các thị trường chính nhập khẩu dầu thô của nước ta chủ yếu là Australia: 2,5 triệu tấn; Singapore: 1,74 triệu tấn; Malaysia: 1,36 triệu tấn; Nhật Bản: 685 nghìn tấn; Hoa Kỳ: 672 nghìn tấn; Hàn Quốc: 656 nghìn tấn… + Gạo: Tháng 8, lượng gạo xuất khẩu là 417 nghìn tấn, nâng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng lên 4,63 triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu gạo của các nước đạt 2,11 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2008. Tính đến hết tháng 8/2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang hầu hết các châu lục đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2008 (trừ Châu Mỹ). Trong đó, lượng gạo xuất khẩu sang Châu Á đạt 2,66 triệu tấn, tăng 22,4% và chiếm 57% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước; sang Châu Phi:1,13 triệu tấn, tăng 124%; sang Châu Mỹ: 387 nghìn tấn, giảm 12%; sang châu Đại Dương: 267 nghìn tấn, tăng mạnh 317%; sang Châu Âu: 182 nghìn tấn, tăng 83,2% so với cùng kỳ năm 2008. + Cao su: Tháng 8/2009, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước là 410 nghìn tấn, kim ngạch là 603 triệu USD, giảm 42,4% so với cùng kỳ năm 2008. Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua với 285 nghìn tấn, chiếm 69,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 18,1 nghìn tấn; Malaysia: 6,9 nghìn tấn; Đài Loan: 13,5 nghìn tấn; Đức: 11 nghìn tấn; Hoa Kỳ: 8,7 nghìn tấn… + Cà phê: Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng qua là Bỉ: 118, 7 nghìn tấn; Đức: 92,4 nghìn tấn; Hoa Kỳ: 86,3 nghìn tấn; Italia: 78,7 nghìn tấn… + Gỗ và sản phẩm gỗ: Tháng 8/2009, xuất khẩu mặt hàng này đạt 208 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng trước, nâng tổng kin ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam 8 tháng/2009 lên 1,55 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2008. Hết thangs, Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất với 664 triệu USD, tiếp theo là thị trường EU: 344 triệu USD; Nhật Bản: 231 triệu USD; Trung Quốc: 96 triệu USD… + Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Dẫn đầu vè nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ với 278 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản: 230 triệu USD; Thái Lan: 181 triệu USD; Trung Quốc: 150 triệu USD; Singapore: 108 triệu USD; Hà Lan: 107 triệu USD… b) Nhập khẩu _ Quy mô và tốc độ: Tháng 8/2009, trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước là 5,85 tỷ USD, giảm 7,5% so với tháng trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 2,19 tỷ USD, giảm 7% (tương đương giảm 166 triệu USD). Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có 8 trong số 43 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng dương trong tháng 8. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh (trừ sắt, thép các loại tăng 10,4%). Cụ thể: xăng dầu giảm 18,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 8,2%; chất dẻo giảm 11,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 7,2%... _ Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: + Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng năm 2009 là 7,33 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ 2008. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cù, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2.4 tỷ USD, giảm 6,7%; Nhật Bản: 1,47 tỷ USD, giảm 19,3%; Hàn Quốc: 521 triệu USD, giảm 21,7%; Hoa Kỳ: 462 triệu USD, tăng 12,6%...so với cùng kỳ năm 2008. + Sắt thép các loại: Hết 8 tháng năm 2009, lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước là 6,16 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước với giá trị đạt được là 3,21 tỷ USD. + Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 205 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng năm 2009 lên 1,27 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2008. Hết 8 tháng năm 2009, thức ăn gia súc và nguyên liệu được nhập khẩu từ Argentina là 394 triệu USD, tăng 233%; Ấn Độ: 307 triệu USD, giảm 51,6%; Hoa Kỳ: 110 triệu USD, giảm 5,4%; Trung Quốc: 109 triệu USD, tăng 35,2%... + Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: Trong tháng 8 nhập khẩu là 573 triệu USD, giảm 11,6 so với tháng 7 năm 2009 (tương đương giảm 75 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó giá trị nhập khẩu vải là 327 triệu USD, giảm 13,6%; nguyên phụ liệu dệt may:131 triệu USD, giảm 15,2%, xơ sợi dệt giảm 2,5% và lượng bông nhập khẩu giảm 4,2%. Hết tháng 8/2009, nhóm hàng này đạt kim ngạch là 4,64 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da giày cho Việt Nam trong 8 tháng qua là: Trung Quốc: 1,3 tỷ USD; Đài Loan: 946 triệu USD; Hàn Quốc: 905 triệu USD; Nhật Bản: 302 triệu USD; Hồng Kông: 270 triệu USD… + Xăng dầu: Hết tháng 8/2009, cả nước nhập khẩu 8,75 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 8,6 % so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 4 tỷ USD, giảm tới 55,7%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với hơn 3,4 triệu tấn, tiếp theo là Đài Loan: 1,69 triệu tấn; Trung Quốc: 1,59 triệu tấn; Hàn Quốc: 836 nghìn tấn; Nga: 416 nghìn tấn; Thái Lan: 350 nghìn tấn… + Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng 8/2009 là 338 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng 2009 lên 2,29 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tính đến hết tháng 8 năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 842 triệu USD, tăng 2% so với 8 tháng năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản:494 triệu USD, giảm 5,7%; Đài Loan: 183 triệu USD, giảm 3,4%; Malaysia: 178 triệu USD, giảm 0,7%... + Chất dẻo nguyên liệu: Trong tháng 8/2009 nước ta nhập khẩu 201 nghìn tấn, giảm 11,3% so với tháng 7/2009 và đạt giá trị là 269 triệu USD. Hết tháng 8/2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 1,44 triệu tấn, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt giá trị là 1,73 tỷ USD. Hết 8 tháng năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 268 nghìn tấn, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2008; Đài Loan: 213 nghìn tấn, giảm 2,4%; Thái Lan: 192 nghìn tấn, tăng 6,7%; Arab: 163 nghìn tấn, tăng 79,3 %; Singapore: gần 102 nghìn tấn, tăng 3,8%... + Phân bón: Hết 8 tháng năm 2009, cả nước nhập khẩu 2,85 triệu tấn phân bón các loại, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng phân Ure nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua là 897 nghìn tấn, phân SA là 741 nghìn tấn, phân DAP là gần 705 nghìn tấn, phân Kali là 250 nghìn tấn, phân NPK là 194,5 nghìn tấn. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc: 1,13 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 291 nghìn tấn; Ukraina: 202 nghìn tấn; Hàn Quốc: 198 nghìn tấn; Philipine: 1963 nghìn tấn; Hoa Kỳ: 129 nghìn tấn; Đài Loan:83,8 nghìn tấn… + Ô tô nguyên chiếc các loại và các linh kiện, phụ tùng ô tô: Sau khi đạt mức tăng trưởng đột biến trong tháng 7, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bắt đầu giảm với lượng nhập khẩu trong tháng 8 là 7,27 nghìn chiếc, trị giá 107 triệu USD. Trong đó, số lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu là 4,3 nghìn chiếc, giảm 15% so với tháng 7 với trị giá là 45 triệu USD. Trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô trong tháng 8 đạt 158 triệu USD, giảm 11,4& so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng 2009 lên 935 triệu USD. 2. Cán cân dịch vụ Xuất nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 ( đơn vị: triệu USD ) 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 ( thực hiện ) 6 tháng đầu năm 2009 ( so với cùng kỳ năm 2008) Xuất khẩu 3682 2737 74.3 Dịch vụ hàng không 562 359 62.4 Dịch vụ vận tải biển 575 359 62.4 Dịch vụ bưu chính viễn thông 45 37 82.2 Dịch vụ du lịch 2190 1550 70.8 Dịch vụ tài chính 120 105 87.5 Dịch vụ bảo hiểm 35 31 88.6 Dịch vụ Chính phủ 25 20 80 Dịch vụ khác 130 105 80.8 Nhập khẩu 4414 3256 73.8 Dịch vụ hàng không 710 570 80.3 Dịch vụ vận tải biển 150 135 90 Dịch vụ bưu chính viễn thông 28 29 115.7 Dịch vụ du lịch 110 93 84.5 Dịch vụ bảo hiểm 80 65 81.3 Dịch vụ Chính phủ 24 20 83.3 Dịch vụ khác 560 420 75 Từ bảng thống kê trên ta thấy, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến thu nhập của người không cư trú, bên cạnh đó dịch cúm H1N1, dịch sốt xuất huyết đã tác động không nhỏ tới ngành du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng năm 2009 giảm 16% so với cùng kỳ năm 2008; các khoản thu từ dịch vụ hàng không và vận tải đều giảm và chỉ bằng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2008. 3. Cán cân vốn Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn của Việt Nam luôn ơ trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến nay. Như vậy, tổng mức thặng dư của cán cân vốn trong 8 năm qua ước đạt khoảng 51,875 USD, bù đắp được trên 71% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2001- 2008 chỉ vào khoảng 20,62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và bằng khoảng 5% GDP. Từ năm 2001 đến nay, cán cân vốn được cải thiện mạnh mẽ do vốn nước ngoài tiếp tục chảy vào khi Việt Nam mở cửa hoạt động thương mại đầu tư, bao gồm ODA và FDI, đầu tư gián tiếp. Dự báo trong năm 2009, tỷ trọng các nguồn vốn này có thể lên tới 40% tổng đầu tư toàn xã hội so với 30% năm 2006 và khoảng 20% giai đoạn 2001 – 2005. Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam ổn định cán cân thanh toán về trung hạn. a) Đầu tư trực tiếp vào VN (FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng do môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hơn, lợi thế về chi phí đầu tư như chi phí lao động, giá điện đang cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trong giai đoan 2001 – 2005, cam kết đầu tư FDI bình quân tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD/năm, đặc biệt năm 2005 đạt 5,7 tỷ USD và năm 2006 đạt trên 6 tỷ USD. Giải ngân vốn FDI cũng đạt bình quân trên 3 tỷ USD/năm. Năm 2008 là năm thành công của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới và khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI của cả nước đạt khoảng 65 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 5 lần so với năm 1996, gấp 2,73 lần tổng số vốn FDI đăng ký của cả năm 2007. Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký chỉ còn 5,62 tỷ USD, tuy chỉ bằng 10,8% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là con số khá cao so với bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Biểu đồ vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1998-2006 (đơn vị: triệu USD) b) Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam (FII) Nước ta có những thành công trong thu hút vốn FDI, nhưng vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô nhỏ và tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Trong vài năm gần đây, đầu tư FII vào thị trường Việt Nam cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn FII được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức, năm 2007 là 6,18 tỷ USD; năm 2008 là 8 tỷ USD. c) Vay nợ nước ngoài ODA Chi tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cam kết 2.4 2.5 2.8 3.4 3.4 3.7 4.5 5.4 Thực hiện 1.6 1.5 1.5 1.4 1.6 1.8 1.8 2.2 Qua bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng khả năng thu hút vốn ODA của nước ta tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 2001 – 2008. Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian 3 năm 2006 – 2008. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác. Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp ODA cho hầu hết các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam. Biểu đồ cam kết – ký kết – giải ngân ODA tại Việt Nam II. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 1. Thâm hụt thương mại cao trong thời gian dài Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại. Với Việt Nam, thâm hụt thương mại liên tục tăng ở mức cao giai đoạn 2004 – 2008 và có xu hướng tiếp tục tăng. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau: _ Thứ nhất, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO. _ Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu cao nhờ được tài trợ bởi luồng vốn nước ngoài như vốn FDI, FII hay ODA. _ Thứ ba, giá cả hàng hóa quốc tế tăng cao, đặc biệt là giá các nguyên vật liệu đầu vào cho ngành sản xuất đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh. _ Thứ tư, nhập khẩu tăng mạnh và cao hơn nhiều so với xuất khẩu chứng tỏ khi thực hiện cam kết đa phương trong WTO, giảm nhiều dòng thuế đã làm cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó muốn tăng trưởng xuất khẩu cần có thời gian. _ Thứ năm, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của các đối tác thương mại, trong khi tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD, tỷ trọng thương mại của Việt Nam đối với các nước tương đối ổn định khiến VND lên giá thực, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. 2. Đầu tư tăng cao Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoãn vãng lai dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thù thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai ( trả nợ ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản thì đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất cũng như tạo ra các sản phẩm có thể dùng trả nợ. Những lý do dẫn tới đầu tư khu vực tư nhân tăng cao: _ Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư tăng cao là chính sách tiền tệ lỏng của Việt Nam trong thời gian qua, dẫn tới đầu tư trong nước tăng và lãi suất giảm. Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Trong suốt một thời gian dài, Việt Nam đã duy trì tỷ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây là một chính sách hợp lý để tăng khả năng xuất khẩu của hàng Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, đặc biệt năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào tăng đột biến làm cho VND tăng giá so với ngoại tệ. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước tung một lượng tiền lớn ra mua USD, dẫn tới lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. _ Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và 2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. Bản chất của các hoạt động này, kể cả cổ phần hóa (không chỉ của các công ty nhà nước) là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ ràng mức đầu tư của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. III. Giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Để cải thiện cán cân vãng lai, gia tăng thặng dư cán cân vốn và tài chính, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Đầu tư) tiếp tục triển khai một số giải pháp sau: _ Tiếp tục tập trung hỗ trợ xuất khẩu thông qua các biện pháp như: tiếp tục tăng cường xúc tiến thị trường, hỗ trợ về vốn và công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đặc biệt với nhập khẩu để hạn chế nhập siêu trong những tháng cuối năm. _ Đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án ODA, đặc biệt sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý và rút vốn các khoản vay theo chương trình của các Chính phủ và tổ chức quốc tế. Chính phủ sớm tập trung nguồn thu ngoại tệ bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. _ Tiến hành quản lý, giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các luồng vốn đầu tư vào các thị trường này, đặc biệt là luồng vốn đầu tư của nước ngoài để có biện pháp phòng ngừa hình thành “bong bóng” tài sản trên các thị trường này. _ Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân các dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn, tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt _ Tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành về theo dõi, thống kê chính xác đầy đủ các luồng vốn vào, ra khỏi Việt Nam, đảm bảo các luồng vốn này được thống kê phù hợp với phương pháp luận quốc tế và thống kê cán cân thanh toán và thực tiễn của Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccan_can_tm_vn_dai_.doc