Hệ điều hành Mac OS X của Apple đã rất tốt, và mỗi phiên bản cập nhật của Mac đều mang theo rất
nhiều những cái mới. Mac OS Lion 10.7 (sau đây sẽ gọi là Lion) cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn
đang có ý định nâng cấp lên Lion hay là một ngườ đang có ý định chuyển sang dùng Mac, hãy xem
qua bài viết sau để có được cái nhìn gấn nhất và chân thật nhất về hệ điều hành tiên tiến này.
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cảm nhận những tính năng nổi bật của Mac OS X Lion 10.7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm nhận những tính năng nổi bật của Mac OS X
Lion 10.7
Hệ điều hành Mac OS X của Apple đã rất tốt, và mỗi phiên bản cập nhật của Mac đều mang theo rất
nhiều những cái mới. Mac OS Lion 10.7 (sau đây sẽ gọi là Lion) cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn
đang có ý định nâng cấp lên Lion hay là một ngườ đang có ý định chuyển sang dùng Mac, hãy xem
qua bài viết sau để có được cái nhìn gấn nhất và chân thật nhất về hệ điều hành tiên tiến này.
1. Cảm ứng đa điểm xuất sắc
Một thế mạnh to lớn của Mac OS so với những hệ điều hành khác là việc tận dụng rất tốt khả năng cảm ứng
đa điểm trên trackpad cuả những chiếc laptop Apple hay trên Magic Mouse. Lion tích hợp rất nhiều tuỳ
chọn để bạn có thể sử dụng máy của mình một cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất mà không cần di
chuyển con trỏ chuột nhiều. Để biết thêm về những thao tác đa điểm cũng như tham khảo phần hướng bằng
Point & Click: những thao tác về di chuyển con trỏ và chọn đối tượng.
Scroll & Zoom: thao tác về việc cuộn trang và phóng to, thu nhỏ.
More Gesture: một số cử chỉ khác.
Trong mỗi thẻ như vậy, Apple liệt kê sẵn một số tính năng cùng chú thích và hình minh hoạ. Nếu không
thích hoặc không quen với tính năng này, bạn hãy bỏ chọn nó đi. Đáng kể nhất đó là việc sử dụng 4 ngón
tay trên Trackpad để quay về Desktop, hiện LaunchPad hay di chuyển giữa các ứng dụng mà bạn đang để ở
chế độ Full screen.
Một lưu ý nhỏ cho những ai dùng Mac những phiên bản trước: Lion sử dụng tính năng cuộn ngược, tức
bạn sẽ phải kéo tay xuống dưới khi muốn xem nội dung bên trên, kéo tay sang phải để cuộn sang trái. Theo
Apple giải thích, họ thiết kế như vậy vì đây là thao tác cuộn tự nhiên của con người và đã áp dụng với các
thiết bị cảm ứng khác (không tin bạn có thể thử trên iPhone, iPad, Android). Tuy nhiên nếu bạn không quen
thì hãy bỏ chọn dòng Scroll direction: natural trong tuỳ chỉnh Trackpad nhé. Có thể nói Apple đã cải tiến
rất nhiều về cách chúng ta thao tác trên Mac OS X, tất nhiên là theo hướng tiện lợi hơn và nhanh chóng hơn
rồi.
2. Autosave và Version hữu ích
Tính năng hữu ích này là một trong những điểm nổi bật của Lion. Thường thì chúng ta sẽ cần đến tổ hợp
phím Command + S để lưu lại tài liệu. Lên Lion, bạn sẽ không còn phải lo lắng gì về việc mất tài liệu do
quên lưu lại nữa vì Lion đã tự động lưu giúp chúng ta rồi. Quá trình lưu hoàn toàn được thực hiện "ngầm",
không có bất kì thông báo hay thanh tiến trình nào, đảm bảo cho công việc của bạn được diễn ra liên tục.
Trong tương lai, nhiều ứng dụng đến từ các hãng thứ ba sẽ sử dụng tính năng này của Lion.
Trên các ứng dụng có hỗ trợ, tổ hợp phím Command + S sẽ làm nhiệm vụ lưu lại một phiên bản (Version)
của tài liệu bạn đang làm việc. Để biết ứng dụng có thể dùng Version hay không, bạn hãy rê chuột qua tiêu
đề của cửa sổ ứng dụng, nếu có hiện một dấu mũi tên nhỏ, khi nhấn vào xuất hiện một số tuỳ chọn nữa thì
đó chính là Version. Lion cho phép bạn lưu tài liệu thành nhiều phiên bản, mỗi phiên bản đều được giữ lại,
ngay cả khi bạn tắt máy thì những lần sau các phiên bản đó vẫn tồn tại. Các tuỳ chọn trong Version gồm có:
Lock: khoá tài liệu nếu bạn cảm thấy đã hài lòng. Bạn sẽ không thể chỉnh sửa nó. Lion sẽ hỏi
bạn liệu có muốn mở khoá để chỉnh sửa hay dùng nó như một tài liệu mẫu bằng tính năng
Duplicate.
Duplicate: nhân đôi tài liệu hiện có trong một cửa sổ khác.
Revert To Last Open: quay trở lại phiên bản mà bạn đã mở ở lần gần nhất.
Browse All Versions: xem tất cả các phiên bản mà bạn đã lưu. Một giao diện đẹp lung linh sẽ
xuất hiện cho phép bạn chọn lựa giữa các phiên bản với nhau. Giao diện sẽ chia đôi, bên trái hiện
tài liệu bạn đang chỉnh sửa, bên phải là những phiên bản đã lưu. Cột thời gian bên tay phải cho
phép bạn xem phiên bản theo thời điểm lưu. Chọn một phiên bản mong muốn rồi nhấn Restore để
quay lại.
3. Mission Control và App Exposé
Mission Control là một ứng dụng cải tiến của Exposé, một ứng dụng xuất hiện trên Mac OS X đã lâu.
Mission Control có thể được kích hoạt bằng cách nhấn F3 trên bàn phím hoặc kéo ba/bốn ngón tay hướng
lên. Mission Control cho ảnh xem trước của ứng dụng đang chạy chế độ cửa sổ lớn hơn, có thêm biểu
tượng của ứng dụng xuất hiện bên dưới hình thu nhỏ. Đối với các ứng dụng chạy Full-Screen, chúng sẽ
xuất hiện ở dải trên cùng của màn hình. Tại Mission Control, Apple cũng đã tích hợp luôn Dashboard vào
đây nên bạn có thể truy xuất một cách nhanh chóng.
Các ứng dụng Full-Screen khi hiển thị trong Mission Control
Bạn cũng có thể thêm vào Desktop Space (một không gian làm việc mới) bằng cách nhấn dấu + xuất hiện
khi rê chuột vào góc trên bên phải của Mission Control. Trước đây, việc thêm Desktop Space được thực
hiện bằng cách nhấn phím Control + Phím mũi tên. Bây giờ, tổ hợp phím này đã mang chức năng duyệt qua
các ứng dụng mở Full-Screen, các Desktop Space và Dashboard. Tuy Apple đã cải tiến nhiều để phục vụ
người dùng nhưng nếu bạn chuyển từ phiên bản trước của Mac lên, bạn sẽ vấp phải một số vấn đề do thói
quen từ hệ điều hành cũ. Bạn sẽ phải mất một ít lâu để làm quen lại với chúng, đặc biệt là các thao tác với
Mission Control đấy.
Mẹo: Bạn có thể truy cập nhanh vào Dashboard bằng cách kéo 4 ngón tay sang trái khi đang làm việc ở
các ứng dụng không để chế độ Full-Screen. Muốn quay trờ lại Desktop, nhấn nút Back trên Dashboard
hoặc kéo 4 ngón tay sang phải.
Dashboard của Mac OS X Lion
Bạn sẽ thắc mắc rằng Mission Control ở đây rồi, vậy thì Expose nằm ở đâu? Xin thưa rằng Expose bây giờ
đã trở thành App Expose và được kích hoạt bằng cách kéo 3 hoặc 4 ngón tay xuống. App Expose sẽ hiện ra
những tài liệu bạn đã mở trong thời gian gần đây của ứng dụng đang chạy, do đó bạn có thể nhanh chóng
chọn lựa chúng. Vậy là chúng ta có thể quên luôn mục Open Recent trong các ứng dụng rồi, quá tiện lợi!
4. Launchpad: tiện dụng
Bạn đã quen với giao diện Springboard hay HomeScreen trên iOS vì sự đơn giản và thuận tiện của nó.
Apple đã mang nó lên Lion với tên gọi Launchpad. Launchpad là một nơi liệt kê tất cả ứng dụng bạn có
trong máy để bạn truy xuất chúng một cách nhanh chóng hơn. Hầu hết những gì bạn có thể làm được với
Springboard trên iOS như di chuyển biểu tượng của ứng dụng, tạo folder bằng cách chồng ứng dụng lên
nhau, đổi tên folder,… thì bạn đều có thể làm giống như vậy đối với Launchpad. Tuy nhiên bạn sẽ không
thể xoá được ứng dụng bằng cách nhấn giữ và nhấn vào dấu chéo. Một số bạn (có cả mình) khi chưa sử
dụng thì thấy Launchpad này chẳng có tác dụng gì, cứ vào folder Application để dưới Dock truy cập cho
nhanh. Khi trực tiếp trải nghiệm rồi thì mới thấy rằng tính năng này thật sự hữu ích vì bạn có thể kích hoạt
nó bằng cách gom 4 ngón tay lại, càng nhanh hơn nữa khi bạn gom những ứng dụng thường dùng ra trang
đầu tiên của Launchpad.
5. Chat Yahoo bằng iChat: quá đã!
Trước đây, bản thân iChat của Mac OS X không hỗ trợ Yahoo! IM, do đó chúng ta phải dùng qua Yahoo
Messenger for Mac. Bản Yahoo chat này thật sự rất kém, thiếu nhiều tính năng, lại hay gặp lỗi và còn mang
mác Beta trong suốt nhiều năm. Nay, iChat đã có thể dùng với Yahoo! IM mà không cần cài thêm bất kì
ứng dụng nào khác. Bạn có thể gửi tập tin qua những người dùng Yahoo khác. Tuy nhiên một điểm hơi
chán đó là khi có người yêu cầu thêm bạn vào danh sách, nếu chúng ta đồng ý thì không có cách chọn
nhóm để thêm họ vào được, ngoài ra mình cũng chưa tìm cách kích hoạt được Video chat và Voice chat.
Sau khi thêm rồi thì chúng ta phải tự di chuyển bằng tay đến nhóm mong muốn.
Danh sách bạn chat của iChat
6. Ứng dụng Mail mới: nhiều cải tiến, dùng dễ hơn, hỗ trợ Yahoo Mail
Lion mang theo rất nhiều đặc điểm của iOS vào máy tính, trong đó có cả trình duyệt email. Nếu bạn là
người đã quen dùng iOS (đặc biệt là iOS trên iPad) thì bạn sẽ không gặp phải khó khăn gì khi dùng ứng
dụng Email của Lion. Giao diện của Mail được chia làm hai phần chính. Phần bảng bên tai trái hiển thị
những email trong thư mục mà bạn chọn, trong khi đó bảng bên phải là nội dung của thư. Khác với ứng
dụng email cũ, những ghi chú của bạn (tạo trong iOS, sync với Yahoo,…) sẽ được gộp chung vào bảng bên
trái. Muốn hiện lại thanh liệt kê những thư mục hay hộp thư như phiên bản cũ, bạn có thể nhấn nút Show.
Điểm đổi mới đáng kể nhất của Mail đó là hỗ trợ việc hiển thị nội dung email theo dạng hội thoại (kích
hoạt bằng cách nhấn vào biểu tượng Show Related Message. Nhờ vào cách sắp xếp này, bạn có thể theo dõi
nội dung của những email đến và đi trong cùng chủ đề một cách thuận tiện nhất.
Xem email theo dạng hội thoại
Nhờ vào sự hợp tác của Apple và Yahoo, người dùng có thể thêm hộp thư Yahoo! vào Mail để quản lí.
Cách thêm vào hết sức đơn giản, không phải cấu hình máy chủ gửi nhận hay làm gì phức tạp. Bạn chỉ việc
nhập vào tên tài khoản, username, password là hoàn tất. Tương tự cho những hộp thư khác như Gmail hay
Exchange. Lion giúp cho cuộc sống ta dễ dàng hơn rất nhiều đấy nhỉ?
7. About this Mac: đơn giản hoá, đẹp hơn, thông tin gọn gàng hơn
Để hiển thị thông tin về Mac, bạn hãy
thông tin cũng như cũ mà thôi, tuy nhiên bạn hãy nhấn vào nút More info… để thấy sự khác biệt. Không
còn là những danh sách khô khăn, chữ nghĩa dài loằng ngoằng nữa mà đó sẽ là hình chiếc máy tính yêu dấu
của bạn. Đời máy, màn hình, thông tin chi tiết về CPU, RAM, card đồ hoạ, thậm chí cả số Series của máy
và phiên bản hệ điều hành đều hiện lên đầy đủ. Muốn xem thêm thông tin về màn hình, lưu trữ, RAM, bạn
có những thẻ khác như Displays, Storage, Memory.
Đặc biệt nhất là phần Storage khi mức dung lượng của từng ổ đĩa được thống kê chi tiết theo màu, rất dễ
dàng để xem và quản lí ổ đĩa của bạn. Muốn xem thông tin cụ thể như About This Mac cũ, bạn chọn vào
thẻ Overview > System Report...
Nội dung khi nhấn vào thẻ Storage
Thẻ Memory cho biết chính xác số lượng khe RAM và dung lượng RAM đang gắn vào máy
8. iCal, Address Book mới: giao diện hệt như iOS
Address Book
Có vẻ như Apple đang muốn đồng bộ hoá giao diện của iOS với Lion nhằm tiến đến một hệ điều hành duy
nhất dành cho cả máy tính lẫn thiết bị di động? Address Book và iCal của Lion có giao diện rất giống với
hai ứng dụng này trên iPad. Giao diện này rất đẹp mắt và vô cùng đơn giản. Gần như mọi tính năng cần
thiết đều được mang lên giao diện chính. Những phần phụ thêm, ít dùng mới được đặt vào các Menu. Hi
vọng một lúc nào đó trong tương lai, Mac OS X sẽ hỗ trợ… cảm ứng đầy đủ? Bạn có thể dùng những cử
chi đa chạm đối với trackpad để lật sang trang lịch mới nữa đấy.
iCal
9. Lion Recovery: phục hồi Mac, duyệt web ngay cả khi Lion bị lỗi
Lion Recovery còn có tên chính thức là Mac OS X Utilities. Bạn có thể chạy nó lên bằng cách nhấn tổ hợp
phím Command + R khi máy đang mở lên. Có nhiều tính năng giúp bạn sửa máy như Disk Utilities, cài lại
Mac OS X Lion, phục hồi dữ liệu từ Time Machine,… Lưu ý rằng chức năng chính của Lion Recovery chỉ
giúp bạn khôi phúc máy trong trường hợp bất trắc, chứ đây không phải là một hệ điều hành đám mây mà
chỉ là một phân vùng nhỏ (Recovery HD) trên ổ đĩa cứng.
Đặc biệt có mục Get Help Online. Khi nhấn vào đây, bạn sẽ được chuyển đến trang trợ giúp của Apple.
Điều thú vị nhất là trang web đó được tải bằng MỘT BẢN SAFARI ĐẦY ĐỦ, có cả bookmark của bạn
nữa. Trong trường hợp cấp bách, hệ điều hành đang hư, thiết bị di động hết pin thì đây cũng là một cách
duyệt web hữu hiệu đấy chứ. Tuy nhiên bạn không nên dùng nó như những hệ điều hành Instant-On (các
loại hệ điều hành mở lên chỉ cần mất rất ít thời gian, chỉ có thể duyệt web, nghe nhạc) vì thật sự để vào
được Lion Recovery thì bạn sẽ phải chờ khá lâu đấy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhannhungtinhnangnoibatcuamacosxlion107.pdf