Cẩm nang sử dụng filter trong nhiếp ảnh

Như một kính đeo mắt, các loại filter có công dụng điều tiết và điều chỉnh quang học lượng ánh sáng đi vào ống kính, giúp lọc và loại bỏ các các tia sáng không tốt đối với ảnh , tạo ra các hiệu ứng quang học lên ảnh , ngoài ra filter cũng đóng vai trò bảo vệ thấu kính ngoài của ống kính. Filter dùng được cho tất cả các loại máy ảnh từ máy film SLR, Digital SRL đến máy số P&S, kể cả các loại thiết bị chuyên dụng như kính thiên văn, ống nhòm vv. Có rất nhiều loại filter, xin được nêu ra một vài filter thông dụng như sau:

1. UV Filter

2. ND Filters, GND Filter, Graduated Filter

3. Polarizers Filter

4. Color Correction Filter

5. Black & White filter (for monochrome films filter)

6. Infrared filter

7. Close-up Filter ( Close-Up Lens, Macro Filter )

8. Effect filter - Kính lọc hiệu ứng

Ngoài giới thiệu tính năng của filter các loại, trong bài viết còn đề cập tới các vấn đề liên quan đến filter như:

9. Cấu trúc, vật liệu và các phụ kiện cho filter

10. Tip, mẹo và các lưu ý khi sử dụng filter

 

docx53 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cẩm nang sử dụng filter trong nhiếp ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thể tới gần hơn (Canon 500D Close-Up lens được recommend cho lens 70-300mm để thu hẹp minimun focus distance ) Marumi wide 0.5x 58mm Tại sao có lúc gọi là Close up filter có lúc lại gọi là close up lens ( macro lens ) ? có một số loại filter trong số close-up filter này có nhiều hơn 2 elements nên có một số hãng gọi các filter này là lens (ống kính ) Wide Converter ??? Marumi wide 0.5x 58mm Nếu như có sự chuyển chủ thể lại gần lens ( Tele Converter ) với magnification > +1, vậy có filter nào đưa đối tượng ra xa không (magnification < +1 ) ? hoặc nói cách khác là mở rộng góc nhìn không ? Có chứ ! đó chính là wide-up filter hoặc Wide converter lens, độ magnification của các lens này từ + 0.3 đến +0.7, khi gắn các lens này vào ống kính nó sẽ chia ( nhân nghịch đảo ) focal lens, ví dụ như lens có focal lens là 24mm khi gắn wide-up 0.5 nó sẽ trở thành lens có focal lens là 12mm B+W ultra fisheye Cấu trúc, vật liệu và các phụ kiện cho filter Cấu trúc và vật liệu: Hầu hết các filter đều sử dụng các loại vật liệu dùng để sx kính đeo mắt như thuỷ tinh, nhựa thông trong suốt ( resin plastic ), các loại nhựa tổng hợp trong suốt (polyester, polycarbonate, acetate ) Nó tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng có thể được chế tạo dày hoặc mỏng ( slim ). Trong cấu trúc của filter phần đặc biệt quan trọng là lớp coating, vì filter hầu như được gắn phía trước lens ( vẫn có một số ít gắn phía sau ) nên việc chống lại ánh sáng phản xạ là đều không quan trọng hoặc nói cách khác filter ít gây ra vấn đề ảnh ảo ( stray light / ghost image ) như các elements bên trong camera lens ( tuy có vài filter có cấu trúc nhiều hơn 2 thấu kính như Polar, Close-up ). Ở đây vấn đề hấp thụ ánh sáng (absorptive ) là vấn đề quan trọng. Trên cùng 1 loại filter như B+W UV nếu là single layer sẽ đánh mất ánh sáng do phản chiếu ngược trở ra là 9 % ( tương đương 1/9 stop ), với Multi Coating là 3 %, do vậy trên cùng 1 chủng loại filter, những filter có ký MC sẽ hấp thụ ánh sáng tốt hơn các loại khác. Ngoài ra các lớp coating ngày nay đều được các hãng sx filter quan tâm chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt để chống trầy xước và chống lại sự đọng nước trên bề mặt filter, như B+W chế tạo MRC (Multi-Resistant Coating) nó được làm từ 1 loại thuỷ tinh đặc biệt cứng và mỏng dán khít với nhau ( glass-to-air), hoặc Marumi với water profing coatings để chống lại sự đọng nước vv Hình dạng và cấu trúc: 1. Threaded round filters : Threaded round filters : là loại filter hình tròn được gắn vào vào lens bằng xoắn vòng ren trên filter vào vòng ren trên lens ( Screw-in ) hoặc cũng có gắn bằng nam châm ( magnetic ), hoặc cũng gắn qua gá đở Cokin Universal Ring dành cho những loại ống kính không vòng ren hoặc có đường kính filter size ngoại hạng. Các Threaded round filters này có đường kính từ 25mm đến 127mm ( phổ biến nhất là từ 52mm đến 77mm ) 2. Rectangular filters : Rectangular filters : là dạng filter có hình vuông được gắn vào lens nhờ gá đở - holder có kích thước tuỳ theo gá đở là 67mm, 84mm, 100mm hoặc 130mm. Các filter này gắn vào lens nhờ adaptor sau đó gắn apdaptor lên gá đở - holder và đặt Rectangular filters lên trên. Xin lưu ý hầu như các loại filter vuông được làm từ nhựa thông trong suốt do đó theo khuyến cáo của hầu hết các hãng sx filter không nên để filter này gần những vật toả nhiệt nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), hạn chế tố đa sữ dụng các loại đèn flash gắn trước ống kính, hoặc chụp các vật thể đang toa nhiệt cao. 3. MAGNET-FIX : MAGNET-FIX : là loại loại filter gá lên ống kính nhờ lực hút của nam châm được gắn phía lưng của filter. Các loại filter này sx nhằm vào các thiết bị ghi hình không có vành ring của ống kính như web cam, máy du lịch P&S, điện thoại di động có chức năng chụp ảnh ...vv Các phụ kiện cho filter: Adapter Rings ( Step up/down ring ): Sử dụng trong trường hợp kích thước filter của bạn khác so với kích filter size trên lens. Ví dụ trong tay đang có filter kích thước đường kính là 72mm, ống kính đang sử dụng dụng là 70-200 f/2.8 có kích filter size là 77mm bạn có thể nên dụng loại step up ring 72-77 vv. Filter Hood : dùng loa che nắng cho các ống kính không có loa hoặc các máy ảnh P&S vv Ngoài ra các hăng sx cũng chế tạo ra các ví dựng filter các loại và các bộ chùi rửa filter tuỳ theo vật liệu chế tạo filter như thuỷ tinh hay nhựa tổng hợp vv Tip, mẹo và các lưu ý khi sử dụng filter Các lưu ý khi sử dụng filter : 1. Luôn gắn filter để bảo vệ thấu kính ngoài 2. Khi sử dụng các loại filter như ND, Polarizers và Infrared: • Không đo sáng ở chế độ ma trận ( matrix ) nên sử dụng ở chế độ trọng tâm ( center ) hoặc điểm ( spot ) • Thiết lập bước nhảy EV là 1 ( mặc định trên máy là 1/3 ) để tăng hiệu quả • Các filter này có đặc tính cản quang nên tốc độ phơi sáng sẽ chậm – dùng chân máy 3. Khi lựa chọn Polarizers filter nên coi kỹ filter này có phù hợp với máy số digital hay không ? (Linear Polarizers Filter sẽ không cho phép lấy nét AF tự động và tính chất đo sáng TTL) 4. Không sử dụng macro flash ( đèn flash gắn trước ống kính ) chung với các loại CPL, Linear Polar và các loại filter làm bằng nhựa. 5. Bề dày của filter có thể gây ra hiện tượng tối 4 góc ( Vignette ) – lựa chọn các filter mỏng – slim. Mẹo dùng filter để có bức ảnh nhứ ý và những kinh nghiệm của Nhiếp Ảnh Gia sử dụng filter 1. Dùng Polarizing filter để loại bỏ tia phản chiếu : Trong tình huống chụp ảnh mà chủ thể ở trước hoặc sau những vật thể phản chiếu ( kính, mặt nước, bầu trời trong xanh ) sử dụng Polar để loại bỏ tia phản chiếu bằng cách xoay filter theo hướng vuông góc với tia phản chiếu. 2. Dùng GND ( Graduated Neutral Density filter ) để chụp những cảnh mà độ sai lệch EV trên 2 vùng ảnh cách biệt Trên 1 khung ảnh, nếu có sự chênh lệch EV giữa 2 vùng ảnh, ta có thể dùng GND filter để điều chỉnh nhằm tạo ra bức ảnh hài hoà về ánh sáng. Xoay GND filter chia đôi vùng chênh lệch, phần cản quang nằm ở vùng sáng và phần không cản quang ở vùng tối. 3. Khi một nữa bầu trời xanh và thảm cỏ vàng Khi chụp ảnh phong cảnh mà tiền cảnh là thảm cỏ vàng, trung cảnh là những cây có màu lục và hậu cảnh là bầu trời xanh lạnh, để tăng độ bảo hoà màu và làm ảnh trở nên mền mại, có thể sử dụng Color Effect Filter - kiểu Varicolor Blue / Yellow. Xoay phần màu lam của filter về hướng bầu trời và màu vàng về hướng thảm cỏ. 4. Loại bỏ tia phản xạ lên chủ thể, tăng cường chia tiết trong vùng ánh sáng phản chiếu Khi bao cảnh là vùng trời xanh trong, có những vầng mây đẹp. để tăng cường chi tiết cho những đám mây và loại bỏ đi đi phần phản chiếu của bầu trời lên tiền cảnh. Dùng Polarizing Filter để chụp bằng cách xoay trục của filter vuông góc với bầu trời ( trong bức ảnh là 90 độ ) 5. Nhấn mạnh bố cục đường ảnh, tăng cường độ bảo hoà màu vàng Trong bức ảnh trên tác giả Andrew Kime muốn nhấn mạnh bố cục dạng đường cho mặt biển và tăng độ hoà màu cho kênh màu vàng. Đầu tiên ông dùng GND8 ( giảm 3 stops ) đặt nghiêng theo hướng bầu trời, kế tiếp dùng ND2 ( giảm 1 stop ) đặt nghiêng theo phần thảm cỏ. Phần không cản quang chính là đường mặt nước. Cuối cùng ông pha thêm chút màu vàng với warm 81B. Tất cả các 3 filters này được đặt lên chung 1 holder. 6. Nhấn mạnh đường nét do chuyển động ND Filter là loại filter cản quang giúp NAG gia tăng thời lượng phơi sáng, mục đích là gây ấn tượng cảnh động. Trong bức ảnh giờ “ cao điểm “ tác giả Oat Vaiyaboon đã sử dụng ND2 để giảm 1 stop đủ để gia tăng chuyển động và ông cũng sử dụng thêm GND4 để nhấn tối bầu trời làm cho bức ảnh thêm sinh động. 7. Dùng filter để làm cho mặt thêm mịn màng. Nhờ tản sáng, softer filter có thể làm da mặt được láng mịn hơn. Đây có thể nói là cách nhanh nhất để tạo ra một bức ảnh chân dung với da mặt hoàn hảo, dễ nhìn. Có thể sử dụng trong các thể loại ảnh quảng cáo thời trang và các loại mỹ phẩm làm đẹp 8. Để ánh sáng “không thấy được” đi qua ! Với bước sóng ánh sáng 750nm, mắt người hoàn toàn không thấy được nhưng sensor hoặc phim đều ghi nhận được. Để tạo ra một ảnh phong cảnh thiên nhiên kỳ thú với những bước sóng ánh sáng phía trước ánh sáng thấy được ta có thể dùng phim Kodak’s® “High Speed Infrared” hoặc các loại Infrared Filter. Lưu ý, các filter này sẽ ra tone màu rất tối, khi chụp nên đưa EV lên cao ít nhất là 1 stop ( ảnh minh hoạ có sử dụng PS để chỉnh tone màu xanh cho mây trời và tăng sáng cho ảnh ) Hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcam_nang_su_dung_filter_trong_nhiep_anh.docx
Tài liệu liên quan