Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ

Cho dù có là người mới lái xe hay đã có nhiều kinh nghiệm đi nữa, Tập Cẩm Nang dành

cho Người Sử Dụng Công Lộ chắc chắn sẽ đem đến cho quý vị các thông tin thiết thực về

luật đi đường tại tiểu bang NSW cũng như các vấn đề về an toàn trên đường lộ, lái xe ít rủi

ro, đăng bạ xe cộ và những hình phạt khi vi phạm luật lái xe. Luật đi đường là nền tảng để

giúp xe cộ lưu thông hiệu quả và an toàn trên đường phố tiểu bang NSW. Tập cẩm nang

đã được cập nhật này là tài liệu rất cần thiết đối với những người đang học lái xe hay muốn

đổi bằng lái xe lên hạng cao hơn. Nó cũng là một cách rất tốt để những người lái xe đã có

kinh nghiệm được cập nhật với các thay đổi về luật đi đường cũng như có nhiều chi tiết cho

những người đến từ các tiểu bang khác hay các khách du lịch ở ngoại quốc đến NSW và

muốn lái xe.

Người ta đã biết rõ là những người lái xe còn trẻ là những người có nguy cơ bị tai nạn

cao hơn. Thực tế các dữ kiện về tai nạn xe cộ cho thấy các người lái xe trong độ tuổi từ

17 đến 20 thường có nguy cơ bị các tai nạn có thể gây tử vong và thương tật cao gấp đôi.

Nhằm đối phó với vấn đề này, Nha Lộ Vận RTA đã cho áp dụng một thể thức lấy bằng lái

xe mới được gọi tên là Chương Trình Lấy Bằng Lái Xe Từng Bước (Graduated Licensing

Scheme), viết tắt là GLS. Chương trình bắt đầu được áp dụng từ ngày 1 tháng Bảy năm

2000 và là một phần chính trong Chiến Dịch An Toàn 2010, là chương trình nhằm giảm

thiểu số tử vong trên đường lộ của chính phủ tiểu bang NSW.

Chương trình GLS nhằm mục đích giúp cho các người mới lái xe thu thập được thêm kinh

nghiệm để trở nên những tài xế tài giỏi và an toàn hơn bằng cách kéo dài tiến trình học lái

ra trong thời gian tối thiểu là ba năm. Đối với một số người, tập cẩm nang này chỉ mang tính

chất bước đầu đưa tới việc lấy được bằng lái xe chính thức. Việc học tập Cẩm Nang Dành

Cho Người Sử Dụng Công Lộ sẽ giúp quý vị thi đậu kỳ thi Trắc Nghiệm Kiến Thức Người

Lái Xe (Driver Knowledge Test), viết tắt là DKT và có được giấy phép học lái xe. Trong khi

tập cẩm nang chỉ cho quý vị biết tất cả những gì cần biết để thi đậu kỳ thi trắc nghiệm DKT,

nó đồng thời cũng đem đến nhiều lời khuyên rất giá trị về an toàn trên đường lộ và những

kỹ thuật lái xe ít nguy hiểm rất hữu ích cho tất cả mọi người lái xe.

Xin nhớ rằng, sử dụng đường lộ một cách an toàn là trách nhiệm mà mọi người chúng ta

cùng chia sẻ bất kể quý vị là người lái xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, đi bộ hay ngay cả ngồi

trên xe do người khác lái.

pdf134 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giờ giấc ghi trên bảng trừ trường hợp cứu cấp. Xe buýt, xe tắcxi và xe chở thuê có thể ngừng bên lề đường để đón khách hoặc cho khách xuống. Đường Giữ Trống Cho Lễ Hội Đặc Biệt (SPECIAL EVENT CLEARWAY) có thể được áp dụng bất cứ ngày nào trong tuần và có phạt tiền và phí tổn kéo xe đi giống như khi đậu xe ở khu vực đường giữ trống. Ngoài ra lằn vàng đứt khoảng cũng được dùng để chỉ đường phải giữ trống. đậu xe dàNH CHo NHỮNG dỊp LỄ HộI đặC BIệT Những khu vực đậu xe dành cho những lễ hội đặc biệt được áp dụng gần các địa điểm thể thao hay giải trí đông đảo trong những dịp lễ hội đặc biệt. Quý vị không được ngừng hay đậu xe trong những giờ giấc cấm trừ phi có giấy phép miễn chước. kHu vựC xe TẮCxI (TaxI zoNe) Bảng này có nghĩa là quý vị không được ngừng xe trong khu vực của hướng một hay nhiều mũi tên chỉ trừ phi là xe tắcxi. Một số khu vực xe tắcxi có ghi giờ giấc trên bảng chỉ dẫn. Quý vị được ngừng xe tại những bến xe tắcxi này vào giờ giấc ngoài những lúc ghi trên bảng. Khi đón xe tắcxi, quý vị phải chắc chắn là quý vị không đứng trong khu vực NO STOPPING (CẤM DỪNG XE) hay BUS zONE (VÙNG XE BUÝT) vì xe tắcxi không được ngừng tại những nơi này. vùNG xe BuÝT (Bus zoNe) Bảng này có nghĩa là quý vị không được ngừng xe trong khu vực của hướng một hay nhiều mũi tên chỉ trừ phi là xe buýt. Một số bảng chỉ dẫn chỉ được áp dụng trong một số giờ nào đó và như thế việc hạn chế đậu xe chỉ áp dụng trong những thời hạn này mà thôi. kHu vựC BốC dở HàNG HÓa (LoadING zoNe) Chỉ có những tài xế xe được chế tạo chủ yếu để chở hàng mới được đậu xe tại những khu vực này mà thôi. Những loại xe này được ngừng nhiều nhất 30 phút nếu đang bốc dỡ hàng hóa. Xe thùng (station wagon) hoặc xe ba bánh chở hàng có thể ngừng nhiều nhất 15 phút. Nếu lái các loại xe khác quý vị chỉ có thể ngừng bên lề để đón khách hay cho khách xuống. Một số bảng chỉ dẫn chỉ được áp dụng trong một số giờ nào đó và như thế việc hạn chế đậu xe chỉ áp dụng trong những thời hạn này mà thôi. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 100 kHu vựC CôNG TrƯỜNG xÂy CấT (Works zoNe) Bảng chỉ dẫn này có nghĩa là người lái xe không được ngừng tại khu vực công trường xây cất trừ phi xe họ trực thuộc công trình xây dựng trong hay gần khu vực này. Bất cứ xe nào khác cũng có thể ngừng lại để đón khách hay cho khách xuống. Một số bảng chỉ dẫn chỉ được áp dụng trong một số giờ nào đó và như thế việc hạn chế đậu xe chỉ áp dụng trong những thời hạn này mà thôi. Đậu xe trái phép sẽ bị phạt và trong một số trường hợp quý vị còn bị trừ điểm. kHu vựC xe vậN TảI (TruCk zoNe) Quý vị không được đậu xe hay ngừng bên lề đường trong những giờ giấc ghi trên bảng chỉ dẫn trừ phi là tài xế xe vận tải GVM trên 4 tấn rưỡi, đang ngừng để bốc dỡ hàng hóa. Bất cứ xe nào khác cũng có thể ngừng lại bên lề để đón khách hay cho khách xuống. Một số bảng chỉ dẫn chỉ được áp dụng trong một số giờ nào đó và như thế việc hạn chế đậu xe chỉ áp dụng trong những thời hạn này mà thôi. Trước khi mở cửa xe phía ngoài đường, quý vị phải bảo đảm không gây nguy hiểm cho người sử dụng công lộ khác hoặc cản trở xe cộ. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 101 đèN và NHỮNG dụNG Cụ CảNH BÁo Ban đêm hay khi lái xe trong những điều kiện thời tiết hiểm nghèo, tầm nhìn bị hạn chế, xe quý vị phải bật sáng: Đèn trước. Đèn sau. Đèn chiếu sáng bảng số xe. Đèn chỉ độ cao và đèn hông nếu xe quý vị có gắn những loại đèn này. đèN TrƯớC Trong nhiều tình trạng lái xe ban ngày việc quý vị mở đèn trước có thể giúp người sử dụng công lộ khác dễ nhìn thấy xe quý vị hơn, kể cả khi lái xe đường trường và trong thành phố. Quý vị phải mở đèn trước khi: Lái xe trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn đến mặt trời mọc. Bất cứ lúc nào khi ánh sáng mặt trời không sáng đủ để nhìn thấy rõ người mặc quần áo màu đậm cách xa 100 mét. đèN pHa (HIGH BeaM) Để nhìn thấy xa hơn quý vị mở đèn pha trên bất cứ con đường nào dù đã có đèn đường. Quý vị phải chuyển đèn pha thành đèn thường: Khi có xe ngược chiều sắp tới trong vòng 200 mét (xin xem dưới đây). Khi lái xe cách xe phía trước 200 mét hoặc gần hơn (xin xem dưới đây). Khi qua mặt xe khác, quý vị có thể chớp đèn pha rồi bắt đầu lách ra để qua mặt liền. Đèn và còi Có khoảng một phần ba trường hợp đụng xe xảy ra vào ban đêm. So với ban ngày, vào ban đêm quý vị khó nhìn thấy người đi bộ, người đi xe đạp và người cưỡi xe gắn máy hơn. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 102 TrÁNH BỊ đèN LàM CHo CHÓI MẮT Đừng dùng hay để cho đèn xe của quý vị làm chói mắt người sử dụng công lộ khác. Tránh nhìn thẳng vào đèn trước của xe ngược chiều. Nếu bị chói mắt vì đèn quá sáng hay đèn pha, hãy nhìn về phía lề trái và lái xe vào luồng đường bên trái, giảm tốc độ hay tắp vào lề cho đến khi mắt hết bị chói. đèN đậu xe Bảo đảm người sử dụng công lộ khác có thể nhìn thấy xe quý vị đang đậu. Mở đèn đậu xe hay đèn chớp báo nguy nếu cần. đèN sƯơNG Mù Đèn sương mù gắn ở trước và sau xe chỉ được mở khi trời sương mù hay mưa mà thôi, hoặc trong tình trạng bị khói hay bụi làm cho tầm nhìn bị hạn chế. Theo luật khi những tình trạng này giảm bớt và quý vị có thể nhìn thấy rõ hơn, phải tắt đèn sương mù cả trước và sau. Nếu xe không có đèn sương mù, quý vị có thể mở đèn trước vào ban ngày trong những điều kiện bất lợi này. đèN CHớp BÁo NGuy Quý vị không được phép mở đèn chớp báo nguy trừ phi xe quý vị: Ngừng lại và cản đường xe cộ khác hay người đi bộ. Chạy chậm và cản đường xe cộ khác. Ngừng trong luồng đường dành cho xe ngừng lại trong trường hợp khẩn cấp. Ngừng lại để bán đồ như thức ăn và nước giải khát. Lái xe trong tình trạng thời tiết hiểm nghèo. Có thiết bị đèn báo nguy thuộc thành phần của bộ phận chống ăn cắp xe hoặc thử hơi rượu và khóa xe. xe Cấp Cứu Nhường đường khi nghe tiếng còi hụ hoặc nhìn thấy đèn chớp xanh hay đỏ của xe cứu cấp như xe Cảnh sát, xe Cứu hỏa hay xe Cứu thương. Còi hụ có nghĩa là quý vị phải tránh đường để xe cấp cứu có thể chạy qua. Nói chung, các xe cộ đều phải tắp vào lề cho đến khi xe cứu cấp chạy qua. CòI và dụNG Cụ BÁo độNG kHÁC Quý vị không được bấm còi hay dụng cụ báo động khác trừ phi: Cần phải cảnh báo người sử dụng công lộ khác là xe quý vị sắp chạy tới gần. Cần cảnh báo cho súc vật tránh vào lề đường. Còi được thiết bị trong xe thuộc thành phần của bộ phận chống ăn cắp xe hoặc thử hơi rượu và khóa xe. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 103 CổNG, CÂy CHẮN/CHuôNG Hay đèN Tại cổng rào, cây chắn/chuông, hay đèn chớp, chỉ bắt đầu băng qua khi đèn hiệu ngưng chớp và khi cổng rào hay cây chắn đã mở hoàn toàn. dấu HIệu NGừNG LạI Quý vị phải tuân theo dấu hiệu ngừng lại tại đường xe lửa băng ngang bởi lẽ xe lửa chạy nhanh, nặng nên không thể ngừng gấp được. Dù đèn hiệu không chớp quý vị cũng nhìn xem có xe lửa hay không. Khi xe cộ phía trước đã ngừng, đừng chạy lên chỗ đường xe lửa băng ngang trừ phi có đủ chỗ để lái xe qua hẳn chỗ này một cách an toàn. đƯỜNG xe Lửa BĂNG NGaNG kHôNG CÓ BÁo HIệu Cẩn thận hơn ở chỗ đường xe lửa băng ngang không có cổng rào, cây chắn/chuông hay đèn chớp, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Chạy chậm lại, quan sát và nghe xem có xe lửa sắp chạy tới từ cả hai chiều hay không. Thông thường các đường lộ đều có bảng cảnh báo khi sắp tới chỗ đường xe lửa băng ngang. Đường xe lửa băng ngang Đường xe lửa băng ngang có thể là nơi nguy hiểm, đặc biệt khi không có cổng rào, cây chắn/chuông hay đèn chớp. Khi lái xe đến chỗ có đường xe lửa băng ngang, hãy quan sát và nghe xem có xe lửa hay không. Chạy chậm lại để quý vị có thể ngừng gấp. Đường xe lửa băng ngang có đèn lưu thông phía trước. Đường xe lửa băng ngang phía trước. Ngừng lại rồi mới băng qua. Ngừng lại nếu đèn đỏ đang chớp tắt. Nhường đường tại đường xe lửa băng ngang, chuẩn bị để ngừng lại. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát r a I L C r o s s I N G W ay Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 104 kIỂM xeM CÓ xe Lửa kHÁC NỮa sẮp TớI Hay kHôNG Nếu đã ngừng lại chờ xe lửa băng ngang, quý vị nên luôn luôn kiểm tra là không có xe lửa khác sắp chạy tới rồi mới lái xe băng qua. Quý vị không được lái xe lên phần đường xe lửa băng ngang khi có xe lửa sắp chạy tới. Quý vị phải ngừng lại tại đường xe lửa băng ngang nếu: Có bảng ngừng lại. Có cổng rào hay cây chắn/chuông cản ngang đường. Đèn đỏ chớp tắt. Nhân viên hỏa xa ra hiệu cho quý vị ngừng lại. Quý vị chở hàng hóa dễ cháy, nổ hay nguy hiểm. Quý vị phải ngừng cách đường rầy khoảng từ 3 đến 15 mét. Quý vị không được lái xe lên phần đường xe lửa băng ngang khi có xe lửa sắp chạy tới. Những điều làm sao lãng khi lái xe và nguy hiểm gây đụng xe Những điều làm sao lãng thường gây sáo trộn chú ý khi lái xe và tăng thêm nguy hiểm đụng xe. Nghiên cứu gần đây cho rằng 14 phần trăm của tổng số vụ đụng xe bao gồm người lái bị điều gi ̀ đó ở trong hoặc ngoài xe làm sao lãng. Trong mười vụ tử vong thì có một vụ là kết quả trực tiếp khi người lái xe bị làm sao lãng. Tuy thế, mặt dù nghiên cứu cho biết có 98 phần trăm số người tin chắc rằng sử dụng điện thoại lưu động trong lúc lái xe là rất nguy hiểm, thí dụ, nhưng 28 phần trăm của số người này thú nhận là chińh họ cũng làm điều này. NHỮNG vIệC LàM NGƯỜI LÁI BỊ sao LÃNG và đƯa đếN đụNG xe Những sự việc phía bên ngoài gây sao lãng cho người lái là 30 phần của trăm nguyên nhân đưa đến đụng xe. Và những sự việc bên trong xe gây sao lãng cho người lái lên đến 36 phần trăm nguyên nhân (34 phần trăm nguyên nhân còn lại thì không biết). Hai điều gây nhiều sao lãng tiêu biểu nhất phiá bên trong xe là người khác trong xe và điều chỉnh hệ thống âm thanh. Nghiên cứu cũng chứng minh là sử dụng điện thoại lưu động và Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu (GPS) trong lúc lái xe chắc chắn sẽ gây rủi ro đụng xe nhiều hơn. Bấm cứ liệu vào GPS trong lúc lái xe cũng có thể rất nguy hiểm. Gửi và nhận tin nhắn trên điện thoại lưu động trong lúc lái xe là vô cùng nguy hiểm và cũng là bất hợp pháp. HàNH kHÁCH và NGuy Cơ đụNG xe Những người khác ngồi trong xe cũng có thể ảnh hưởng việc lái xe khá nhiều. Thanh thiếu niên lái xe sẽ gặp nhiều nguy cơ đụng xe hơn khi có chở những người đồng lứa tuổi thay vì lái xe một mình. Đối với cha mẹ lái xe thì điều làm họ sao lãng có thể là sự cố gắng lo cho con nhỏ đang ngồi phía sau. Tuy nhiên, bất chắp tuổi tác của người lái xe, thực tế vẫn là sẽ có thêm nhiều nguy hiểm đụng xe khi có bất cứ điều gì làm sao lãng hoặc mất chú ý trong việc lái xe. Khi bị sao lãng thi ̀sự chú ý bị phân chia và sẽ dễ làm lỗi nhiều hơn. Đây có nghiã là nên tránh hoặc giảm bớt sự việc làm sao lãng trong lúc lái xe, nhất là khi phải làm những động tác lái xe phức tạp. GIảM THIỂu đIỀu LàM sao LÃNG sẽ GIảM THIỂu NGuy HIỂM đụNG xe Mặt dù chúng ta không làm được gì hơn đối với sự việc phía bên ngoài làm cho ta bị sao lãng trong lúc lái xe, chúng ta có thể giảm bớt được nguyên nhân gây sao lãng phía bên trong xe. Điều này sẽ giúp giảm bớt nguy hiểm đụng xe. Rất tiếc là mặt dù xe hiện đại có nhiều thiết bị an toàn tích cực lẫn tiêu cực, những thiết bị này càng lúc càng trở thành nguyên nhân quan trọng phía bên trong gây sao lãng trong lúc lái xe. Tuy nhiên làm những điều đơn giản chẳng hạn như: 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 105 Trang bị bộ phận sử dụng điện thoại lưu động không cầm tay trong xe. Bộ phận này sẽ giúp chúng ta khi cần phải trả lời điện thoại trong lúc lái xe. Tuy nhiên, tim̀ một nơi an toàn để ngừng xe và trả lời điện thoại vẫn hay hơn vi ̀làm như vậy thi ̀sẽ không bị bất cứ điều chi làm sao lãng trong lúc lái xe. Nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng bộ phận điện thoại không cầm tay cũng có thể gây sự sao lãng nguy hiểm, nhất là lúc lái xe trong tiǹh trạng lưu thông phức tạp. Ghi chú: Người học lái, và người có bằng p1 để lái xe hay đi xe gắn máy hoàn toàn bị cấm sử dụng điện thoại lưu động bằng mọi cách, bao gồm cả bộ phận điện thoại không cầm tay. Và tuyệt đối không được sử dụng bất cứ bộ phận nào của điện thoại lưu động trong lúc lái xe hoặc chạy xe gắn máy. Bao gồm cả cách sử dụng điện thoại không cần cầm tay hoặc qua bộ phận phát thanh, hoặc gửi tin nhắn. Nên bảo đảm các thiết bị có khả năng GPS được lắp gắn đúng cách trên khung. Chi ̉nên bấm cứ liệu vào các thiết bị, thi ́dụ như GPS, điện thoại lưu động v.v... khi đã ngừng xe tại địa điểm an toàn. Tắt ra-diô hoặc máy hát, nhất là khi lái xe trong tiǹh trạng lưu thông mới lạ hay thách thức. Thu thập hết các thứ đồ để rời trong xe và cho vào bao hay thùng hoặc đem để trong cốp xe. Khuyên người đi chung trong xe tránh gây sự sao lãng. Ghi chú: người lái xe có bằng p1 và dưới 25 tuổi không được phép lái xe trong khoảng thời gian từ 11 giờ khuya đến 5 giờ sáng và chở nhiều hơn một người dưới 21 tuổi. Người chạy xe gắn máy có bằng p1 không được phép đèo thêm người trên yên. Nha Lộ Vận RTA có thể cho phép miễn việc giới hạn chở người cùng lứa tuổi nếu chứng minh được trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Chi tiết về cách xin miễn giới hạn chở người trong xe có sẳn trong phần Đơn Xin Miễn Giới Hạn: Chở Người Đồng Lứa Tuổi, Chở Hơn Một Người hoặc Tiǹh Trạng Xe Bị Cấm trên mạng của RTA và cơ quan đăng ký xe của Nha Lộ Vận. Sẽ có lệ phi ́cho đơn xin. Chi ̉nên điều chin̉h radiô, thiết bị nghe nhạc hoặc lắp diã nhạc CD khi ngừng xe nếu không có người ngồi phiá trước giúp đỡ trong lúc lái xe. Người lái xe bị bắt vi ̀sử dụng hoặc trả lời điện thoại cầm tay trong lúc lái xe sẽ không những bị trừ điểm mà còn bị phạt tiền rất nặng. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 106 BằNG HọC LÁI xe và BằNG LÁI TạM THỜI Người học lái xe và người cưỡi xe gắn máy có bằng học lái và bằng tạm thời không được kéo xe khác hay xe rơ-moóc. Nếu có bằng lái xe P1, quý vị có thể kéo xe rơ-moóc nhỏ với sức chở tối đa 250 kilogram. LuậT kéo xe Muốn biết về luật lệ và các hướng dẫn, xin xem tài liệu Towing Trailers, things you should know about towing (Kéo theo xe rơ-moóc, những điều quý vị cần biết). Tất cả các phòng đăng bộ xe đều có tài liệu này. Cẩm nang này được phổ biến trên trang mạng RTA. NHỮNG LuậT Lệ QuaN TrọNG vỀ kéo xe Quý vị không được kéo quá một xe rơ-moóc hoặc một chiếc xe khác. Không để cho bất cứ người nào ngồi trên xe rơ-moóc hoặc ở trong caravan lúc đang được kéo theo. Khi kéo caravan và lái xe trên con đường không đèn, quý vị phải lái cách sau xe hạng nặng hay các xe khác đang kéo caravan ít nhất 60 mét, trừ phi qua mặt. Kéo xe rơ-moóc Kéo xe rơ-moóc có thể là điều nguy hiểm và khó khăn, cần có nhiều hiểu biết và kỹ năng hơn là lái xe bình thường. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 107 Quý vị nên bảo vệ khu vực đụng xe để bảo đảm không xảy ra vụ đụng xe khác nữa. Quý vị phải dọn dẹp tất cả những đồ vật rớt hay rơi từ các xe cộ bị đụng có khả năng gây nguy hiểm cho người khác (thí dụ như mảnh vụn hay kiếng bể). Tuy nhiên, nếu cần phải dọn dẹp mảnh vụn khỏi mặt đường, điều quan trọng là lúc nào quý vị cũng phải để ý giữ an toàn cho bản thân. Tắc máy của chiếc xe không còn di chuyển được để giảm nguy hiểm bị cháy. Bật đèn báo nguy lên. Cảnh sát có thể đến và điều tra vụ đụng xe nếu: Có người bị tử vong hay bị thương tật. Cần phải kéo xe đi. Có thiệt hại đáng kể đối với bất động sản hay động vật. Có người không chịu ngừng lại hay trao đổi chi tiết. Có người lái xe bị tình nghi là bị ảnh hưởng vì rượu hoặc ma túy. Nếu cảnh sát không đến nơi xảy ra tai nạn, quý vị phải trình báo vụ đụng xe càng sớm càng tốt trong vòng 24 tiếng đồng hồ (trừ trường hợp ngoại lệ) nếu: Quý vị đụng xe và xe quý vị hay xe kia cần phải được kéo đi. Bất động sản bị hư hại hay động vật bị thương tật. Quý vị không thể cho sở hữu chủ biết chi tiết cá nhân. Quý vị phải luôn báo cho cảnh sát đến nơi xảy ra tai nạn biết chi tiết vụ đụng xe, những chiếc xe liên can, họ tên, địa chỉ và nếu biết chi tiết của nhân chứng hoặc tài xế của các chiếc xe liên hệ đến tai nạn. Quý vị luôn luôn phải xuất trình bằng lái xe cho Cảnh sát xem. Bất luận sự thiệt hại như thế nào, nếu có lời yêu cầu, quý vị phải cho sở hữu chủ hay tài xế của những chiếc xe liên hệ đến tai nạn biết những chi tiết sau đây: Họ tên, địa chỉ và chi tiết của bằng lái xe. Số đăng bộ của xe quý vị. Nếu quý vị không phải là chủ xe, hãy cho biết họ tên, địa chỉ của chủ xe. Quý vị có thể yêu cầu tài xế xe kia cho quý vị chi tiết tương tự. Cấp Cứu Cấp cứu là kỹ năng mà mọi người nên học. Để biết thêm chi tiết về khóa học cấp cứu, hãy liên lạc St John Ambulance Association (Hội Xe Cứu Thương Thánh John) số điện thoại 9212 1088, Red Cross (Hội Hồng Thập Tự) số điện thoại 9229 4111 hoặc National Safety Council (Hội Đồng Bao Đảm An Toàn Quốc Gia) số điện thoại 1800 424 012 Nếu quý vị bị đụng xe vận tải chở hàng hóa nguy hiểm: Bấm 000 gọi Cảnh sát hoặc Đội Cứu Hỏa. Tránh đụng chạm vào những hóa chất bị vương vãi hoặc hít nhằm hơi bốc ra hoặc bụi. Cảnh báo người khác tránh xa hiện trường. Quý vị có thể tìm Tập Sách Hướng Dẫn Thể Thức Khẩn Cấp (Emergency Procedures Guide) để trong ngăn gắn vào cửa xe vận tải bên phía tài xế. Tuân theo những thể thức này nếu thấy an toàn. Nên làm gì sau khi đụng xe Nếu đụng xe quý vị phải ngừng lại ngay và giúp đỡ hết sức mình cho những người liên can trong vụ đụng xe. Nếu có người bị thương hay tử vong, quý vị phải điện thoại gọi Cảnh sát và xe Cứu thương – bấm 000. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Nếu bị đụng xe, quý vị nên đặt tam giác cảnh báo trên luồng đường bị cản trở, cách phía sau xe từ 50 đến 150 mét để cảnh báo những người sử dụng công lộ khác. Nếu có áo cánh phản quang, quý vị nên mặc áo này vào. Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 108 CẦN xe kéo Nếu có cần xe kéo sau khi bị tai nạn đụng xe, thi ̀quý vị có quyền: Quyết định cho xe kéo được kéo về đâu. Quyết định ai được phép kéo xe của quý vị đi. Liên lạc bất cứ một ai trước khi ký giấy đồng ý cho phép kéo xe.(để giúp ý kiến tim̀ nơi thićh hợp để kéo xe đi). Giữ bản sao của giấy đồng ý cho phép kéo xe đi. Với tińh cách chủ/người lái xe, trách nhiệm chińh của quý vị là lập tức triǹh báo tai nạn đụng xe với cảnh sát và ký Giấy Cho Phép Kéo Xe Đi (Towing Authorisation Form) để cho phép tài xế xe kéo câu xe đi. Nếu không có khả năng đồng ý cho kéo xe đi thi ̀cảnh sát hoặc nhân viên có thẩm quyền sẽ có thể thay mặt thu xếp việc kéo xe đi. Với tińh cách chủ/người lái xe thi ̀quý vị có trách nhiệm kiểm xét và biết chắc tài xế xe kéo có giấy phép tiń nhiệm lái xe (accredited driver certificate). Xe kéo thuộc tiểu bang NSW phải có bảng số gồm bốn con số và hai chữ cuối là TT. Đừng cho phép tài xế kéo xe đi nếu họ không thể xuất triǹh giấy phép tiń nhiệm lái xe hoặc không có xe kéo hợp lệ. Thú vật và xe cộ c Có những điều cần phải biết khi chở thú vật đi trên xe cũng như phải làm gi ̀ sau khi bị tai nạn đụng xe với thú vật. Bảo vệ và CHĂM sÓC THú vậT Hàng năm có nhiều vụ đụng động vật xảy ra trên các con đường ở vùng nông thôn. Nếu thấy động vật trên đường (sống hay chết), đừng lạng xe quá mức để tránh vì quý vị có thể bị lạc tay lái hoặc đụng phải xe ngược chiều. Nếu an toàn, hãy ngừng lại hoặc giảm tốc độ rồi lái xe tránh con vật đó một cách khéo léo. Nếu không thể tránh con vật đó một cách an toàn, có thể quý vị phải đụng nó để tránh gây thương tật cho bản thân và người khác hay bị tử nạn. Nếu con vật đã chết, hãy dời nó khỏi mặt đường nếu không có gì nguy hiểm. Cẩn thận với động vật nguyên sản của Úc vì chúng có thể có con trong túi. Nếu những con vật này bị thương quý vị nên liên lạc với Wildlife and Information Rescue Service (Dịch Vụ Thông Tin và Cứu Trợ Thú Hoang) viết tắt là WIRES. Trường hợp là gia súc, quý vị phải liên lạc với chủ nhân, Cảnh sát hoặc RSPCA và nếu chúng bị thương, quý vị phải đem đến trung tâm bảo vệ động vật hoặc bác sĩ thú y gần nhất ngay tức thì. LuậT LIêN QuaN đếN THú vậT Người lái xe, chạy xe gắn máy, đi xe đạp và hành khách trong xe không được phép dẫn dắt thú vật, kể cả kéo bằng dây, trong lúc đang di chuyển. Khi đi xe thi ̀thú vật phải ngồi hoặc ở trong chuồn thićh hợp. 5 Luật Lưu Thông Tổng Quát Nếu xe có hợp đồng bảo hiểm toàn diện thi ̀phi ́tổn kéo xe có thể được hãng bảo hiểm bồi hoàn. Xin hãy liên hệ với hãng bảo hiểm. Người lái xe không được phép cho thú vật ngồi trong lòng khi lái xe. Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 109 5 TÓM TẮT QuÝ vỊ CẦN BIếT NHỮNG Gì vỀ LuậT LƯu THôNG TổNG QuÁT Phần này giải thích về tầm quan trọng của luật lưu thông tiểu bang NSW. Sau khi đọc xong phần này, ngoài những chi tiết khác quý vị sẽ biết về: Tốc độ giới hạn. Mức giới hạn rượu đối với người lái xe. Dây nịt an toàn và yêu cầu về ghế ngồi dành cho trẻ em. Khi nào thì nhường đường cho xe cộ khác hay người đi bộ. Báo hiệu khi rời khỏi bùng binh. Lái xe ở phần nào của con đường khi quẹo trái hay phải (mặt). Đèn lưu thông và đèn hiệu chữ B có nghĩa gì. Sự khác biệt giữa bảng chỉ dẫn luật định và bảng cảnh báo. Những lằn vẽ khác nhau trên đường và lằn phân chia. Luật lệ đậu xe. Những điều cần phải làm sau khi bị đụng xe. GHI CHú Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 110 TrẮC NGHIệM kIếN THứC Của QuÝ vỊ Đánh dấu câu trả lời đúng. Sau đó kiểm tra ở phần cuối tập sách xem quý vị trả lời đúng hay sai. 1. Quý vị có được phép quẹo theo hình chữ U tại đèn lưu thông hay không? a) Có, lúc nào cũng được . . . . . . . . . . . . . . . . b) Không, trừ phi có bảng U-TURN . . . . . . . . PERMITTED (ĐƯỢC PHÉP QUẹO THEO HÌNH CHỮ U) tại ngã tư. c) Có, nếu không có nguy cơ đụng xe khác 2. Điều đầu tiên mà quý vị phải làm trước khi qua mặt xe khác là – a) Bấm còi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Bảo đảm là an toàn và trên đường . . . . . . không có xe ngược chiều. c) Tăng tốc độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Lái xe nhanh hơn tốc độ giới hạn tối đa – a) Được cho phép chỉ trong trường . . . . . . . . hợp qua mặt xe khác. b) Chỉ được cho phép khi các xe cộ . . . . . . . khác chạy nhanh hơn tốc độ giới hạn. c) Không bao giờ được cho phép theo . . . . . luật định. 5 Các câu hỏi trắc nghiệm ví dụ Cẩm nang dành cho người sử dụng công lộ – Ấn bản dễ in ấn 111 6 đăng bộ xe Trước khi lái xe quý vị cần phải kiểm tra một số điểm căn bản. Thường xuyên kiểm tra theo định kỳ xem xe có ở trong tình trạng lưu thông an toàn hay không và trong đa số trường hợp quý vị cần phải nộp bản kiểm tra an toàn thường niên để đăng bộ xe. Quý vị phải đăng bộ xe, phải có nhãn đăng bộ còn hiệu lực và không được dán nhãn đăng bộ quá hạn. Xe phải mang bảng số do Nha Lộ Vận (RTA) cấp – ở phía trước và phía sau xe hơi, xe vận tải và xe khách (xe buýt, xe tắcxi v.v.), còn xe gắn máy và xe rơ-moóc thì chỉ gắn ở phía sau mà thôi. Bảng số phải đúng với chi tiết ghi trong giấy tờ đăng bộ và do RTA cấp. Đậu xe hay lái xe hơi trên đường lộ hay khu vực liên quan đến đường lộ mà không đăng bộ là phạm luật. Ngoài ra, nếu nhờ người khác hay để cho người khác đậu xe hay lái xe không đăng bộ trên đường lộ hay khu vực liên quan đến đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfroad_users_handbook_vietnamese_6318.pdf