Ai mà chẳng thích một PC "khỏe mạnh". Hãy tham khảo hướng dẫn trong bài này để có được những trợ giúp cơ bản, những ý kiến thiết thực, và liều thuốc phòng bệnh cần thiết.
Các chuyên gia về PC không chỉ giải đáp cho bạn những thắc mắc thường gặp, họ còn giúp bạn nhanh chóng làm dịu những cơn nhức đầu khó chịu vì phần cứng máy tính.
Không dễ gì tìm được sự trợ giúp hữu ích, nhất là khi PC của bạn dở chứng mà chẳng có lấy một lời thông báo. Nơi có trách nhiệm bảo trì máy chưa chắc đã trả lời ngay trong ngày. Người phụ trách kỹ thuật của cơ quan bạn có thể lại vắng mặt. Lúc này có lẽ bạn "sôi máu" lắm? Tốt nhất là xắn tay áo lên và tự làm mọi việc.
Giải pháp cho các vấn đề phần cứng thông dụng nhất chính là sự hiểu biết của bạn. Tất cả những gì bạn cần là một cuốn hướng dẫn nhỏ, và rất nhiều điều cần thiết mà bạn có thể tìm thấy ở bài này. Vậy những vấn đề gì về phần cứng mà người dùng thường hay gặp nhất? Có phải 32 MB RAM cho tốc độ chậm? Hay ổ cứng dở chứng? Cũng có thể card đồ họa mới lại hoạt động chẳng hơn gì cái cũ.
Với mỗi vướng mắc phần cứng, tác giả sẽ đưa ra những chẩn đoán và mô tả qui trình giúp bạn tự giải quyết. Bạn chỉ cần chuẩn bị làm quen với hoạt động bên trong của hệ thống như chương trình CMOS, nó chứa câu trả lời cho nhiều vấn đề phần cứng.
Tuy nhiên những chỉ dẫn ở đây cũng không thể giải quyết được mọi trục trặc về phần cứng có thể xảy ra. Cần hiểu rõ khả năng của mình và biết dừng đúng lúc, đó là lời khuyên "vàng". Tự sửa chữa máy tính đem lại nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn vẫn cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia.
Cơ bản về hệ thống
Quá nóng
Thỉnh thoảng màn hình của tôi chỉ còn một màu xanh, ổ cứng chậm hẳn đi, hệ thống bị treo. Hãy cho lời khuyên.
Máy lạnh trong phòng bạn chạy thế nào? Nên nhớ nhiệt độ cao là kẻ thù nguy hiểm nhất của PC. Phải chịu đựng lâu tình trạng quá nóng có thể giảm tuổi thọ hoặc phá hủy hệ thống của bạn. Màn hình xanh và ổ cứng trì trệ là những biểu hiện kinh điển cảnh báo hiện tượng quá nóng, cần biện pháp giải quyết tức thời.
Hãy bắt đầu bằng việc lau bụi bám trên PC. Bụi bít kín các khe thoát gió của quạt cũng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong. Kiểm tra kỹ cả bên trong hệ thống, lớp bụi sẽ tác động như chất cách nhiệt, làm nóng các chip và mạch điện. Nên dùng bình khí nén để thổi bụi; không được lau bằng nước hay chất tẩy rửa; nếu cần lau phải dùng vật liệu chống tĩnh điện để lau.
Cuối cùng, kiểm tra để đảm bảo tất cả các quạt làm mát đều chạy tốt. Quạt của bộ nguồn khi sắp hỏng thường gây tiếng ồn lớn, nhưng quạt nhỏ cho CPU thì hầu như không nghe rõ, nó mà hỏng thì CPU của bạn cũng có thể tiêu luôn vì nóng. BIOS của phần lớn các PC Pentium II đều theo dõi RPM (vòng quay/phút) của mỗi quạt và đưa ra thông báo lỗi khi phát hiện thấy có nguy hiểm. Cần xem lại tính năng này trong chương trình thiết lập CMOS của bạn có được kích hoạt không.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cẩm nang chữa bệnh cho PC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cẩm nang chữa bệnh cho PC Ai mà chẳng thích một PC "khỏe mạnh". Hãy tham khảo hướng dẫn trong bài này để có được những trợ giúp cơ bản, những ý kiến thiết thực, và liều thuốc phòng bệnh cần thiết. Các chuyên gia về PC không chỉ giải đáp cho bạn những thắc mắc thường gặp, họ còn giúp bạn nhanh chóng làm dịu những cơn nhức đầu khó chịu vì phần cứng máy tính. Không dễ gì tìm được sự trợ giúp hữu ích, nhất là khi PC của bạn dở chứng mà chẳng có lấy một lời thông báo. Nơi có trách nhiệm bảo trì máy chưa chắc đã trả lời ngay trong ngày. Người phụ trách kỹ thuật của cơ quan bạn có thể lại vắng mặt. Lúc này có lẽ bạn "sôi máu" lắm? Tốt nhất là xắn tay áo lên và tự làm mọi việc. Giải pháp cho các vấn đề phần cứng thông dụng nhất chính là sự hiểu biết của bạn. Tất cả những gì bạn cần là một cuốn hướng dẫn nhỏ, và rất nhiều điều cần thiết mà bạn có thể tìm thấy ở bài này. Vậy những vấn đề gì về phần cứng mà người dùng thường hay gặp nhất? Có phải 32 MB RAM cho tốc độ chậm? Hay ổ cứng dở chứng? Cũng có thể card đồ họa mới lại hoạt động chẳng hơn gì cái cũ. Với mỗi vướng mắc phần cứng, tác giả sẽ đưa ra những chẩn đoán và mô tả qui trình giúp bạn tự giải quyết. Bạn chỉ cần chuẩn bị làm quen với hoạt động bên trong của hệ thống như chương trình CMOS, nó chứa câu trả lời cho nhiều vấn đề phần cứng. Tuy nhiên những chỉ dẫn ở đây cũng không thể giải quyết được mọi trục trặc về phần cứng có thể xảy ra. Cần hiểu rõ khả năng của mình và biết dừng đúng lúc, đó là lời khuyên "vàng". Tự sửa chữa máy tính đem lại nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn vẫn cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Cơ bản về hệ thống Quá nóng Thỉnh thoảng màn hình của tôi chỉ còn một màu xanh, ổ cứng chậm hẳn đi, hệ thống bị treo. Hãy cho lời khuyên. Máy lạnh trong phòng bạn chạy thế nào? Nên nhớ nhiệt độ cao là kẻ thù nguy hiểm nhất của PC. Phải chịu đựng lâu tình trạng quá nóng có thể giảm tuổi thọ hoặc phá hủy hệ thống của bạn. Màn hình xanh và ổ cứng trì trệ là những biểu hiện kinh điển cảnh báo hiện tượng quá nóng, cần biện pháp giải quyết tức thời. Hãy bắt đầu bằng việc lau bụi bám trên PC. Bụi bít kín các khe thoát gió của quạt cũng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong. Kiểm tra kỹ cả bên trong hệ thống, lớp bụi sẽ tác động như chất cách nhiệt, làm nóng các chip và mạch điện. Nên dùng bình khí nén để thổi bụi; không được lau bằng nước hay chất tẩy rửa; nếu cần lau phải dùng vật liệu chống tĩnh điện để lau. Cuối cùng, kiểm tra để đảm bảo tất cả các quạt làm mát đều chạy tốt. Quạt của bộ nguồn khi sắp hỏng thường gây tiếng ồn lớn, nhưng quạt nhỏ cho CPU thì hầu như không nghe rõ, nó mà hỏng thì CPU của bạn cũng có thể tiêu luôn vì nóng. BIOS của phần lớn các PC Pentium II đều theo dõi RPM (vòng quay/phút) của mỗi quạt và đưa ra thông báo lỗi khi phát hiện thấy có nguy hiểm. Cần xem lại tính năng này trong chương trình thiết lập CMOS của bạn có được kích hoạt không. Đối với những thiết bị cũ không có tính năng kiểm tra quạt, hãy cài đặt tính năng kiểm tra nhiệt độ. Phần mềm 110 Alert của PC Power and Cooling có giá 17 USD, nó sẽ phát chuông khi nhiệt độ bên trong của PC vượt quá 43oC và báo động cho bạn nếu quạt CPU hỏng. * 110 Alert - 17 USD; PC Power and Cooling; www.pcpowercooling.com Không đủ điện Tôi mới bổ sung một ổ đĩa thứ hai là ổ Zip, và ổ CD-RW cho hệ thống Pentium II-233 mà tôi tự lắp ráp. Nhưng hiện giờ hộp máy rất nóng, khó mà chạm tay vào được. Liệu có phải hệ thống bị quá tải? Bạn đã tự xác định được vấn đề. Khi bộ nguồn máy PC phải nuôi thêm những thành phần mới, hiện tượng bị nóng lên chứng tỏ nó làm việc quá tải. Phần lớn các bộ nguồn có công suất 200W, như vậy có thể không đủ. Nếu bạn mua loại máy rẻ thì thường bộ nguồn khá yếu. Điều này dẫn đến những trục trặc và nhiệt độ tăng gây nguy hiểm. Giải pháp là một bộ nguồn mới. Hãy kiểm tra xem bộ nguồn hiện tại có công suất bao nhiêu, rồi dự tính 25 W cho đĩa cứng bổ sung và 10 W cho mỗi thiết bị mới khác. Cộng hết cả lại và dự phòng thêm 20 %, đó sẽ là lượng công suất cần thiết cho bộ nguồn mới mà bạn nên mua. Password của tôi là gì? Tôi thiết lập password hệ thống mới để đăng nhập mỗi khi mở máy tính, nhưng chắc là tôi gõ nhầm nên sau đó tôi không thể khởi động máy được nữa. Có cách nào thiết lập lại password? Password hệ thống mà bạn nói tới được lưu trong CMOS, một chương trình nhỏ quản lý nhiều chức năng của máy tính (xem mục "Trong bụng quái vật"). Đáng tiếc, việc mất password CMOS cũng giống như đánh rơi chìa khóa trong đống rác: bạn sẽ phải thực hiện nhiều việc phiền phức. Chẳng có cách giải quyết nào đơn giản cho trường hợp quên mất password CMOS. Bạn có thể gọi đến nhà sản xuất hệ thống hay BIOS hỏi xem PC của bạn có password mặc định không. Nếu không, bạn sẽ phải tốn một ít thời gian mày mò bên trong hệ thống. Hãy xem cuốn hướng dẫn hệ thống, tìm jumper của bo mẹ để thiết lập lại password. Trong trường hợp không có thì tìm jumper thiết lập lại toàn bộ CMOS. Cách cuối cùng là tháo viên pin nhỏ trên bo mẹ ra, chính nó duy trì các thông số thiết lập CMOS. Nhưng nên nhớ rằng một khi hủy bỏ các thiết lập CMOS, bạn phải cài đặt lại bằng tay một cách thủ công. Thiếu bộ nhớ Thỉnh thoảng khi làm việc trong Windows, mở và đóng các chương trình, tôi nhận được thông báo không đủ bộ nhớ. Hệ thống của tôi đã có 32 MB RAM. Tôi có cần bổ sung thêm? Không cần. Có thể bạn bị thất thoát bộ nhớ. Đôi khi trong lúc một chương trình phần mềm đóng lại, nó không giải phóng bộ nhớ đã sử dụng, vì vậy Windows không biết sự tồn tại của phần bộ nhớ này. Vấn đề này trầm trọng hơn nhiều trong Windows 3.x so với trong Windows 95/98, tuy nhiên vẫn xảy ra trong Win95/98. Cách duy nhất để sửa đổi là khởi động lại PC. Nếu xác định được chương trình nào chiếm dụng bộ nhớ như vậy, bạn có thể cài đặt lại để đề phòng trường hợp có lúc nó sẽ bị hỏng. Xác định nguồn gốc gây ra trục trặc thường không dễ. May mắn là Windows 9x có một công cụ chẩn đoán xuất sắc - System Monitor - liên tục theo dõi hiệu năng của PC theo thời gian thực. Để chạy System Monitor, hãy vào menu System Tools (chọn Start.Programs.Accessories.System Tools). Nếu System Monitor không có ở đó, bạn phải cài đặt nó từ CD-ROM Windows 9x thông qua Add/Remove Programs trong Control Panel. Chọn Numeric Charts và Always on Top trong menu View để đặt một cửa sổ nhỏ trên màn hình làm việc. Sau đó từ menu Memory Manager của System Monitor (chọn Edit.Add Item.Memory Manager để truy cập nó), chọn các thông số thống kê hiệu năng mà bạn muốn hiển thị. Chú ý ba chỉ số - Unused physical memory (bộ nhớ vật lý không sử dụng đến), Swapfile in use (file hoán chuyển đang sử dụng), Swapfile size (kích thước file hoán chuyển) - khi bạn mở, sử dụng và đóng các ứng dụng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc gây thất thoát. Nhớ xem xét cả thống kê Threads thông qua Edit.Add Item.Kernel.Threads. Nó sẽ tăng hoặc giảm tùy theo số lượng chương trình đang chạy. Nếu nó tăng không phụ thuộc công việc bạn đang làm thì có thể bạn đã bị thất thoát bộ nhớ. Sắp hết pin Sau khi tôi tắt máy tính đi khoảng vài giờ là đồng hồ hệ thống lại chỉ sai thời gian. Không hiểu PC chậm đi, hay đồng hồ tay của tôi chạy nhanh lên, hay Superman đã kéo lùi thời gian lại? Theo cách nói thông tục là PC của bạn bị chậm đi. Có một viên pin nhỏ trên bo mẹ nuôi đồng hồ hệ thống khi bạn tắt PC. Đồng hồ chậm có nghĩa là cần phải thay pin. Nếu pin chết hẳn thì bạn có nguy cơ bị mất toàn bộ các thông số thiết lập quan trọng trong chương trình CMOS của mình vì pin này nuôi cả CMOS. Hãy kiểm tra trong cuốn hướng dẫn xem pin của bạn là loại gì và nằm ở vị trí nào trên bo mẹ. Thông thường nó là loại pin nhỏ dạng rời dễ tháo lắp. Nếu như pin được nối với bo mẹ bằng dây thì bạn cũng có thể gắn pin thay thế vào mối nối bên cạnh. Phải nhớ lưu tất cả thông số thiết lập CMOS trước khi thay pin; nếu không bạn có thể bị trắng tay. Máy bị treo và không phục hồi được Thật là cú sốc nếu vào một buổi sáng bận rộn, bạn khởi động máy PC và thấy nó chết cứng. Trong trường hợp này, hãy lạc quan và thực hiện theo các bước sau: Kiểm tra những gì rõ rệt nhất. Hãy xem tất cả các dây cáp hệ thống có cắm bình thường không. Tìm đầu mối. Khởi động lại PC và theo dõi kỹ màn hình xem có manh mối về hỏng phần cứng không. Nếu các thành phần khởi động tốt thì một thông báo xác nhận sẽ xuất hiện trên màn hình. Khi có một thành phần gặp sự cố, PC có thể hiển thị thông báo lỗi về sự cố này. An toàn. Khởi động Windows trong chế độ Safe bằng cách giữ F8 ngay trước khi Windows khởi động. Chọn Safe Mode từ Startup Menu của Windows để tải riêng hệ điều hành, không có các driver và các chương trình khác. Khởi động lại. Nếu PC khởi động trong chế độ Safe, hãy khởi động lại, trở về Startup Menu của Windows và chọn Step-by-step confirmation. Nó sẽ tải mỗi lần một driver. Nếu may mắn, bạn sẽ xác định được driver hay thiết bị nào là thủ phạm. Đọc phần giải thích. Nếu PC vẫn trục trặc, hãy khởi động lại, vào Startup Menu và chọn Logged (\bootlog.txt). Nhờ vậy sẽ tạo ra một file log gọi là bootlog.txt trong folder gốc ghi lại từng bước của quá trình khởi động và xác nhận bước đó thành công hoặc thất bại. Đi đến kết luận. Mặc dù file log mang tính kỹ thuật, nhưng kiểm tra nó bằng một trình văn bản sẽ có thể cung cấp đầu mối cho bạn. Nếu không thì nó cũng có ích cho người hỗ trợ kỹ thuật. Lưu trữ Mất cluster Tôi vô ý nhấn phải nút tắt PC khi chưa thoát khỏi Windows. Sau đó tôi khởi động máy thì ScanDisk tìm thấy các cluster thất lạc và các file liên kết chéo (cross-linked file), rồi hỏi xem có muốn lưu chúng lại không. Có cần không? Có thể có, có thể không. Sau khi tắt máy không đúng qui định, ScanDisk thường tìm thấy các cluster thất lạc và file liên kết chéo. Cả hai chỉ là lỗi tính toán trong bảng định vị file (File Allocation Table - FAT) của đĩa cứng chứ không phải hỏng vật lý trên bề mặt đĩa. Tất cả các file trên đĩa cứng đều được chia thành nhiều đoạn nhỏ gọi là cluster. Cluster thất lạc đơn giản là cluster không còn được kết nối với file hiện hữu. Trừ khi bạn sợ mất file quan trọng mà bạn đã mở khi máy gặp sự cố, còn không thì không cần chuyển đổi các cluster thất lạc thành file; chúng thường vô dụng. Đối với các cluster hỏng cũng vậy; nên xóa chúng đi. File liên kết chéo, theo FAT của đĩa cứng, là file có dùng chung cluster với file khác. ScanDisk sẽ đề nghị tạo hai file riêng biệt, mỗi file có một bản sao riêng của cluster tranh chấp. Đây là phương án tốt nhất mà bạn nên theo. Nếu nghi ngờ ổ cứng bị hỏng, bạn hãy chạy ScanDisk. Nhấn Start.Programs .Accessories.System Tools.ScanDisk và chọn mục Thorough. Tiện ích này sẽ quét toàn bộ bề mặt đĩa để kiểm tra chỗ hỏng vật lý. (Lưu ý: quá trình này có thể mất hàng giờ tùy theo kích thước đĩa của bạn). Có thể sẽ xuất hiện một số sector hỏng do hao mòn và hư hỏng thông thường. Nhưng nếu bạn thường xuyên phát hiện thấy các sector hỏng ngày càng xuất hiện nhiều, thì chắc là có vấn đề. Hãy sao lưu ngay toàn bộ dữ liệu và mua cho mình một ổ đĩa mới. Thiếu bộ nhớ ảo Tôi không thay đổi máy tính và các ứng dụng đã vài năm, bỗng dưng gần đây lại thấy xuất hiện thông báo 'insufficient memory' (không đủ bộ nhớ) khi tôi mở một số bảng tính. Điều gì xảy ra với bộ nhớ của máy? Thật là một câu hỏi hóc búa. Có vẻ như vấn đề không phải ở bộ nhớ. Có thể sau nhiều năm sử dụng đĩa cứng của bạn đã chật cứng. Windows cần chỗ trống trên đĩa để xử lý file tráo đổi - là nơi chứa dữ liệu khi RAM bị trưng dụng hết. Nếu bạn mở các bảng tính lớn hay nhiều ứng dụng mà đĩa cứng đã đầy, file hoán chuyển không thể làm việc bình thường. Bạn có hai lựa chọn: giải phóng đĩa bằng cách xóa hay chuyển dời các file, hoặc di chuyển file hoán chuyển sang nơi khác (partition hay ổ cứng bổ sung) có nhiều chỗ hơn. Để chuyển file hoán chuyển đi, nhấn phím phải vào My Computer, chọn Properties, nhấn vào ô Performance trong hộp thoại System Properties. Nhấn nút Virtual Memory và chọn Let me specify my own virtual memory settings. Hộp 'Hard disk' sẽ liệt kê các partition và đĩa hiện có đồng thời cho biết dung lượng còn trống của từng cái. Đĩa bị co lại Tôi mua một ổ đĩa mà tôi cho là loại EIDE 2 GB và cài đặt nó vào hệ thống Pentium II mới bằng tính năng tự động phát hiện (autodetect) trong chương trình thiết lập CMOS, nhưng Windows lại báo ổ đĩa chỉ có 504 MB. Có phải tôi đã bị lừa? Không phải. Nhưng người ta thường nói: "Đừng nên tin ai, ngay cả chính mình". Có thể bạn đã cài đặt đĩa cứng sai trong chương trình thiết lập CMOS. Hãy trở lại chương trình tự phát hiện của CMOS và thử cài đặt lại đĩa cứng. Chương trình sẽ đưa ra vài lựa chọn cấu hình. Có thể lần trước bạn đã chọn nhầm cấu hình để máy tính hiểu rằng ổ đĩa mới là loại IDE (kích thước hạn chế ở mức 504 MB). Lần này hãy chọn phương án LBA (Logical Block Addressing), nó cho phép PC của bạn định cấu hình ổ đĩa lớn hơn 504 MB. Chính và phụ Tôi không thể nào làm cho máy tính của mình nhận biết được ổ cứng mới. Tôi đã cài đặt nó vào cùng cáp EIDE điều khiển ổ cứng đầu tiên và thử thiết lập nó trong CMOS nhưng không thành công. Không sao đâu. Khi bạn kết nối hai đĩa cứng hay các thiết bị EIDE khác vào cùng một cáp, một thiết bị phải được chỉ định là "chính" (master) và một là "phụ" (slave). Nếu ổ ban đầu của bạn là ổ khởi động, nó được thiết lập là ổ chính. Có thể ổ mới cũng được thiết lập là ổ chính và vì vậy hệ thống không "thấy" được nó. Muốn khắc phục điều này, bạn chỉ cần thay đổi jumper trên ổ mới để đặt thành ổ phụ. Bạn sẽ tìm thấy các thông số thiết lập jumper ngay trên ổ cứng hoặc trong tài liệu kèm theo. Nếu trên ổ cứng không ghi sẵn, bạn nên lấy bút ghi thẳng lên đó để tiện tham khảo sau này. Vấn đề khởi động Tôi muốn khởi động máy bằng đĩa mềm cấp cứu. Tôi đưa đĩa mềm vào ổ và bật máy thì thấy Windows vẫn được khởi động từ ổ cứng. Trong trường hợp này tôi có cần làm mất hiệu lực ổ cứng không? Đừng nên làm vậy. Hãy kiểm tra các thông số thiết lập ổ đĩa khởi động trong chương trình thiết lập CMOS của hệ thống. Tìm Boot Sequence hay thông số nào tương tự. Nó có thể được đặt là 'C:, A:', có nghĩa là hệ thống sẽ xét đến ổ C trước tiên khi khởi động, sau đó mới đến ổ A. Hãy thay đổi thông số này thành 'A:, C:'. Phần lớn các máy tính mới đều có BIOS cho phép bạn thiết lập ổ khởi động thứ nhất là ổ Zip, LS-120 hay CD-ROM. Đĩa mềm kém chất lượng Tôi chạy ScanDisk trên một số đĩa mềm mà tôi dùng để sao lưu các file cũ và thấy có nhiều sector hỏng, vì vậy tôi đã chuyển dữ liệu sang đĩa mới. Có nên format lại rồi dùng những đĩa cũ này không? Về mặt lý thuyết thì có, nhưng không an toàn chút nào. Khi một đĩa mềm, nhất là đĩa đã dùng vài năm, có dấu hiệu trục trặc thì tốt nhất là sao lại dữ liệu trên đó vào đĩa mới rồi vứt nó đi. Đĩa cứng quá lớn? Tôi mới bổ sung một đĩa cứng 4 GB cho hệ thống Pentium 166 chạy Windows 95. Nhưng tôi gặp đủ thứ rắc rối trong quá trình làm cho Windows nhận biết ổ cứng này. Điều gì xảy ra vậy? Trước hết hãy liên hệ với nhà sản xuất hệ thống để biết chắc BIOS của bạn có hỗ trợ ổ 4 GB không. Nếu không, bạn cần phải nâng cấp BIOS bằng cách tải nó từ Web site của nhà sản xuất hoặc mua mới từ một hãng thứ ba như Micro Firmware chẳng hạn. Nếu vấn đề không phải do BIOS, thì có thể thủ phạm là hệ thống định vị file (FAT) mà PC sử dụng để tổ chức file trên đĩa cứng. Như đã biết, FAT16 không hỗ trợ các phân vùng (partition - phân vùng đĩa cứng được định nghĩa bằng chữ cái tên ổ đĩa) lớn hơn 2 GB. Nếu đang dùng FAT16, bạn có hai lựa chọn: tạo nhiều phân vùng nhỏ đủ cho FAT16 xử lý, hoặc nâng cấp lên FAT32. Bạn có thể tạo 2 hay 3 phân vùng, mỗi phân vùng này không lớn hơn 2 GB, bằng tiện ích DOS FDISK nếu đĩa cứng đang trống. Còn nếu có dữ liệu, bạn cần tiện ích kiểu như PartitionMagic 70 USD của PowerQuest để thực hiện công việc này. Số tiền đầu tư cũng đáng giá. Phương án thứ hai là nâng cấp hệ thống file của đĩa lên FAT32, có thể hỗ trợ phân vùng lớn tới 8 GB. Nhưng bạn chỉ có thể làm điều này khi có Win 98 hoặc phiên bản OSR2 của Win 95. Để xác định phiên bản Win 95 bạn đang dùng, nhấn phím phải chuột vào My Computer và chọn Properties. Nếu số phiên bản kết thúc bằng B tức là bản OSR2 và bạn có thể dùng PartitionMagic chuyển đổi hệ thống thành FAT32. Windows 98 có tiện ích chuyển đổi riêng của nó. * Nâng cấp BIOS, 59 USD đến 79 USD; Micro Firmware; www.firmware.com * PartitionMagic 70 USD; PowerQuest; www.powerquest.com Vấn đề âm thanh Cả ổ CD-ROM và loa của tôi đều hoạt động tốt khi tôi chơi các trò chơi như Flight Simulator hay Tomb Raider. Nhưng khi đưa CD nhạc vào thì tôi lại không nghe được gì. Có điều khiển âm thanh riêng cho CD nhạc không? Không, mà bạn cũng không cần đến. Vấn đề của bạn khá phổ biến. Tín hiệu từ CD audio, bỏ qua mọi hoạt động bên trong PC, đi từ ổ CD-ROM đến card âm thanh nhờ một dây cáp nhỏ. Vì thế không ít trường hợp dây cáp này tiếp xúc kém hoặc hoàn toàn không còn tác dụng. Hãy nối lại cáp hoặc mua cáp mới với giá khoảng 5 USD. Đổi ổ đĩa mềm Tôi mới đổi ổ đĩa mềm 5,25 inch cũ vào máy để sao chép một số đĩa cũ. Mọi động tác lắp đặt có vẻ đúng, nhưng Windows không chịu nhận ổ đĩa này. Có thể cho biết tại sao? Bạn cần phải kiểm tra chương trình thiết lập CMOS. Hãy vào màn hình đầu tiên trong chương trình thiết lập, bạn sẽ tìm thấy những thông số cài đặt cho ổ đĩa mềm. Bạn cần thay đổi ổ A: từ 3,5 inch (hay 1,44 MB) thành 5,25 inch (hay 1,2 MB). Đừng quên đổi trở lại khi bạn lắp ổ 3,5 inch vào. Trục trặc với ổ Zip Tôi gắn một ổ Zip lắp ngoài vào cổng song song của máy in laser mà không thấy máy tính có phản ứng gì? Tại sao? Khi phải dùng chung cổng song song, ổ Zip và máy in luôn gây gổ với nhau (giống như Microsoft và Bộ Tư Pháp Mỹ). Muốn cho hai thiết bị này chạy đồng thời trên một cổng song song thì khá phức tạp nếu không muốn nói là không thể được. Có thể tham khảo thông tin về tính tương thích và các biện pháp giải quyết rắc rối liên quan đến ổ Zip tại trang Web của nhà sản xuất. Nếu vẫn không tìm thấy lời giải, hãy tải xuống và cài đặt trình điều khiển mới nhất dành cho máy in của bạn. Sau đó kiểm tra xem cổng song song có làm việc tốt không bằng cách nhấn phím phải chuột vào My Computer và chọn Properties. Tìm trong mục Ports (COM and LPT) và nhấn đúp vào mục cổng LPT, quan sát hộp 'Device Status' để xem nó có đang thực hiện đúng chức năng không. Nếu không, bạn phải liên hệ với nhà sản xuất hệ thống. Còn nếu đúng thì bước tiếp theo là tìm thông số thiết lập cổng song song trong chương trình cài đặt CMOS và đảm bảo không đặt nó là ECP; các thiết lập Standard và EPP thì thân thiện với Zip hơn. Một cách làm khác là vô hiệu hóa hỗ trợ định hướng kép (bidirectional) của máy in. Việc này có thể làm mất một số khả năng giao tiếp của máy in (chẳng hạn thông báo sắp hết giấy) nhưng lại có tác dụng "đánh thức" các ổ Zip đang trong trạng thái "lơ mơ". Cách thực hiện như sau: chọn Start.Settings.Printers để mở thư mục Printers; nhấn phím phải chuột lên biểu tượng máy in của bạn rồi chọn Properties; cuối cùng, chọn nhãn Details, nhấn nút Spool Settings rồi đến Disable Bi-directional Support for this printer. ổ Zip gây ồn khi hoạt động ổ Zip của tôi khi chạy thường phát ra tiếng ồn. Tôi được biết đây có thể là biểu hiện của sự hỏng hóc, không biết có phải đĩa của tôi sắp hỏng không? Đừng quá lo lắng! Có thể thần chết chưa đến gõ vào ổ Zip của bạn đâu. Đôi khi tiếng động lịch kịch là hoàn toàn bình thường đối với ổ đĩa này, đặc biệt là khi nó truy xuất hoặc lưu dữ liệu. Nhưng nếu tiếng ồn lớn và phát ra liên tục thì bạn nên liên hệ ngay với nơi cung cấp thiết bị. Trong lúc chưa xác định được vấn đề, chớ nhét đĩa có dữ liệu quan trọng vào ổ. Nếu thích tự mình giải quyết vấn đề, bạn thử cho chạy chương trình chẩn đoán đi kèm theo ổ Zip. Nhấn phím phải chuột lên biểu tượng ổ Zip trong Explorer, chọn Diagnostics rồi chọn tiếp Diagnose now. Nếu mọi chuyện vẫn chưa sáng tỏ, bạn hãy thử một tiện ích mạnh hơn của Gibson Research có tại www.grc.com/clickdeath.htm. Trong bụng quái vật ẩn bên dưới màn hình nhiều màu sắc và các biểu tượng ngạo mạn của Windows là BIOS, một phần mềm nhỏ bé với các lệnh đơn giản nhằm kiểm soát những phần cơ bản nhất của PC. Trong khi BIOS biết cách đọc đĩa mềm 720 KB và 1,44 MB thì nó lại không biết hệ thống của bạn có loại ổ gì (hoặc có ổ đĩa mềm hay không). Cần phải cho BIOS biết những điều này khi bật PC. Đó chính là thông tin được lưu trong các thông số thiết lập CMOS của bạn. CMOS dựa trên một chip nhỏ được nuôi bằng pin, hoạt động cả khi máy PC đã tắt. Ngày nay, mỗi BIOS có một chương trình thiết lập CMOS mà bạn có thể sử dụng để định cấu hình và giải quyết trục trặc cho các thành phần cơ bản của PC. Có nhiều cách khác nhau để vào chương trình thiết lập CMOS. Hầu hết các PC đều có thông báo xuất hiện trên màn hình khi bạn bật máy, cho biết cần nhấn DEL, F1 hay phím nào khác để mở chương trình này. Nếu không nhìn thấy thông báo, bạn nên tham khảo sách hướng dẫn. Không phải tất cả các chương trình thiết lập CMOS đều thể hiện giống nhau. Các nhà sản xuất BIOS khác nhau thường sử dụng thuật ngữ khác nhau cho cùng thông số thiết lập. Nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận biết được phần lớn các thông số bạn cần. Trong trường hợp không nắm rõ về thông số nào đó, bạn có thể tham khảo trong cuốn hướng dẫn kèm theo hệ thống hoặc bo mẹ. Kinh nghiệm khi làm việc trong CMOS: đừng cắt hết mọi đường thoái lui. Vô tình thay đổi sai thông số có thể làm máy ngưng hoạt động. Khi vào chương trình thiết lập, hãy tìm chức năng 'Exit Without Saving Changes' (thoát mà không lưu những thay đổi) hoặc tương tự. Sau này, nếu bạn có chút nghi ngờ là đã thay đổi một thông số không quen thuộc thì hãy chọn lối thoát này. Để an toàn, nhớ sao lưu tất cả thiết lập CMOS trước khi có bất kỳ thay đổi nào. Nhiều chương trình có thể giúp bạn làm việc này, kể cả Norton Utilities; hoặc cũng có thể ghi lại bằng tay. Phải cảnh giác với những lựa chọn 'Load BIOS Defaults' (tải các thông số mặc định của BIOS) vì bạn không thể biết chắc các giá trị thiết lập mặc định này có phải là giá trị tối ưu ban đầu không. Các nhà sản xuất PC thường thay đổi thiết lập BIOS để phù hợp với PC của họ và các cấu hình riêng. Cuối cùng, biện pháp duy nhất để giải quyết một số xung đột phần cứng là nâng cấp BIOS bằng phiên bản mới nhất của nhà sản xuất. Phần lớn các PC hiện nay chứa flash BIOS cho phép nâng cấp thông qua chương trình phần mềm có được từ nhà sản xuất hệ thống. Bạn có thể xác định phiên bản BIOS đang dùng của mình khi quan sát màn hình khởi động. Vào bên trong máy Khi đã quyết định tự sửa lỗi phần cứng, sớm hay muộn gì bạn cũng có lúc phải tháo nắp máy và thò tay vào bên trong. Nhưng đừng vội manh động trước khi tiến hành những bước sau: Tháo cáp. Chỉ tắt máy cũng chưa đủ. Nhiều hệ thống vẫn còn có dòng điện dù nhỏ khi đã tắt. Để an toàn bạn phải rút cả modem và cáp mạng ra. Sắp xếp có tổ chức. Nên hình dung trước những công việc bạn sẽ làm bên trong PC. Bạn cần có chỗ để "vật lộn" với các card mở rộng và chip bộ nhớ, đồng thời làm sao để nhìn rõ được mọi thứ. Nối đất. Người bạn có thể tích điện đủ để bị giật bởi những dòng điện nhỏ trong máy tính. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là đeo dây nối đất vào cổ tay (có bán ở các cửa hàng đồ điện tử). Iít nhất cũng nên chạm tay vào vỏ kim loại của PC trước khi xử lý mạch điện bên trong. Cẩn thận. Khi kéo hay đẩy các card bổ sung, đừng quên là mạch điện của chúng rất mỏng manh. Không bao giờ nên vặn, xoắn card mở rộng. Nhấn card vào khe cắm mở rộng đôi khi cũng phải hơi mạnh tay, nhưng nhớ từ từ thôi. Dùng công cụ chuẩn. Đừng bao giờ làm việc với máy tính bằng những thứ đồ linh tinh tiện tay vớ được như dao, kẹp giấy, chúng có thể gây tổn thương cho bạn cũng như cho máy. Đảm bảo về driver Driver phần mềm mà bạn có kèm theo card video có thể đã lỗi thời. Để có được driver tốt nhất, hãy lưu ý đến những lời khuyên khôn ngoan này: Tìm đúng phiên bản. Tìm hiểu số model và số series chính xác của thiết bị phần cứng trước khi vào Web site của nhà sản xuất để tải driver. Đừng nhầm lẫn. Lưu ý đừng lấy nhầm bản beta của driver, nó có thể gây rắc rối cho hệ thống của bạn. Làm theo chỉ dẫn. Hãy đọc tài liệu và làm theo những gì nó hướng dẫn. Nhà sản xuất bao giờ cũng nắm rõ nhất cách cài đặt các driver của họ. Trước tiên phải gỡ bỏ các driver cũ. Khi thay thế một card hiện hữu, phải loại bỏ driver cũ trước khi cài đặt phần cứng mới. Vào Device Manager bằng cách nhấn phím phải chuột lên My Computer và chọn Properties. Tìm thiết bị cũ rồi nhấn nút Remove. Vì bạn không thể loại bỏ card đồ họa trong Device Manager, hãy thay đổi driver của nó thành driver VGA chuẩn của Windows. Không bao giờ ngắt giữa chừng quá trình cài đặt driver. Nếu có thay đổi ý định, bạn cũng phải hoàn tất quá trình cài đặt driver rồi hãy gỡ bỏ nó. Nếu dừng giữa chừng có thể làm thay đổi hoặc hỏng các file hệ thống chủ chốt. Không cần phiên bản mới nhất. Nếu card đồ họa, card âm thanh và những thứ tương tự đang làm việc tốt thì việc gì phải nâng cấp lên phiên bản driver mới nhất? Hãy xem xét mọi chi tiết trong Web site của công ty xem có nhất thiết phải chuốc thêm phiền phức hay không. Các IRQ, DMA ... Ai đã từng cài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_nang_chua_benh_cho_pc_7794.doc