Cải tiến hiệu quả hoạt động là giai đoạn cuối
cùng của quản trị chất lượng. Một khi đã xác
định ra một cơ hội cải tiến thì phải làm gì đó để
tìm ra và điều chỉnh nguyên nhân của hoạt động
không hiệu quả. Một số vấn đề về hiệu quả hoạt
động có thể được giải quyết nhanh, song những
vấn đề khác đòi hỏi một đánh giá sâu hơn
những yếu tố phức tạp tác động đến hiệu quả
hoạt động. Trong những trường hợp này, thành
lập một đội để thực hiện các dự án cải tiến. Đội
cải tiến này bao gồm những người quen thuộc
với các qui trình được đánh giá. Để cải tiến hiệu
quả hoạt động, đội phải hiểu rõ vấn đề và các
thay đổi cần thiết
10 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cải tiến liên tục dịch vụ chăm sóc sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng quyền lực giữa các nhóm
- Có phải những nhóm và những cá nhân có
quyền lực sử dụng hầu hết nguồn lực của tổ
chức không? Có/Không
- Có phải là rất khó cho những người ngoài
nhóm trung tâm nhận được nguồn lực?
Có/Không
- Có phải những nhóm và cá nhân có quyền
lực cản trở qui trình ra quyết định? Có/Không
- Có phải những nhóm và cá nhân có quyền
lực cách đây 5 năm giờ đã tăng thêm quyền lực?
Có/Không
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 12
Điểm cuối cùng
0-2 câu trả lời “Có”: Chưa cần thay đổi.
3-7 câu trả lời “Có”: Đã đến lúc phải thay đổi
8-12 câu trả lời “Có”: Bạn đã muộn rồi đấy;
tổ chức bạn cần thay đổi rất nhiều
Khi chẩn đoán tổ chức cần thay đổi qua kết
quả xét nghiệm cholesterol, nhà lãnh đạo có thể
đề nghị 1 trong các phương pháp thay đổi trên
(hay phối hợp các phương pháp) để thay đổi tổ
chức.
Cải tiến liên tục ở các bệnh viện Việt Nam
Trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 năm
2013tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với
Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực ngành y tế tổ
chức Diễn đàn Quốc gia về chất lượng Bệnh
viện.
Trong chương trình khoa học của diễn đàn,
phó giám đốc Sở y tế TSBS Tăng Chí Thượng đã
trình bày báo cáo “Làm thế nào để giảm tai biến
điều trị ở các bệnh viện”, nêu ra những tai biến
trong điều trị, từ đó đưa ra các giải pháp phòng
ngừa, hạn chế tai biến như:
- Tiếp cận hệ thống: thành lập hội đồng quản
lý chất lượng bệnh viện, phòng/ban quản lý chất
lượng và an toàn người bệnh, cải tiến quy trình,
v.v.
- Xây dựng “hệ thống khó mắc lỗi”: tự động
hóa và chuẩn hóa công việc, giảm dựa vào trí
nhớ, thay vào đó là tăng cường hệ thống nhắc
nhở, sử dụng bảng kiểm, giảm các bước trong
quy trình, giao quyền kiểm soát, kiểm tra hai lần
đối với những quy trình quan trọng.
- Khảo sát và xây dựng văn hóa an toàn
người bệnh: lãnh đạo phải xem an toàn người
bệnh là ưu tiên hàng đầu, lấy người bệnh làm
trung tâm,dân chủ (mọi người đều được quyền
chỉ ra những nguy cơ, sai sót, được tham gia
sáng kiến cải tiến), học hỏi, cải tiến sai sót, công
bằng (xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi
cá nhân), làm việc nhóm, thực hành dựa vào
chứng cứ.
- Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) là bệnh
viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam áp dụng
phương pháp tinh gọn Lean và phương pháp 6
Sigma (Lean and Six Sigma - LSS) để cải tiến chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh và giảm thiểu
lãng phí.
Ông Luicien Blanchard - Giám đốc điều
hành Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, bệnh
viện ý thức rõ việc cần xây dựng một hệ thống
quản lý tốt để kiểm soát các quá trình cung cấp
dịch vụ và tạo môi trường phát huy tối đa nguồn
lực sẵn có và tạo khác biệt trong dịch vụ của
bệnh viện. Chất lượng sẽ không thể có trong một
hệ thống quản lý tồi.
Để duy trì và cải tiến hệ thống đã xây
dựng,bệnh viện đã triển khai đồng thời các hoạt
động cải tiến liên tục thông qua các hoạt động
của các nhóm cải tiến ở nơi làm việc với cơ chế
đánh giá và ghi nhận các cá nhân và nhóm cải
tiến điển hình hàng tháng.
Theo ông Luicien Blanchard, để tạo được ưu
thế cạnh tranh và trở thành một trong những
bệnh viện quốc tế hàng đầu tại Việt Nam với mô
hình bệnh viện khách sạn bằng chất lượng dịch
vụ. Lãnh đạo bệnh viện đã tìm hiểu, nghiên cứu
và cam kết triển khai mô hình quản lý theo
phương pháp LSS khi được lựa chọn là một
trong 3 doanh nghiệp áp dụng thí điểm mô hình
này tại Việt Nam trong khuôn khổ hỗ trợ của dự
án hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
theo Nghị định thư Việt Nam và Australia do Bộ
Khoa học và Công nghệ bảo trợ.
Băn khoăn của nhóm tư vấn và cũng là của
lãnh đạo bệnh viện khi triển khai dự án LSS tại
bệnh viện là liệu một phương pháp quản lý sản
xuất được khởi xướng và áp dụng thành công từ
một hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng –Toyota
(Nhật Bản) kết hợp với một phương pháp quản
lý nhằm giảm thiểu sai lỗi bắt đầu bởi một hãng
sản xuất điện thoại Molorola (Mỹ) có phù hợp và
phát huy hiệu quả đối với một bệnh viện?
Dự án LSS được triển khai tại bệnh viện
trong 12 tháng, bắt đầu bằng việc đào tạo nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 13
các cán bộ chủ chốt của bệnh viện và phương
pháp triển khai và các kỹ năng cần thiết, phân
tích chiến lược kinh doanh, thị trường và khách
hàng trọng điểm để xác định các dự án ưu tiên
tập trung triển khai trong năm 2011-2012. Bệnh
viện đã lựa chọn áp dụng thí điểm mô hình LSS
đối với 3 dự án ưu tiên áp dụng: Dự án cải tiến
quá trình thực hiện xét nghiệm. Mục tiêu dự án
là đảm bảo 100% trả kết quả xét nghiệm đối với
bệnh nhân khám sức khỏe trong vòng 360 phút;
đối với bệnh nhân khám ngoại trú thông thường
trong vòng 240 phút. Dự án giảm thiểu thời gian
nhập viện của bệnh nhân cấp cứu. Mục tiêu dự
án là đảm bảo 100% bệnh nhân cấp cứu chờ
nhập viện trong khoảng thời gian không quá 160
phút. Mức chất lượng của quá trình tăng 2 sigma
so với trước. Dự án cải tiến quá trình kiểm tra
sức khỏe tổng quát cá nhân. Mục tiêu của dự án
là giảm thời gian trả kết quả khám sức khỏe từ
50 giờ xuống 16 giờ.
Sau 8 tháng thực hiện 3 dự án cải tiến theo
phương pháp LSS, kết quả đạt được mang lại
nhiều bất ngờ cho nhóm tư vấn và lãnh đạo
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Cụ thể, đối với
dự án cải tiến quá trình thực hiện xét nghiệm,
đạt được mục tiêu đạt được 95.9 % trả kết quả
xét nghiệm đối với bệnh nhân khám sức khỏe
trong vòng 360 phút; 95.3% đối với bệnh nhân
khám ngoại trú thông thường trong vòng 240
phút. Giảm số lượng các bước trong quá trình
xét nghiệm từ 58 xuống 48 bước giúp rút ngắn
thời gian xét nghiệm, giảm lãng phí và sai sót.
Đưa năng lực quá trình từ 1.02 Sigma lên 2.25
Sigma (tương đương với việc giảm cơ hội gây
ra sai lỗi/ triệu (DPMO) trong quá trình xét
nghiệm từ 655.422 xuống 211.855). Đem lại sự
hài lòng cho cả bệnh nhân (khách hàng bên
ngoài) và đội ngũ y bác sỹ (khách hàng nội
bộ). Cũng từ kết quả của dự án, bệnh nhân có
thể tự tra kết quả xét nghiệm qua mạng mà
không cần tới bệnh viện đồng thời được sự hỗ
trợ và tư vấn của bác sỹ online hoặc qua điện
thoại, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các
bệnh nhân là người nước ngoài hoặc ở các tỉnh
xa không có điều kiện đi lại.
Đối với giảm thiểu thời gian nhập viện của
bệnh nhân cấp cứu, đạt được mục tiêu đạt được
93% bệnh nhân hoàn thành thủ tục và được
nhập viện trong vòng 160 phút; giảm 9 bước
thực hiện từ 98 xuống 89 bước; nâng năng lực
quá trình từ mức 0.35 lên 2.5 (tương đương với
việc giảm cơ hội gây ra sai lỗi/triệu (DPMO)
trong quá trình từ 884.930 xuống 158.655).
Đối với dự án cải tiến quá trình kiểm tra sức
khỏe tổng quát cá nhân, đạt được mục tiêu đạt
được 90% khách hàng nhận được kết quả khám
bệnh dưới 16h, trong đó 50% khách hàng nhận
được kết quả khám bệnh dưới 8h. Giảm 26 bước
thực hiện từ 89 xuống 63 bước; nâng năng lực
quá trình từ mức 0.5 lên 1.7 (tương đương với
việc giảm cơ hội gây ra sai lỗi/triệu (DPMO)
trong quá trình từ 841.345 xuống 420.740).
Như vậy, cho đến nay thật sự vấn đề quản lý
chất lượng dịch vụ y tế ở các bệnh viện Việt nam
đã được quan tâm sâu sắc và đã ứng dụng nhiều
công cụ quản lý vào quản lý chất lượng bệnh
viện, vấn đề là làm thế nào để các nhà lãnh đạo
các bệnh viện nhận biết và hiểu thấu đáo các
công cụ quản lý này để có thể chọn lựa công cụ
phù hợp vào từng trường hợp bệnh viện cụ thể.
KẾT LUẬN
Nhiều mô hình có thể sử dụng để cải tiến các
qui trình chăm sóc sức khỏe. Việc lựa chọn mô
hình nào cho một dự án phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Thứ nhất, mục tiêu của dự án cải tiến
phải được xem xét. Một số mô hình cải tiến phù
hợp khi cần loại bỏ những yếu kém trong qui
trình, trong khi các mô hình khác lại phù hợp khi
đưa cải tiến từ từ.Quan điểm của những lãnh
đạo cấp cao trong tổ chức nên được xét đến khi
lựa chọn một mô hình cải tiến.
Cải tiến không có nghĩa là thực hiện theo
một mô hình cải tiến duy nhất. Bất cứ phương
pháp nào cũng chỉ là một công cụ để đạt được
mục tiêu cải tiến liên tục.Nên sử dụng nhiều mô
hình cải tiến để khai thác năng lực của cá nhân
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 14
và tập thể y bác sĩ và nhân viên nhằm hướng
đến cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất
lượng hơn.
Lời cảm ơn: Các tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS BS
Nguyễn Đình Hối – nguyên Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP. HCM
– và TS BS Lưu Trọng Tuấn – Khoa Quản lý Nhà nước, ĐH Kinh
tế TP. HCM – về những góp ý quý báu cho nội dung bài viết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barry, R., Murcko, A., & Brubaker, C. (2002).The Six Sigma book
for healthcare: improving outcomes by reducing errors. Chicago:
Health Administration Press.
2. Best, M., & Neuhauser, D. (2006). Walter A Shewhart, 1924,
and the Hawthorne factory.Quality and Safety in Health Care,
15(2), 142-143.
3. Elgert, S. (2005). Reliability science: reducing the error rate in
your practice. Family Practice Management, 12(9), 59-63.
4. Langley, G.J., Nolan, K.M., Nolan, T.W., Norman, C.L., &
Provost, L.P. (1996).The improvement guide: a practical approach
to enhancing organizational performance. San Francisco: Jossey-
Bass.
5. Martin, W.M. (2007). Quality models: selecting the best model
to deliver results. The Physician Executive, 33(3), 24-31.
6. Mukherjee, S. (2008).A dose of DMAIC.Quality Progress, 41(8),
44-51.
7. Ohno, T. (1988).Toyota production system: beyond large-scale
production. New York: Productivity Press.
8. Vermeulen, F., Puranam, P. and Gulati, R. (2010).Harvard
Business Review, 88(6), 71-76.
9. Winton, D. (1999). Process Capability Studies.Accessed 11 April
2008 from
10. Womack, J.P., Jones, D.T., & Roos, D. (1990).The machine that
changed the world.New York: Harper Perennial.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_14_1941.pdf