Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để xác định các nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề còn tồn tại trong Chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy Chỉ số "Chi phí gia nhập thị trường” xếp ở vị trí rất thấp, khoảng 30-40/63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2009 - 2012, mặc dù có sự gia tăng thứ hạng lên thứ hạng 11/63 trong năm 2013. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, nâng cao chỉ số chi phí gia nhập thị trường; (ii) Đẩy mạnh đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết công việc; (iii) Chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực. Trong đó, chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một giải pháp trọng tâm, quan trọng

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp cho rằng nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ phía cơ quan chính quyền: - Thứ nhất, cán bộ chính quyền không nhiệt tình hướng dẫn, hướng dẫn chưa rõ ràng khiến thời gian hoàn thành thủ tục này càng kéo dài. Doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành thủ tục. - Thứ hai, số lượng cán bộ còn thiếu để có thể giải quyết công việc nhanh chóng cũng như chưa ứng dụng công nghệ thông tin để có thể giải quyết nhanh hơn. - Thứ ba, thủ tục hành chính quá rườm rà quá mức cần thiết, tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp - Thứ tư, thời gian giải quyết thủ tục quá lâu - Thứ năm, doanh nghiệp không biết các giấy tờ có liên quan để hoàn thiện hồ sơ 1 lần ngay từ đầu - Thứ sáu, có nhiều hồ sơ giấy tờ doanh nghiệp không thể đáp ứng được. 4. Đánh giá chung về chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hòa 4.1. Những thành tựu đạt được Mặt dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hòa được cải thiện liên tục qua các năm. nhìn chung so với TB chung cả nước thì chỉ số CP gia nhập thị trường của Khánh Hòa khá ổn định và trên mức trung vị. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Khánh Hòa cũng đã có những cố gắng, nỗ lực trong công tác CCHC để giúp giảm thiểu chi phí thời gian mà DN phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục ĐKKD. Trong đó, vấn đề mà Khánh Hòa đã làm được và cải thiện nhiều nhất chính là đã không còn DN nào phải chờ đợi hơn 3 tháng để hoàn tất thủ tục bắt đầu đi vào hoạt động nữa. Tuy nhiên, sự cải thiện này vẫn còn chưa ổn định, nó còn biến động thất thường qua các năm nên còn cần phải cố gắng duy trì và cải thiện hơn nữa chất lượng và thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính cho DN trong ĐKKD. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113 4.2. Những tồn tại và nguyên nhân đối với chỉ số Chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hòa (1) Thời gian đăng ký kinh doanh còn dài. Nguyên nhân cơ bản do: - DN còn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về các thủ tục, giấy tờ ĐKKD và hoàn thành đúng quy định. - Trình độ kê khai các loại giấy tờ của DN còn hạn chế, làm mất thời gian đi lại để sửa đổi, bổ sung. - ĐKKD trên mạng trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập như: nhiều khi còn rớt mạng, làm cổng thông tin liên hệ giữa DN và chính quyền bị nghẽn, không liền mạch. - Số lượng DN ĐKKD trong tỉnh Khánh Hòa mỗi năm lại tăng lên khá nhiều mà số lượng cán bộ hành chính thì không tăng nên áp lực công việc cao, hiệu quả công việc hạn chế, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ. - Sự liên hệ giữa các sở ngành trong việc cấp phép kinh doanh vẫn chưa thực sự đồng bộ. (2) Chỉ tiêu % DN cần thêm giấy phép KD khác. Đây là chỉ tiêu mới được đưa vào từ năm 2010 nhưng chính nó đã đưa ra cho chúng ta thấy thêm một thực trạng nữa trong các thủ tục ĐKKD là hiện tại còn quá nhiều loại giấy tờ, giấy phép “con” mà các DN cần phải có mới được phép hoạt động. Nguyên nhân cũng do Khánh Hòa là địa phương có nền kinh tế phát triển thiên về các ngành du lịch và dịch vụ mà những ngành này là những ngành đặc thù cần rất nhiều loại giấy phép KD các ngành nghề đặc biệt mới có thể đi vào hoạt động. (3) Chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp giấy CN Quyền sử dụng đất còn dài. Trong đó có một số nguyên nhân như: - Thời gian giải quyết tranh chấp, giải toả, đền bù hiện tại của Khánh Hòa còn quá lâu. - Các tranh chấp đất đai nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa đuợc giải quyết triệt để, thỏa đáng. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Chỉ số chi phí gia nhập thị trường là chỉ số thành phần có trọng số trung bình (10%) trong chỉ số tổng hợp PCI, nhưng Khánh Hòa xếp hạng rất thấp (30 - 40/63 tỉnh thành) trong giai đoạn 2009 - 2012, dù có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2013. Tuy vậy, nên lưu ý rằng, với chỉ số được đánh giá mang tính cảm nhận, sự cải thiện về thứ hạng trong 01 năm chưa phải là điều đáng mừng. Đây chính là chỉ số trọng điểm mà Khánh Hòa cần dành nhiều nỗ lực nhất trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng thời gian đăng ký kinh doanh còn dài, doanh nghiệp còn cần thêm giấy phép kinh doanh khác, thời gian chờ đợi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn dài. Căn cứ vào tác động của bối cảnh thế giới, điều kiện tự nhiên, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghiên cứu đề ra giải pháp nâng cao chỉ số "Gia nhập thị trường’’: Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, nâng cao chỉ số chi phí gia nhập thị trường; Đẩy mạnh đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết công việc; Chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực. Trong đó, chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một giải pháp trọng tâm, quan trọng. Hạn chế của nghiên cứu là kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi hẹp, dừng lại ở việc đo lường, bản câu hỏi điều tra còn khá đơn giản và chưa thể hiện được hết các chỉ số thành phần của chỉ số gia nhập thị trường. Trong nghiên cứu tiếp theo, về các tiêu chí và thang đo đánh giá: vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của nghiên cứu và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ theo các phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm đưa ra các thang đo hoàn thiện và sát với thực tế hơn. Về phạm vi nghiên cứu: sau khi đã có bộ tiêu chí thang đo hoàn thiện thì có thể đưa ra điều tra trên diện rộng tất cả thành phần của chỉ số gia nhập thị trường để thu thập được nhiều thông tin hơn và có cơ sở để hoàn thiện nghiên cứu mang tính khái quát chung về vấn đề đánh giá. Nếu thực hiện tốt các vấn đề này trong nghiên cứu tiếp theo sẽ đem lại kết quả tốt và sát thực với thực tiễn hơn. Từ đó có những gợi ý về chính sách phù hợp nhằm nâng cao chỉ số gia nhập thị trường tại Khánh Hòa, góp phần nâng cao PCI của tỉnh. 2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết và các vấn đề trọng điểm mà Khánh Hòa cần phải thực hiện để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI, từ đó xây dựng được hình ảnh tích cực hơn trong “con mắt” của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để cải thiện chỉ số thành phần “Chi phí gia nhập thị trường”, trong những năm tiếp theo, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: - Cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch thông tin các quy định của Nhà nước về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; trong việc giải quyết hồ sơ dự án đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sao cho thủ tục giấy tờ được nhanh chóng, kịp thời, nhất là đối với một số lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như: cấp Giấy chứng nhận kinh doanh có điều kiện; chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; khoáng sản, tài nguyên, môi trường để rút ngắn chi phí thời gian gia nhập thị trường và chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Chí Hiếu (2014), Cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. 2. Nguyễn Trường Sơn (2009), Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi. 3. Võ Tấn Thái và ctv (2014), Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020, Đề tài cấp tỉnh, Nghiệm thu cấp cơ sở tháng 01, 2014, Sở Kế hoạch đầu tư Khánh Hòa. 4. Phan Nhật Thanh (2010), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam từ năm 2005 đến 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcai_thien_chi_so_chi_phi_gia_nhap_thi_truong_nham_nang_cao_n.pdf
Tài liệu liên quan